Nhộn nhịp phiên chợ quê ngày Tết lưu giữ “hồn” nét Việt

Trong tiết trời se lạnh của những ngày cuối năm, người ta vẫn háo hức, hối hả ra chợ quê ngày tết sắm những thứ cần thiết để trang trí nhà cửa cũng như chuẩn bị mâm cỗ cho ngày Tết. Khi đất trời đang bắt đầu chuyển mình sang xuân, khi trời đất đang có sự giao thoa giữa năm cũ và năm mới thì dường như con người cũng trở nên hiền hòa và hân hoan hơn. Không chỉ người lớn, mà ngay cả trẻ con cũng mong chờ những phiên chợ quê ngày Tết; bởi chúng được sắm quần áo mới, bởi những con đường làng lúc đó lung linh sắc màu. Khác với những phiên chợ

Trong tiết trời se lạnh của những ngày cuối năm, người ta vẫn háo hức, hối hả ra chợ quê ngày tết sắm những thứ cần thiết để trang trí nhà cửa cũng như chuẩn bị mâm cỗ cho ngày Tết. Khi đất trời đang bắt đầu chuyển mình sang xuân, khi trời đất đang có sự giao thoa giữa năm cũ và năm mới thì dường như con người cũng trở nên hiền hòa và hân hoan hơn.

Không chỉ người lớn, mà ngay cả trẻ con cũng mong chờ những phiên chợ quê ngày Tết; bởi chúng được sắm quần áo mới, bởi những con đường làng lúc đó lung linh sắc màu. Khác với những phiên chợ ở thành thị, những phiên chợ quê trên mọi miền Tổ Quốc vào ngày giáp Tết thực sự mang bản sắc rất riêng.

Khi tiết trời lất phất mưa bụi, khi những con đường làng rợp màu cờ đỏ, phiên chợ ngày Tết cũng trở nên rộn ràng tiếng cười nói, tiếng mặc cả, tiếng chào nhau của cả kẻ bán người mua. Không khí ấy, khung cảnh ấy thực sự khiến những người xa quê cảm thấy xốn xang và bổi hồi.

Một năm, dịp Tết nguyên đán là dịp những người con tha hương trở về quây quần bên gia đình, cũng là khoảng thời gian con người nhìn lại quê hương đổi thay ra sao sau những năm xa quê. Bởi vậy, phiên chợ quê ngày Tết đối với họ thực sự vô cùng thiêng liêng và quý giá.

Về các vùng quê vào những ngày giáp Tết, theo chân mẹ, theo chân bà ra chợ hẳn mỗi người sẽ cảm nhận trái tim mình đang thực sự sống lại những ngày xưa rất xưa, bình yên quá đỗi và chân thành quá đỗi.

Phiên chợ quê ngày nay cũng đã có nhiều đổi khác so với phiên chợ quê ngày xưa do đất nước phát triển, do nhu cầu con người tăng cao nên các mặt hàng được bày bán la liệt, chợ được mở rộng hơn so với trước.

Hình ảnh quen thuộc vào những dịp giáp Tết nguyên đán ở nhiều vùng quê là người ta gồng gánh, đèo bồng hàng hóa ra chợ bán từ sáng sớm tinh mơ. Đặc biệt các mặt hàng được bày biện rất đẹp mắt để thu hút người mua. Các mẹ, các bà, các chị và cả các em nhỏ nô nức, hân hoan đi phiên chợ Tết cuối năm để mua những thứ cần thiết trong mấy ngày Tết. Người lớn bon che mua đồ, trẻ con tíu tít gọi nhau xem cành đào nở rộ, xem cây quất sai trĩu quả ở hai bên vệ đường.

Tùy vào từng vùng miền mà phiên chợ Tết ở quê bắt đầu vào thời gian nào, ở vùng quê xứ Nghệ, phiên chợ Tết được bắt đầu khá sớm vào khoảng thời gian cúng ông Táo.

Phiên chợ vào những ngày này sẽ họp từ sáng sớm tinh mơ cho đến chiều để phục vụ nhu cầu của người mua hàng. Lúc đó nếu như đi chợ Tết, sẽ thấy lá dong, nếp, cây quất, cành đào được bày bán rất nhiều. Những chiếc xe bán tải chở đào, chở quất từ nơi xa về cũng tấp nập và hân hoan. Dường như người mua kẻ bán đề cảm thấy vui khi được sắm Tết.

Đặc biệt, mặc dù phiên chợ quê ngày Tết nhưng những mặt hàng bình dị như bó rau, nải chuối, cây chổi cũng được bày bán. Chính điều đó đã khiến cho không khí chợ Tết ở quê thêm phần chân chất và đậm hồn nét Việt hơn.

Một vài người đi chợ Tết ở quê không phải để mua sắm mà là để tìm lại những hồi ức xa xưa, tìm lại những khoảng khắc xưa rất xưa đã trôi vào quên lãng. Phiên chợ Tết dường như đánh thức rất nhiều mảng màu kí ức đối với những người đã trải qua rất nhiều giông bão, đến rất nhiều vùng miền nhưng mỗi lần ghé phiên chợ quê ngày Tết lòng lại bồi hổi kỉ niệm.

Phiên chợ quê ngày Tết là một nét đẹp trong văn hóa Việt cần được lưu giữ và bảo tồn để người sau biết rằng có những nét văn hóa mặc dù từ xa xưa nhưng không vùi sâu vào quên lãng. Phiên chợ quê ngày Tết để nhắc nhở với mọi người nhớ về cội nguồn, nhớ về những điều thiêng liêng và bình dị nhất.

Có thể bạn muốn xem