Những phong tục độc đáo trong văn hóa nước Nga bạn nên biết

- Nghi thức tặng Russian: Khi đến Nga bạn sẽ được chào đón bằng nghi thức tặng Russian (Bánh mì), đây là một nghi thức cực kì quan trọng trong văn hóa của người Nga để đón tiếp những vị khách cũng đặc biệt quan trọng. Tục lệ đón khách bằng bánh mỳ và muối đã quen thuộc với người dân Nga từ rất lâu rồi. Sự kết hợp của bánh mỳ và muối đóng vai trò quan trọng đặc biệt về biểu tượng: Bánh mỳ thể hiện mong muốn giàu có và sung túc, còn muối là sự bảo vệ con người khỏi những ảnh hưởng và sức mạnh của kẻ thù. Vị khách phải lấy một mẩu bánh

- Nghi thức tặng Russian: Khi đến Nga bạn sẽ được chào đón bằng nghi thức tặng Russian (Bánh mì), đây là một nghi thức cực kì quan trọng trong văn hóa của người Nga để đón tiếp những vị khách cũng đặc biệt quan trọng.

Tục lệ đón khách bằng bánh mỳ và muối đã quen thuộc với người dân Nga từ rất lâu rồi. Sự kết hợp của bánh mỳ và muối đóng vai trò quan trọng đặc biệt về biểu tượng: Bánh mỳ thể hiện mong muốn giàu có và sung túc, còn muối là sự bảo vệ con người khỏi những ảnh hưởng và sức mạnh của kẻ thù.

Vị khách phải lấy một mẩu bánh mỳ, chấm muối và ăn nó. Nghi lễ đó trở thành biểu tượng cho việc làm quen với những giá trị cơ bản cuộc sống của người họ gặp. Nó đồng thời cũng có ý nghĩa là vị khách bắt đầu mối quan hệ hữu nghị và sẵn sàng ăn cùng chủ nhà ăn “1 pút muối” (1 pút = 16,38 kg), tức là chia sẻ mọi tai họa và khó khăn.

Tiếp đãi khách bằng bánh mỳ và muối tức là mối quan hệ giữa khách và chủ nhà là thân thiện và đầy tin cậy. Nếu từ chối thì nó như một sự sỉ nhục.

- Nếu lần đầu tiếp xúc với người Nga, bạn sẽ có cảm giác họ khó gần bởi người Nga rất ít khi cười với người lạ. Họ chỉ cười với những người họ thực sự đã thân quen và đó là những nụ cười hoàn toàn thật tâm. 

- Khi bạn được mời đến làm khách tại nhà một người Nga thì đó là một điều rất vinh hạnh vì họ chỉ mời những ai họ thật sự thân thiết. Và một điều cần chú ý là đừng bao giờ đến làm khách tay không, vì nó được cho là không lịch sự. Hãy mang theo ít bánh kẹo, rượu hoặc hoa - thật đơn giản và gọn nhẹ phải không ạ, nhưng nó thể hiện cho sự quý mến của bạn. Đa số người Nga thích những món quà đem đến sự “may mắn”, vì họ khá tin vào những điều kỳ diệu. Những món quà thủ công, cũng là những điều khiến họ thích thú. Trên thực tế, giá trị của món quà không quan trọng, quan trọng nhất chính là tấm lòng bạn đã đặt tâm vào để đem món quà đó cho họ.

- Người Nga không đi giày trong nhà, đây là quy tắc chung của tất cả các gia đình người Nga. Vậy nên, để chủ nhà không cảm thấy ngại ngùng hay khó xử, bạn có thể chủ động ghi nhớ thói quen này của họ nhé. Sau khi thay giày và đưa áo khoác cho chủ nhà giữ giùm, đó có thể sẽ là một buổi tối rất dài đang chờ đợi bạn với rất nhiều điều thú vị.

- Với phụ nữ, dù họ ở lứa tuổi nào, chỉ ngoại trừ những cụ già, còn lại tất cả đều được gọi là «девушка» - có nghĩa là “cô gái”.

- Đối với mối quan hệ giữa người phụ nữ và nam giới, người đàn ông không được quên đưa tay cho người phụ nữ khi cô ta bước ra khỏi xe điện, tàu điện hay taxi. Anh ta cũng phải nhớ phụ nữ ở Nga luôn cần có “người hộ tống” đến nhà bạn gái, còn sau đó thì đợi cô ấy ở gần địa điểm đó. Nhưng điều quan trọng nhất đó là tại Nga đàn ông luôn luôn trả tiền cho phụ nữ khi vào nhà hàng, quán ăn, nhà hát, rạp chiếu phim và các địa điểm khác.

- Sau khi xông hơi (сауна) hoặc đơn giản là khi tắm xong người Nga hay chúc nhau “Chúc xông hơi nhẹ nhõm” (С легким паром) để cảm thấy thoải mái và thư thái.

- Khi bạn hắt hơi tại Nga, rất có thể, một ai đó sẽ bước đến bên bạn và nói "Budte zdorovy" (chúc sức khỏe) dù không quen biết. Đây là hình thức giao tiếp khá lạ lùng, nhưng nhờ đó mọi người có thể cải thiện mối quan hệ và dễ dàng thân thiết với nhau hơn.Hắt hơi từ xưa được coi là điềm lành ở Nga và nhiều dân tộc trên thế giới. Người ta cho rằng, nếu như hắt hơi, tức là anh ta sẽ khỏe, còn mong muốn của anh ta thành sự thật.

Việc hắt hơi dựa trên 2 giải thích: thứ nhất, người ta cho rằng trong lúc hắt hơi bệnh tật hoặc một con quỷ nào đó sẽ ra khỏi cơ thể; thứ hai, hắt hơi làm khơi dậy sức mạnh nào đó trong người, có thể là của chúa trời hoặc của quỷ dữ. 

- Nếu vô tình dẫm lên chân người Nga, hãy mời "nạn nhân" dẫm trả mình một cái. Nếu không, bạn sẽ bị mang oán.

- Người Nga rất thích kể những câu chuyện hài, tiếu lâm. Họ kể chuyện hài trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Họ có thể đang nói bỗng dưng ngắt mạch nói chuyện với những câu đại loại như: Tôi nhớ có câu chuyện hài như thế này ... và họ bắt đầu kể lại, có thể câu chuyện hài đó không liên quan gì đến chủ đề mà họ đang nói chuyện.

- Phụ nữ Nga có quan điểm là phải luôn đẹp khi đi ra ngoài, chính vì thế mà thậm chí là chỉ đến một siêu thị gần nhà họ cũng phải ăn mặc thật cầu kỳ và chải chuốt không khác gì đi hội.

- Trước khi khởi hành chuyến đi xa, người Nga thường có thói quen ngồi lại một lúc trong nhà, rồi sau đó mọi người cùng nhau đi.

- Phòng hoặc đồ vật của người vừa đi sẽ được giữ nguyên (không dọn dẹp) đến khi người đó về hoặc sau đó ít nhất một ngày, nếu người đó là khách trong nhà.

- Quên một cái gì đó và phải quay về là một điềm xấu. Do đó, người Nga thường mặc kệ khi điều đó xảy ra. Tuy nhiên, nếu bắt buộc phải quay lại, họ nhất định phải nhìn vào gương. Nếu không hành trình của họ sẽ trở nên tồi tệ.

- Người Nga coi việc tặng đồ vật sắc nhọn (như dao hoặc kéo) là điều cấm kỵ. Nếu lỡ mang những đồ vật này đi tặng, hãy nhớ nhận lại một đồng tiền từ họ để khỏi bị cắt đứt quan hệ.

- Những người chưa lập gia đình không nên ngồi ở góc bàn. Nếu không, họ sẽ không thể kết hôn. Tại một số nơi, vị trí này sẽ khiến bạn không thể lập gia đình trong vòng 7 năm tới.

Quy tắc uống rượu ở Nga: Có rất nhiều quy tắc uống rượu trong văn hóa Nga, ví dụ: bạn không được đặt cốc rượu dở xuống bàn sau khi nâng ly, mà phải uống cạn và úp ngược cốc. Đến muộn đồng nghĩa với việc phải uống cạn một ly đầy. Thêm nữa, nếu cầm cốc rỗng lúc nâng ly, bạn sẽ bị phạt uống hết cả một chai.

Có thể bạn muốn xem