“Nhảy việc” trong ngành Khách sạn – Nhà hàng và 3 điều ứng viên cần biết

“Nhảy việc” trong ngành Khách sạn – Nhà hàng và 3 điều ứng viên cần biết Chuyện “nhảy việc” nay được xem như là một đặc trưng của ngành Khách sạn – Nhà hàng bởi thực tế không có ngành nào có tốc độ và mật độ nhân viên nhảy việc nhanh - nhiều như ngành dịch vụ này. Trong bài viết sau đây, GTOP sẽ cùng các bạn ứng viên tìm hiểu 3 điều cần biết về chuyện nhảy việc trong ngành Khách sạn – Nhà hàng. “Nhảy việc” là chuyện tất yếu trong ngàng dịch vụ Khách sạn – Nhà hàng (Ảnh nguồn Internet) ► Nguyên nhân nhảy việc ♦ Đến từ phía nhân viên Với nhân viên ngành Khách sạn – Nhà hàng, có thể có rất nhiều nguyên do khác nhau khiến họ muốn tìm một môi trường làm việc mới: - Cảm thấy công việc không phù hợp. - Nhận được lời mời làm việc cho một đơn vị khác với...

Chuyện “nhảy việc” nay được xem như là một đặc trưng của ngành Khách sạn – Nhà hàng bởi thực tế không có ngành nào có tốc độ và mật độ nhân viên nhảy việc nhanh - nhiều như ngành dịch vụ này. Trong bài viết sau đây, GTOP sẽ cùng các bạn ứng viên tìm hiểu 3 điều cần biết về chuyện nhảy việc trong ngành Khách sạn – Nhà hàng.

“Nhảy việc” trong ngành Khách sạn – Nhà hàng và 3 điều ứng viên cần biết

“Nhảy việc” là chuyện tất yếu trong ngàng dịch vụ Khách sạn – Nhà hàng (Ảnh nguồn Internet)

► Nguyên nhân nhảy việc

♦ Đến từ phía nhân viên

Với nhân viên ngành Khách sạn – Nhà hàng, có thể có rất nhiều nguyên do khác nhau khiến họ muốn tìm một môi trường làm việc mới:

- Cảm thấy công việc không phù hợp.

- Nhận được lời mời làm việc cho một đơn vị khác với mức lương – chế độ đãi ngộ tốt hơn.

- Muốn tìm môi trường có nhiều cơ hội để học hỏi, thăng tiến.

- Đồng nghiệp thân thiết nhảy việc, nên muốn chuyển nơi làm việc theo.

- Bất mãn với quản lý cấp trên, mâu thuẫn với đồng nghiệp.

- Vi phạm nghiệm trọng quy định của khách sạn.

- Nhảy việc theo trào lưu…

♦ Về phía nhà tuyển dụng

Với nhân sự ngành Khách sạn – Nhà hàng, ai đi làm cũng mong muốn tìm được một công việc phù hợp với năng lực bản thân, thu nhập ổn định, chế độ đãi ngộ tốt và có cơ hội để phát triển nghề nghiệp – thăng tiến trong nghề. Do đó mà nguyên nhân khiến nhân sự ngành này nhảy việc nhiều không chỉ đến từ bản thân ứng viên mà còn do nhà tuyển dụng:

- Mức lương chi trả thấp hơn mặt bằng chung của thị trường.

- Chính sách đãi ngộ không thỏa đáng: không thực hiện đúng chính sách đãi ngộ như đã thỏa thuận (nhân viên không được hưởng lương tháng 13, không cho nhân viên hưởng service charge, không tổ chức cho nhân viên đi du lịch hàng năm…)

- Chính sách lương thưởng thiếu công bằng: người làm ít hưởng nhiều, người làm nhiều hưởng ít…

- Không tạo điều kiện – cơ hội cho những nhân viên có năng lực, tiềm năng được thăng tiến.

- Quản lý chèn ép, hạch sách nhân viên…

“Nhảy việc” trong ngành Khách sạn – Nhà hàng và 3 điều ứng viên cần biết

Chuyện nhân sự ngành nhảy việc nhiều nguyên nhân cũng đến từ phía nhà tuyển dụng (Ảnh nguồn Internet)

Tìm hiểu thêm: MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP VÀ 6 ĐIỀU CẦN BIẾT CHO ỨNG VIÊN NGÀNH NHÀ HÀNG – KHÁCH SẠN

► “Cái giá phải trả” khi nhảy việc theo trào lưu

Một trong những nguyên do khiến nhân sự ngành Khách sạn – Nhà hàng nhảy việc là theo trào lưu: thấy bạn bè, đồng nghiệp nhảy việc nhiều quá nên “mình thích thì mình nhảy theo”. Tuy nhiên, nếu nghỉ việc với nguyên nhân này, bạn có thể sẽ phải đối mặt với những “cái giá phải trả” sau:

  • Môi trường làm việc mới không tốt bằng nơi cũ: mức lương có thể cao hơn một chút nhưng áp lực công việc nặng nề hơn, bạn thường xuyên rơi vào trạng thái stress, tinh thần làm việc không thoải mái…
  • Gặp khó khăn tài chính trong thời gian đợi việc mới: nếu nghỉ việc theo trào lưu, không phải hôm nay bạn nghỉ việc – ngày mai bạn sẽ có việc làm mới ngay, thời gian để bạn kiếm được công việc mới có thể đến cả tháng trời, trong thời gian đó, bạn hoàn toàn có thể sẽ gặp khó khăn về tài chính – buộc phải “thắt lưng buộc bụng” trong chi tiêu, ăn uống…
  • Bị thiệt thòi các chế độ bảo hiểm xã hội: nếu bạn đang tham gia bảo hiểm xã hội nhưng lại xin nghỉ việc với lý do được bộ phận nhân sự của Khách sạn – Nhà hàng đánh giá là “không chính đáng” – nhiều khả năng bạn sẽ bị thiệt thòi các chế độ bảo hiểm xã hội, không được giải quyết hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp…
  • “Làm mất điểm” CV xin việc: ở vị thế là một nhà tuyển dụng, sẽ không ai mong muốn tuyển dụng những nhân viên luôn nhảy việc liên tục, 3 tháng – 6 tháng lại chuyển nơi làm việc một lần; mà luôn muốn chọn những ứng viên có lòng trung thành cao – có thời gian làm việc lâu. Bởi thế, với những cơ hội việc làm tốt, nhà tuyển dụng sẽ cho “out” ngay từ “vòng gửi xe” CV của những ứng viên thuộc dạng “nay đây, mai đó”.

“Nhảy việc” trong ngành Khách sạn – Nhà hàng và 3 điều ứng viên cần biết

Những ứng viên nhảy việc liên tục sẽ không có nhiều cơ hội nhận được việc làm tốt (Ảnh nguồn Internet)

► Nhân sự ngành Khách sạn – Nhà hàng chỉ nên nhảy việc khi nào?

Lời khuyên cho tất cả nhân sự ngành Khách sạn – Nhà hàng chỉ nên nhảy việc khi đã thực sự tìm được một cơ hội việc làm tốt hơn; bạn có những định hướng nghề nghiệp cụ thể, muốn chuyển đổi môi trường để hiện thực hóa mục tiêu đó và sẵn sàng vượt qua những khó khăn trong giai đoạn chờ việc mới.

“Nhảy việc” đã trở thành một chuyện tất yếu trong ngành dịch vụ, bởi thật khó có thể tìm được ai cả một đời chỉ gắn bó làm việc cho một Khách sạn – Nhà hàng mà không chuyển việc. Để không phải chịu những hệ quả vì nhảy việc do trào lưu, nhảy việc liên tục… mà GTOP đã chia sẻ ở phần trên, ứng viên trong ngành cần phải cân nhắc, suy nghĩ thật kỹ càng và chỉ chuyển môi trường làm việc khi bạn cảm thấy cần thiết - đã đến lúc.

“Nhảy việc” trong ngành Khách sạn – Nhà hàng và 3 điều ứng viên cần biết

Chỉ nhảy việc khi bạn cảm thấy “đã đến lúc” (Ảnh nguồn Internet)

Xem thêm: CHUYỆN MẤT – ĐƯỢC KHI THEO NGHỀ KHÁCH SẠN – NHÀ HÀNG ỨNG VIÊN CẦN BIẾT

Ms. Smile

Có thể bạn muốn xem