Những điểm du lịch tại thành phố Từ Sơn

Những điểm du lịch tại thành phố Từ Sơn Đền Đô ở TP Từ Sơn được ví như vùng đất khí thiêng hội tụ, nơi thờ tự các bậc đế vương triều Lý. Chiều 22/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý thành lập thành phố Từ Sơn, Bắc Ninh trên cơ sở nguyên trạng hơn 61 km2 và 202.800 người dân của thị xã Từ Sơn. Thành phố mới của tỉnh Bắc Ninh có lợi thế về giao thông, vị trí địa lý, lịch sử, văn hóa, hút du khách miền Bắc. Tại đây có nhiều công trình, điểm tham quan giá trị cho du khách.Đền Đô Ảnh: @namhuong2204/Instagram Ngôi đền còn được gọi với tên đền Lý Bát Đế hoặc Cổ Pháp Điện ở phường Đình Bảng, TP Từ Sơn, là nơi thờ phụng 8 vị vua nhà Lý và tưởng nhớ triều đại hưng thịnh kéo dài hơn 200 năm. Công trình có quy mô...

Đền Đô ở TP Từ Sơn được ví như vùng đất khí thiêng hội tụ, nơi thờ tự các bậc đế vương triều Lý.

Chiều 22/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý thành lập thành phố Từ Sơn, Bắc Ninh trên cơ sở nguyên trạng hơn 61 km2 và 202.800 người dân của thị xã Từ Sơn. Thành phố mới của tỉnh Bắc Ninh có lợi thế về giao thông, vị trí địa lý, lịch sử, văn hóa, hút du khách miền Bắc. Tại đây có nhiều công trình, điểm tham quan giá trị cho du khách.

Đền Đô

Thủy đình tại đền Đô. Ảnh: @

Ảnh: @namhuong2204/Instagram

Ngôi đền còn được gọi với tên đền Lý Bát Đế hoặc Cổ Pháp Điện ở phường Đình Bảng, TP Từ Sơn, là nơi thờ phụng 8 vị vua nhà Lý và tưởng nhớ triều đại hưng thịnh kéo dài hơn 200 năm. Công trình có quy mô đồ sộ, xây cất công phu mang hình bóng kinh đô Thăng Long. Tương truyền, đền được vua Lý Thái Tông khởi công xây dựng vào năm 1030 và liên tục được trùng tu, mở rộng với kiểu thức "nội công ngoại quốc", xung quanh có tường vây bọc gồm hàng chục công trình chia làm 2 khu.

Năm 1952, Pháp đánh bom phá hủy toàn bộ kiến trúc đền. Đến năm 1989 đền Đô được xây dựng lại như cũ, thừa hưởng hoàn toàn phong cách thời Lý và văn hóa dân gian theo bản vẽ của các nhà nghiên cứu. Tháng 3 Âm lịch hàng năm, tại đây tổ chức lễ hội đền Đô diễn ra trong 3 ngày 14, 15 và 16 để tưởng nhớ ngày vua Lý Thái Tổ lên ngôi. Cuối năm 2014, đền được xếp hạng Di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia đặc biệt.

Chùa Kim Đài

Cổng Tam Quan ở chùa Kim Đài. Ảnh: Làng Đình Bảng/Facebook

Ảnh: Làng Đình Bảng/Facebook

Cách đền Đô khoảng 3 km là chùa Kim Đài, còn gọi là chùa Đài, chùa Quỳnh Lâm, chùa Lục Tổ, là một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam. Theo sử sách, chùa được xây từ thế kỷ thứ 8, vào thời nhà Lý, đây là một trong những ngôi chùa to và đẹp nhất, tương truyền là nơi Lý Công Uẩn (vua Lý Thái Tổ), người sáng lập triều Lý từng làm chú tiểu tại chùa lúc còn nhỏ.

Đình Đình Bảng

Đình Đình Bảng vẫn giữ gần như nguyên vẹn kiến trúc cách đây 300 năm. Ảnh: Phan Dương

Ảnh: Phan Dương

Ngôi đình làm hoàn toàn bằng gỗ lim, có kiến trúc dáng nhà sàn đẹp nhất miền Bắc, còn có tên là đình Báng, nằm trên một khu đất cao ở phường Đình Bảng, TP Từ Sơn, do viên quan Nguyễn Thạc Lượng xây dựng từ năm 1700 đến 1736.

Cũng như nhiều đình làng Việt Nam vào cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18, đình Đình Bảng có kiến trúc bề thế, hòa hợp với thiên nhiên. Đình có mái dài, cao, các đầu đao uốn cong vút, lợp ngói mũi hài dày bản, rộng khổ. Đình thờ các vị thần là Cao Sơn Đại Vương, Bạch Lệ Đại Vương, Thủy Bá Đại Vương và Lục Tổ có công lập lại làng Đình Bảng vào thế kỷ 15, sau khi bị giặc Minh tàn phá.

Chùa Tiêu

Ảnh: @dncnbwrs/Instagram

Ảnh: @dncnbwrs/Instagram

Ngôi chùa ở phường Tương Giang, TP Từ Sơn là danh lam cổ tự của tỉnh Bắc Ninh, ở trên lưng chừng núi thanh tịnh, quanh năm cây cối u tịch. Ngôi chùa gồm các tòa Tam bảo, nhà tổ, nhà bia và các công trình phụ trợ, là một trung tâm Phật giáo lớn vào thời Lý.

Hiện nơi này bảo lưu nhiều tài liệu cổ, những giai thoại phản ánh đời sống, lai lịch của vua Lý Thái Tổ từ thuở ấu thơ. Đến chùa Tiêu, du khách còn được chiêm bái pho tượng thiền sư Như Trí đầy bí ẩn và cực quý giá ở Việt Nam. Bên cạnh đó, đây là ngôi chùa hiếm hoi không đặt hòm công đức ở miền Bắc, các bàn giờ chỉ có hoa quả, bánh kẹo, đèn nhang...

Huỳnh Nhi tổng hợp

Có thể bạn muốn xem