Những cách chế ngự thành công cơn nóng giận của bản thân

Những cách chế ngự thành công cơn nóng giận của bản thân 1. Tránh suy nghĩ tiêu cực Nếu nghĩ bi quan sẽ kéo theo các cảm xúc đi xuống mà qua thời gian sẽ làm tăng thêm căng thẳng và chán nản trong bạn. Vì thế bạn hãy thừa nhận cái thực tại, bù lại là sự khắc phục và lạc quan trong suy nghĩ: “Tôi đã làm gì sai? Tôi cần thay đổi như thế nào? À việc này cũng không đến nõi kinh khủng như mình nghĩ, mình có thể làm tốt hơn…” Khi mặt tích cực xuất hiện, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.  2. Hít thở thật sâu Khi tức giận, bạn hãy hít thở thật chậm, thật sâu. Áp dụng bài tập thở bằng cơ hoành (hít thở bằng bụng) là cách kiềm chế cơn tức giận hiệu quả giúp bạn lấy lại sự bình tĩnh. Nếu trong điều kiện cho phép, bạn hãy tìm...

1. Tránh suy nghĩ tiêu cực

Nếu nghĩ bi quan sẽ kéo theo các cảm xúc đi xuống mà qua thời gian sẽ làm tăng thêm căng thẳng và chán nản trong bạn. Vì thế bạn hãy thừa nhận cái thực tại, bù lại là sự khắc phục và lạc quan trong suy nghĩ: “Tôi đã làm gì sai? Tôi cần thay đổi như thế nào? À việc này cũng không đến nõi kinh khủng như mình nghĩ, mình có thể làm tốt hơn…” Khi mặt tích cực xuất hiện, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

 2. Hít thở thật sâu

Khi tức giận, bạn hãy hít thở thật chậm, thật sâu. Áp dụng bài tập thở bằng cơ hoành (hít thở bằng bụng) là cách kiềm chế cơn tức giận hiệu quả giúp bạn lấy lại sự bình tĩnh.

Nếu trong điều kiện cho phép, bạn hãy tìm một chiếc ghế tựa hoặc nơi bạn có thể ngồi thoải mái. Thả lỏng hoàn toàn cổ và vai. Sau đó, hít một hơi thật sâu bằng mũi và thở ra bằng miệng. Trong bài tập thở này, bạn cần lưu ý bụng phải phình ra khi hít vào và xẹp xuống khi thở ra.

Không cần phải đợi đến khi tức giận bạn mới áp dụng bài tập thở bằng cơ hoành. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện cách hít thở này từ 3-5 lần mỗi ngày để hưởng được nhiều lợi ích khác cho sức khỏe.

Những cách chế ngự thành công cơn nóng giận của bản thân

3. Tập trung vào vấn đề cần giải quyết hơn là tranh cãi

Con người không ai hoàn hảo và ai cũng có thể mắc những sai lầm. Cho dù bạn có tức giận, trách mắngnhững lỗi lầm của người khác thì cả bạn và họ cũng không giải quyết được vấn đề. Tốt hơn là dừng ngay việc phàn nàn và đổ lỗi cho người khác và ưu tiên cùng nhau trước mắt tìm phương án giải quyết để hạn chế hậu quả của vấn đề có thể gây ra.

4. Điều chỉnh suy nghĩ

Một cách kiểm soát cơn giận hiệu quả khác là hãy nghĩ về những người bạn yêu thương hoặc điều gì đó khiến bạn hạnh phúc, bình yên và thoải mái. Đó có thể là chuyến du lịch sắp tới cùng gia đình, người yêu, bạn bè hoặc phúc lợi bạn sẽ được hưởng nếu hoàn thành tốt công việc…

Bạn hãy giữ suy nghĩ đó và bắt đầu tưởng tượng, hình dung bằng hình ảnh, mùi hương, âm thanh trong tâm trí cho đến khi bạn cảm thấy cơn giận nguôi ngoai và dễ chịu hơn.

  • 13 cách để yêu thương bản thân hơn giúp tìm lại ý nghĩa cuộc sống

5. Đọc sách và thiền định

Một cuốn sách hay và hữu ích có thể giúp chúng ta thoát khỏi những cảm xúc bi quan, cũng nhờ vậy trở nên trầm tĩnh và lạc quan hơn.

Thiền định giúp người ta bớt nóng nảy, hung hăng, giảm bệnh về tinh thần và ham muốn khống chế, cấm đoán, ngăn cản người khác, giảm tính bất định. Nó làm tăng sức hòa hợp, thân thiện với người khác, biết kính nể người và tự chế mình, tăng sự tự tin, thỏa mãn, khả năng chịu đựng trong tình huống xấu, tăng tính quả quyết, tự tin...

Những cách chế ngự thành công cơn nóng giận của bản thân

6. Kiểm soát cơn giận bằng sự hài hước

Theo Healthline, tìm kiếm sự hài hước trong những sự việc gây ra cơn nóng giận sẽ giúp bạn cân bằng cảm xúc. Điều này không có nghĩa là bạn “cười trừ” hoặc giải quyết hời hợt cho những vấn đề của mình mà là nhìn nhận chúng theo cách nhẹ nhàng hơn.

Không đặt cái tôi của mình lên quá cao và thay đổi góc nhìn trước mỗi yếu tố gây ra cơn giận là cách kiềm chế cơn tức giận hiệu quả.

7. Tìm kiếm sự giúp đỡ

Thỉnh thoảng cảm thấy tức giận trước những sự việc không như ý muốn là điều rất bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên nổi nóng trước những vấn đề nhỏ nhặt hoặc cơn giận khiến bạn mệt mỏi cực độ, có thể bạn sẽ cần đến sự chăm sóc y tế.

Nếu sự tức giận khiến các mối quan hệ và hạnh phúc gia đình của bạn bị ảnh hưởng trầm trọng, bạn hãy tìm đến bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý. Những nhà trị liệu này sẽ giúp bạn giải quyết nguồn cơn giận dữ và tìm cách đối phó tốt hơn với cảm xúc tiêu cực.

Chia sẻ, tâm sự với một người bạn tin tưởng cũng là một trong những cách kiềm chế cơn tức giận hiệu quả. Khi cảm xúc tiêu cực được giải tỏa cũng là lúc tâm lý của bạn trở nên thoải mái, nhẹ nhàng hơn.

Có thể bạn muốn xem