Nhân viên khách sạn nên làm gì khi bị cắt công mùa dịch?

Nhân viên khách sạn nên làm gì khi bị cắt công mùa dịch? Dạo quanh các group Nghề khách sạn - không khó để bắt gặp lời than của nhiều nhân sự ngành khi bị cắt công, thậm chí là nghỉ việc vì ảnh hưởng đại dịch viêm đường hô hấp cấp đang hoành hành. Vậy nhân viên khách sạn nên làm gì trong hoàn cảnh này? Bạn có bị cắt công làm vì lượng khách lưu trú suy giảm? ► “Sầu” riêng với “nỗi buồn” chung Có lẽ sống đến từng này tuổi, nhiều bạn mới cảm nhận rõ rệt sức ảnh hưởng của đại dịch nó lớn thế nào. Cũng như hiểu được vì sao từ “dịch bệnh” được xếp vào nhóm các trường hợp bất khả kháng - cùng với thiên tai, địch họa… Dịch viêm đường hô hấp cấp bùng phát ở Trung Quốc - làm đảo lộn “nhịp sống hàng ngày” của rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề...
Dạo quanh các group Nghề khách sạn - không khó để bắt gặp lời than của nhiều nhân sự ngành khi bị cắt công, thậm chí là nghỉ việc vì ảnh hưởng đại dịch viêm đường hô hấp cấp đang hoành hành. Vậy nhân viên khách sạn nên làm gì trong hoàn cảnh này?

Nhân viên khách sạn nên làm gì khi bị cắt công mùa dịch

Bạn có bị cắt công làm vì lượng khách lưu trú suy giảm?

► “Sầu” riêng với “nỗi buồn” chung

Có lẽ sống đến từng này tuổi, nhiều bạn mới cảm nhận rõ rệt sức ảnh hưởng của đại dịch nó lớn thế nào. Cũng như hiểu được vì sao từ “dịch bệnh” được xếp vào nhóm các trường hợp bất khả kháng - cùng với thiên tai, địch họa… Dịch viêm đường hô hấp cấp bùng phát ở Trung Quốc - làm đảo lộn “nhịp sống hàng ngày” của rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề tại hàng loạt nước có quan hệ kinh tế với quốc gia đông dân nhất thế giới này. Trong đó có Việt Nam. Và đặc biệt là ngành du lịch. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Du lịch, trong khoảng vài năm trở lại đây, khách Trung Quốc chiếm hơn 30% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Điều này dẫn tới hệ lụy khi dịch bệnh bùng nổ, khách Trung không thể đi du lịch, buộc phải hủy tour - hủy đặt phòng đã khiến nhiều khách sạn rơi vào tình cảnh ế ẩm. Nhất là tại Quảng Ninh, Đà Nẵng hay Nha Trang - những địa phương chuyên thị trường khách Trung. Khách sạn vài trăm phòng nhưng hàng ngày chỉ 20 - 30 phòng có khách thì điều tất yếu là phải cho nhân viên chưa ký hợp đồng nghỉ việc, cắt bớt công làm nhân sự chính thức. Chỗ ít thì 26 công - cắt còn 22 công, nghỉ không lương. Chỗ nhiều thì mỗi người chỉ được làm tối đa 15 công/ tháng. Một số cơ sở lưu trú còn đóng cửa tạm thời, cho toàn bộ nhân viên nghỉ việc. Nhiều nhân viên khách sạn trong tình cảnh này sẽ than ngắn, thở dài - mỗi người “sầu” mỗi kiểu…

Nhân viên khách sạn nên làm gì khi bị cắt công mùa dịch

Nhân viên khách sạn nên làm gì khi bị cắt công mùa dịch

Nhân viên khách sạn nên làm gì khi bị cắt công mùa dịch

Hotelier thiệt lại 1 - còn khách sạn tổn thất gấp trăm, nghìn lần. Ví dụ với 1 khách sạn 100 phòng, chi phí tiền lương một ngày cho hàng chục nhân viên - quản lý, tiền điện nước, thực phẩm… lên đến hàng chục triệu đồng, trong khi công suất phòng chỉ còn 10 - 20%. Thu không đủ bù chi - cho nên phải đưa ra quyết định cắt giảm nhân sự là điều đương nhiên - một “nỗi buồn” chung của ngành…

► Nhân viên khách sạn nên làm gì khi bị cắt công mùa dịch?

Số ngày đi làm ít đi, nghỉ việc không lương là điều không mấy vui khi lương - service charge - tip đều giảm. Thu nhập ngày trước 10 phần, giờ chỉ còn 6 - 7 phần. Nhưng nếu nhìn nhận ở góc độ tích cực, nhân viên khách sạn hoàn toàn có thể tận dụng khoảng thời gian này để làm một số việc có ích...

- Nâng cao trình độ ngoại ngữ hay học một ngôn ngữ mới

Có khá nhiều bạn hay bảo muốn cải thiện trình độ tiếng Anh - hay muốn học tiếng Hàn, nhưng lâu nay vẫn mãi “giậm chân tại chỗ” vì không có thời gian. Giờ thì đã có nhiều thời gian nhàn rỗi, nên bạn hãy bắt tay vào thực hiện ngay đi nhé.

- Học cái gì đó mới mẻ

Trong khoảng thời gian không quá bận rộn vì công việc như thế này, bạn có thể học thêm một nghiệp vụ nghề liên quan mà mình thích như: pha chế, làm bánh, flair bartending… Có thể sẽ tốn một khoản học phí nhưng nếu chịu bỏ vốn thì khoản đầu tư này sẽ sinh lãi - giúp bạn có thêm thu nhập trong tương lai từ nghề tay trái. Và rồi bạn sẽ trở lại và lợi hại hơn xưa.

Nhân viên khách sạn nên làm gì khi bị cắt công mùa dịch

- Đi du lịch ở vùng an toàn dịch

Lâu nay, sắp xếp lịch nghỉ dài ngày để đi du lịch là điều khó khăn với rất nhiều dân ngành bởi khách đông thì nhân viên khách sạn không thể nghỉ liên tục. Do vậy dịp này chính là cơ hội tuyệt vời để xách ba lô lên và đi. Dù ra nước ngoài hay đi trong nước thì điều bạn cần lưu ý là nên chọn điểm đến hiện vẫn an toàn với dịch Covid-19 và nhớ thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch: mang khẩu trang khi đến nơi đông người, rửa tay thường xuyên…

Nhân viên khách sạn nên làm gì khi bị cắt công mùa dịch

- Đọc sách chuyên ngành

Đọc sách cũng là lựa chọn tốt khi bạn có nhiều thời gian rảnh. Những cuốn sách chuyên ngành hay không chỉ trang bị thêm kiến thức về nghề hữu ích mà còn giúp bạn có nền tảng vững chắc, tạo đà thăng tiến về sau.

- Tìm việc làm part time

Với những bạn muốn có thu nhập để chi tiêu cho các nhu cầu cá nhân thì nên tìm việc làm part time tạm thời như: phục vụ quán ăn, quán cà phê… Hay có một việc khá hot trong thời gian này chính là giữ trẻ tại nhà. Hiện tại, khi hầu hết các địa phương vẫn chưa cho trẻ nhỏ, trẻ mẫu giáo, học sinh đi học trở lại - đã làm phát sinh nhu cầu nhiều phụ huynh cần tìm người đến nhà giữ trẻ. Việc làm thêm này sẽ rất thích hợp với những bạn yêu thích trẻ con.

-*-*-*-*-*-

Trường hợp bạn là nhân viên khách sạn bị cho nghỉ việc, muốn có việc làm ngay mà chưa thể tìm được việc tại địa phương thì nên chấp nhận đi xa hơn. Hiện nay, đảo Cát Bà (Hải Phòng), đảo Phú Quốc, Quy Nhơn… là những vùng đang có nhu cầu tuyển dụng cao.

► Nhìn nhận điểm sáng từ ảnh hưởng của dịch Covid-19

Ở khu vực Đông Nam Á, đảo Boracay (Philippines) - vịnh Maya (thuộc đảo Koh Phi Phi - Thái Lan) là 2 thiên đường nghỉ dưỡng từng/ đang bị đóng cửa từ 6 tháng đến 2 năm để tái tạo cảnh quan và ngăn chặn những tác động xấu từ hoạt động du lịch.

Nhân viên khách sạn nên làm gì khi bị cắt công mùa dịch

Đảo Boracay (Philippines) trước và sau khi đóng cửa

Với một số điểm đến của Việt Nam lâu nay vốn luôn trong tình trạng quá tải khách du lịch như Nha Trang, Đà Lạt… thì việc vơi bớt lượng khách du lịch một thời gian chính là cơ hội vàng để các điểm đến tham quan được “nghỉ ngơi” và tái tạo. Tính ra thì đây lại là điều tốt. Bên cạnh đó thì sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho các khách sạn nghiên cứu cơ cấu lại nguồn khách, hướng tới việc đa dạng thị trường khách. Thu hút nhiều khách Âu - Mỹ hơn, không quá lệ thuộc vào khách Trung, khách Hàn… để nhỡ khi có biến động sẽ không gặp quá nhiều tổn thất.
Trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào cũng sẽ có những điểm sáng. Quan trọng là chúng ta có nhận ra được hay không mà thôi. Chia sẻ đến bạn bài viết này - gtop mong muốn cộng đồng nhân sự nghề hãy suy nghĩ lạc quan hơn, tận dụng quãng thời gian rảnh rỗi này để làm và học những điều có ích. Dịch bệnh rồi sẽ sớm được khống chế - cả cộng đồng mình cùng cố gắng vượt qua giai đoạn này!

Có thể bạn muốn xem