Những điều kiện cần và đủ để kinh doanh homestay thành công

Những điều kiện cần và đủ để kinh doanh homestay thành công Để kinh doanh homestay thành công, ngoài một ngôi nhà có view đẹp, thoáng đãng, phong cách thiết kế phòng ốc độc đáo, mới lạ và tinh tế để du khách có những bức hình ngàn like và tha hồ ngắm cảnh, giảm stress thì bạn phải đáp ứng đủ một số tiêu chí khá khắt khe của Luật du lịch thì mới có thể bắt đầu kinh doanh homestay.  Vậy đó là những tiêu chí gì? Hãy cùng  tìm hiểu ngay điều kiện để kinh doanh homestay vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi để có sự chuẩn bị chu đáo cho việc kinh doanh của mình bạn nhé! 1. Đảm bảo đủ diện tích tối thiểu của từng phòng Theo điều 64 của Luật Du lịch, để tránh trường hợp phòng quá chật, ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi của du khách thì các phòng trong homestay...

Để kinh doanh homestay thành công, ngoài một ngôi nhà có view đẹp, thoáng đãng, phong cách thiết kế phòng ốc độc đáo, mới lạ và tinh tế để du khách có những bức hình ngàn like và tha hồ ngắm cảnh, giảm stress thì bạn phải đáp ứng đủ một số tiêu chí khá khắt khe của Luật du lịch thì mới có thể bắt đầu kinh doanh homestay

Vậy đó là những tiêu chí gì? Hãy cùng  tìm hiểu ngay điều kiện để kinh doanh homestay vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi để có sự chuẩn bị chu đáo cho việc kinh doanh của mình bạn nhé!

1. Đảm bảo đủ diện tích tối thiểu của từng phòng

Theo điều 64 của Luật Du lịch, để tránh trường hợp phòng quá chật, ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi của du khách thì các phòng trong homestay phải đạt diện tích tiêu chuẩn trở lên. Cụ thể là:

Phòng một giường đơn: Đây là phòng dành riêng cho những người đi du lịch một mình hoặc những người thích không gian riêng tư. Trung bình, mỗi phòng phải có diện tích tối thiểu từ 8 m² trở lên.

Diện tích phòng ngủ rộng rãi, thoáng mát sẽ giúp du khách cảm thấy thoải mái và thư giãn khi ở trong ngôi nhà của bạn!

Phòng hai giường đơn hoặc một giường đôi: Diện tích phải đủ từ 10 m² trở lên. Nếu làm giường tập thể thì trung bình khi thêm một giường thì diện tích phải tăng thêm 4 m².

Phòng vệ sinh và phòng tắm chung: Ngoài phòng ngủ thì đây là nơi để giải tỏa những nhu cầu cá nhân nên không gian cũng cần được chú trọng. Theo luật Du lịch thì phòng tắm phải có diện tích từ 3 m² trở lên mới đủ điều kiện kinh doanh homestay.

2. Quy tắc “thép” về trang thiết bị tiện nghi của từng phòng

2.1 Điều kiện cần và đủ của phòng ngủ để dinh doanh homestay

Sự tiện nghi sẽ giúp du khách cảm thấy đồng tiền mình bỏ ra là xứng đáng

Tiêu chí đầu tiên để kinh doanh homestay đó chính là chỉ có những phòng ốc có tiện nghi thoải mái thì mới thu hút được khách du lịch.

Luật du lịch quy định rất rõ rằng: Phòng ngủ phải trang bị tiện nghi đạt chất lượng khá trở lên và phải được bố trí thuận tiện nhất cho người dùng.

Chẳng hạn:

Đèn điện, công tắc phải sắp xếp theo một quy tắc nhất định: gần cửa ra vào để du khách có thể bật đèn sáng hoặc tắt điện khi ra khỏi phòng.Cửa phòng phải có chốt trong để tạo cảm giác an toàn và tạo không gian riêng tư cho du khách.Đối với giường ngủ phải đạt diện tích từ 0,9 m x 2m cho một người và 1,5x2m cho 2 người.Chăn ga gối nệm phải luôn sạch sẽ và có bình nước uống trong phòng, tránh trường hợp du khách phải xuống lễ tân xin nước.Khăn tắm, khăn mặt, dụng cụ vệ sinh cá nhân như bàn chải, kem đánh răng, dầu gội, sữa tắm, xà bông giặt đồ…Ngoài ra, mỗi phòng nên trang bị thêm một chiếc điện thoại bàn đường dây nội bộ để du khách liên lạc khi cần.

Tóm tắt 1: Sự sáng tạo hoa văn, họa tiết trang trí phòng ngủ chỉ là điều kiện đủ để thỏa mãn con mắt của du khách, cái họ cần vẫn là những tiện nghi của việc bài trí và sắp xếp nội thất để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người.

2.2 Quy tắc vàng đối với phòng tắm

Đối với phòng tắm – nơi để con người trút bỏ những bụi bẩn, vi khuẩn và những muộn phiền luôn phải đảm bảo các điều kiện sau:

Phòng tắm sạch sẽ, bài trí chỉn chu sẽ làm hài lòng bất cứ du khách khó tính nào

– Tường phải ốp gạch men cao quá đầu người (khoảng 2m) để giữ cho phòng luôn sạch sẽ. Môi trường nhà tắm luôn ẩm ướt, là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn gây bệnh trú ngụ, nhất là trong cảng mảng tường lâu năm. Do đó, ốp gạch men quá đầu người sẽ thuận lợi cho việc lau chùi, giữ gìn vệ sinh và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

– Sàn phải được lát bằng gạch nhám, chống trơn trượt: Các bạn biết đấy, xà bông và nước khi tắm rất dễ khiến du khách trơn trượt, gây ra những sự cố không mong muốn. Vì vậy, những vật liệu chống trơn như đá hoặc gạch nhám sẽ tạo độ bám tốt, để nếu du khách lỡ có sơ sẩy thì cũng không dễ bị té ngã.

– Quạt thông gió: Nếu bạn không muốn mùi khó chịu của nhà tắm và nhà vệ sinh quấy nhiễu du khách thì hãy đầu tư cho khoản này.

– Ngoài ra, các tiện nghi như: đèn điện, gương soi, lavabo, vòi sen, nước nóng lạnh, móc treo quần giấy vệ sinh hoặc thùng rác… là những điều kiện cần và đủ để đảm bảo tiện nghi cho homestay.

Ghi chú 2: Phòng tắm là thiên đường của du khách, đừng lơ là!

2.3 Có bảng giá thuê phòng homestay niêm yết

Chỉ có sự công khai minh bạch về tiền bạc mới gây dựng được niềm tin và thiện cảm của du khách với homestay.

Hãy công khai bảng giá dịch vụ, càng chi tiết, càng cụ thể càng tốt. Dĩ nhiên là đừng bao giờ đưa giá một đằng tính tiền một nẻo nếu không muốn các “thượng đế” nổi giận mà một đi không trở lại.

Ghi chú 3: Giá cả dịch vụ homestay có thể cao hoặc thấp và nó chỉ là phần cứng. Điều quan trọng là bạn phải thiết kế bảng giá sao cho sinh động và bắt mắ. Bởi vì một cái bảng giá đẹp, sang trọng có khả năng xoa dịu túi tiền của khách hàng, dù giá dịch vụ có hơi cao!

2.4 Nhân tố con người là điều kiện cần và đủ quyết định việc kinh doanh homestay thành công hay thất bại

Người quản lý homestay và nhân viên phục vụ có thể nói là những nhân tố giữ vai trò cốt cán, là điều kiện quyết định việc kinh doanh homestay thành công hay thất bại.

Bởi chỉ có những người quản lý giỏi mới có thể điều hành công việc của homestay một cách trơn tru và khéo léo.

Những người quản lý thông minh luôn biết cách thuyết phục khách hàng làm theo ý mình, có thể đứng ra dàn xếp và “hạ hỏa” những khách hàng khó tính nhất…

Còn những người nhân viên tốt sẽ giúp bạn làm cho khách hàng phải “gật gù” từ những điều nhỏ nhặt: chăn ga gối nệm luôn sạch sẽ, thơm to, nhà vệ sinh luôn láng bóng, nhân viên luôn nở nụ cười thân thiện mỗi khi khách hàng hỏi thăm hay yêu cầu dịch vụ… Sự chu đáo trong những việc nhỏ sẽ khiến những khách hàng tinh tế đánh giá cao.

Sự chu đáo của nhân viên dễ gây thiện cảm với du khách

Tốt nhất là bạn hãy lựa chọn những người quản lý có kinh nghiệm thực tế và từng qua lớp huấn luyện nghiệp vụ về quản lý du lịch, nhân viên từng có bằng cấp trong lĩnh vực du lịch…

Bởi dù sao đi chăng nữa, việc được đào tạo bài bản cũng sẽ giúp họ tuân thủ các quy tắc ứng xử giao tiếp, làm việc với khách hàng một cách chuyên nghiệp và áp dụng tốt các nguyên tắc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ…

Đặc biệt, bạn hãy ưu tiên những người có khả năng về ngoại ngữ vì biết đâu bất ngờ, một ngày đẹp trời nào đó đoàn khách du lịch của bạn toàn người Tây thì sao? Lúc này mà ú ớ, chỉ biết có Hello và thank kìu là thua!

Chi chú 4: Quản lý và nhân viên là nòng cốt của homestay. Hãy chọn lọc cẩn thận và đừng bao giờ đối xử tệ với họ!

3. Đăng kí kinh doanh lưu trú du lịch – tấm vé thông hành để bạn kinh doanh Homestay

Giấy phép đăng kí kinh doanh homestay được coi như là tấm vé thông hành để Homestay của bạn có thể đi vào hoạt động. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm các thủ tục kinh doanh homestay tại đây nhé.

Sau khi đã yên chí với các khâu trang trí và đảm bảo những điều kiện cần và đủ kinh doanh homestay nêu trên. Bạn có thể tự tin làm hồ sơ xin cấp phép kinh doanh rồi nhé!

Có thể bạn muốn xem