Nơi an nghỉ của Nguyễn Công Trứ

Nơi an nghỉ của Nguyễn Công Trứ Nguyễn Công Trứ (1778-1858), tự là Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu là Hi Văn, người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Theo một số tài liệu, ông sinh ra ở Quỳnh Côi, Quỳnh Phụ (Thái Bình), đến năm 10 tuổi mới theo gia đình về quê cha ở Hà Tĩnh. Từ nhỏ, Nguyễn Công Trứ đã sống trong cảnh nghèo khó nhưng luôn nuôi ý tưởng giúp đời, lập công danh, sự nghiệp. Mãi đến năm 1819, khi đã 41 tuổi, Nguyễn Công Trứ mới thi đỗ Giải nguyên và được bổ làm quan. Theo Danh nhân Việt Nam, ông làm quan ở các triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, nổi tiếng là thanh liêm, chính trực, tài trí hơn người. Đầu năm 1828, vua Minh Mạng lệnh cho Nguyễn Công Trứ giữ chức Dinh điền sứ. Đến Tiền Châu (Nam Định), Nguyễn...

Nguyễn Công Trứ (1778-1858), tự là Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu là Hi Văn, người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Theo một số tài liệu, ông sinh ra ở Quỳnh Côi, Quỳnh Phụ (Thái Bình), đến năm 10 tuổi mới theo gia đình về quê cha ở Hà Tĩnh.

Từ nhỏ, Nguyễn Công Trứ đã sống trong cảnh nghèo khó nhưng luôn nuôi ý tưởng giúp đời, lập công danh, sự nghiệp. Mãi đến năm 1819, khi đã 41 tuổi, Nguyễn Công Trứ mới thi đỗ Giải nguyên và được bổ làm quan. Theo Danh nhân Việt Nam, ông làm quan ở các triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, nổi tiếng là thanh liêm, chính trực, tài trí hơn người.

Đầu năm 1828, vua Minh Mạng lệnh cho Nguyễn Công Trứ giữ chức Dinh điền sứ. Đến Tiền Châu (Nam Định), Nguyễn Công Trứ nhanh chóng bắt tay vào việc khai hoang. Tháng 10, ông đã thành lập một huyện mới có tên là Tiền Hải thuộc phủ Kiến Xương, tỉnh Nam Định. Sau khi thành công, nhận thấy ở các huyện Yên Khánh, Yên Mô thuộc Ninh Bình một dải bãi biển còn nhiều đất hoang rậm, ông xin đến đo đạc. Đến tháng 3/1829, ông bắt đầu đặt huyện Kim Sơn.

Ngoài việc khai khẩn đất đai, Nguyễn Công Trứ còn có công làm yên những cuộc khởi nghĩa nông dân của Phan Bá Vành ở Nam Định, của Nùng Văn Vân ở Tuyên Quang... Ông chăm lo cho cuộc sống đói nghèo của nông dân, đề nghị "đặt nhà học" cho con em nhân dân, "đặt xã thương" ở các làng để quản lý thóc gạo và rất nhiều công việc khác nhằm đảm bảo cuộc sống cho dân.

Có thể bạn muốn xem