Mức lương Phụ bếp - Đầu bếp - Bếp trưởng trong nhà hàng

Mức lương Phụ bếp - Đầu bếp - Bếp trưởng trong nhà hàng Bếp là một bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ một nhà hàng, khách sạn nào. Mỗi một vị trí trong bếp đóng một vai trò quan trọng để căn bếp được hoạt động và vận hành hiệu quả. Tương ứng với từng vị trí sẽ đi kèm với trách nhiệm và nhiệm vụ cùng với mức lương và chế độ đãi ngộ phù hợp. Vậy bạn có biết mức lương của các vị trí trong bếp hiện nay là bao nhiêu? Hãy cùng GTOP tìm hiểu điều này. Bạn có biết mức lương các vị trí trong bộ phận bếp nhà hàng - khách sạn? Cơ cấu tổ chức bộ phận bếp trong nhà hàng - khách sạn Tùy vào quy mô và cơ cấu tổ chức bếp của mỗi cơ sở kinh doanh ăn uống mà tổ chức cơ cấu, phân bổ các chức danh trong bộ phận bếp...

Bếp là một bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ một nhà hàng, khách sạn nào. Mỗi một vị trí trong bếp đóng một vai trò quan trọng để căn bếp được hoạt động và vận hành hiệu quả. Tương ứng với từng vị trí sẽ đi kèm với trách nhiệm và nhiệm vụ cùng với mức lương và chế độ đãi ngộ phù hợp. Vậy bạn có biết mức lương của các vị trí trong bếp hiện nay là bao nhiêu? Hãy cùng GTOP tìm hiểu điều này.

Bạn có biết mức lương các vị trí trong bộ phận bếp nhà hàng - khách sạn?

Cơ cấu tổ chức bộ phận bếp trong nhà hàng - khách sạn

Tùy vào quy mô và cơ cấu tổ chức bếp của mỗi cơ sở kinh doanh ăn uống mà tổ chức cơ cấu, phân bổ các chức danh trong bộ phận bếp tương ứng phù hợp. Khách sạn, nhà hàng lớn thì cơ cấu tổ chức nhân sự bộ phận bếp phức tạp và chi tiết hơn - Nhà hàng, quán ăn nhỏ thì cơ cấu tổ chức nhân sự bộ phận bếp đơn giản và rút gọn, nhiều vị trí kiêm nhiệm hơn... 

Tuy nhiên, nhìn chung, một bộ phận bếp chuẩn chỉnh cần được phân bổ những vị trí tối thiểu như:

- Phụ bếp

- Bếp chính

- Tổ trưởng, giám sát bếp

- Bếp trưởng bộ phận

- Bếp trưởng điều hành

Tùy theo sản phẩm phục vụ của mỗi cơ sở sẽ tuyển tương ứng các vị trí trên đây cho bếp nóng, bếp lạnh, bếp Âu, bếp Á (Việt, Trung, Nhật, Thái, Hàn...), bếp bánh, bếp salad, bếp BBQ...; từ đó quy ra nhiệm vụ, trách nhiệm rồi đối chiếu chi trả mức lương và chế độ đãi ngộ tương ứng phù hợp; đảm bảo đúng người, đúng việc, vừa khuyến khích họ hết mình vì công việc, học hỏi để nâng cao tay nghề, vừa giữ chân nhân viên giỏi ở lại lâu dài với cơ sở.

Mức lương các vị trí trong bộ phận bếp

Tùy vào định hướng phúc lợi của mỗi cơ sở, địa điểm làm việc, hạng sao, hiệu suất công việc cũng như khả năng deal lương của ứng viên tìm việc bếp với lãnh đạo doanh nghiệp mà mức lương chi trả cho từng vị trí trong bộ phận bếp sẽ khác nhau và có sự chênh lệch ít - nhiều.

Mới đây, GTOP đã có cuộc khảo sát và tổng hợp tổng quan về mức lương các vị trí trong bộ phận bếp, đưa về mức lương trung bình để những ai đang và sẽ dấn thân vào nghiệp lắc chảo có thông tin để tham khảo:

​+ Phụ bếp

Phụ bếp tuy không phải là vị trí quan trọng, chính yếu trong bếp nhưng đó lại là một trong những vị trí không thể thiếu. Công việc chính của nhân viên phụ bếp là chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết để chế biến món ăn, cắt tỉa rau củ quả, trang trí món ăn theo yêu cầu,… Hiện nay mức lương cơ bản của một phụ bếp làm việc trong các nhà hàng, khách sạn thường dao động từ 3 - 4 triệu đồng/tháng.

+ Bếp chính

Đầu bếp chính là người chịu trách nhiệm chế biến các món ăn để phục vụ thực khách. Từ các nguyên liệu do phụ bếp chuẩn bị, bếp chính sẽ tiến hành chế biến các món ăn theo các công thức, liều lượng nhất định để cho ra thành phẩm đạt chuẩn chất lượng theo yêu cầu, đồng thời khiến thực khách hài lòng về cả mùi vị lẫn bày trí. 5 - 8 triệu đồng/tháng là mức lương cơ bản của một đầu bếp chính hiện nay.

Mỗi vị trí bếp khác nhau có nhiệm vụ khác nhau, được chi trả mức lương và chế độ khác nhau tương ứng

+ Tổ trưởng, giám sát bếp

Tổ trưởng, giám sát bếp là những đầu bếp đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm, phụ trách việc quản lý, giám sát quá trình chế biến món ăn, kiểm tra chất lượng của một bộ phận nhất định trong bếp (bếp bánh, bếp salad…) để đảm bảo món ăn đạt chất lượng cao nhất. Mức lương của các tổ trưởng, giám sát bếp hiện nay dao động ở mức 8 - 12 triệu đồng/tháng.

+ Bếp trưởng bộ phận

Bếp trưởng bộ phận là người chịu trách nhiệm phân chia công việc, điều hành toàn bộ hoạt động của một bộ phận bếp nhất định trong căn bếp nhà hàng (bếp trưởng bếp bánh, bếp trưởng bếp salad...) để đảm bảo mọi việc được vận hành một cách hiệu quả nhất; ngoài ra, bếp trưởng bộ phận cũng sẽ tham gia vào việc chế biến các món ăn khi cần thiết, nhất là phục vụ khách VIP. Mức lương bếp trưởng bộ phận mỗi tháng hiện nay dao động trong khoảng từ 12 - 20 triệu đồng.

+ Bếp trưởng điều hành

Vị trí bếp trưởng điều hành không chỉ yêu cầu là người có kinh nghiệm đứng bếp lâu năm, có kiến thức chuyên môn vững vàng mà còn phải có kinh nghiệm quản lý bếp, lên thực đơn, tiếp khách... Trong căn bếp luôn luôn có những “cái đầu nóng” cho nên việc quản lý bếp chưa bao giờ là một việc dễ dàng. Mỗi tháng, một bếp trưởng khách sạn có thể nhận được mức lương từ 18 - 40 triệu đồng. Bếp trưởng là người nước ngoài có thể nhận được thu nhập lên đến hàng nghìn USD.

Đó là mức lương cơ bản, thỏa thuận phải trả theo hợp đồng lao động. Ngoài ra, tùy vào chế độ của mỗi khách sạn, nhà hàng mà nhân viên bộ phận bếp còn có thể được nhận thêm tiền Tip, service charge, thưởng lễ Tết, trợ cấp đi lại - ăn - trọ - điện thoại... Thu nhập vì thế mà tăng lên đáng kể, có khi được cộng thêm khoảng 2-5 triệu đồng, thậm chí hơn. 

>>>Lưu ý:

- Mức lương trên là tổng hợp ở nhiều cơ sở, tại nhiều khu vực, tỉnh thành rồi quy ra mức trung bình chung. Do đó, có thể có sự khác nhau ở cùng 1 vị trí, trong cùng 1 khu vực nhưng ở 2 cơ sở kinh doanh khác nhau.

- Bên cạnh đó, nhân viên bếp làm việc trong khách sạn cũng thường có thu nhập cao hơn nhân viên bếp làm việc trong nhà hàng độc lập. ​

- Ngoài ra, ở giai đoạn hạn chế mở cửa đón khách vì dịch như hiện tại, có thể mức lương được trả sẽ thấp hơn.

Tìm việc đầu bếp ở đâu?

Từng không khó để tìm kiếm một vị trí trong căn bếp nhà hàng - khách sạn thời điểm du lịch hưng thịnh. Tuy nhiên, giai đoạn dịch bệnh phức tạp, không ít cơ sở đóng cửa, ngừng kinh doanh, việc tuyển dụng vì thế mà ít, thậm chí không hề có trong suốt 2 năm vừa qua. Ấy thế mà du lịch đang dần hồi sinh. Nhiều địa phương chủ trương nới lỏng giãn cách để đón khách trở lại. Khách quốc tế cũng được thí điểm đón tiếp tại 5 tỉnh thành có tình hình dịch được kiểm soát. Lúc này, các khách sạn, nhà hàng đang bắt đầu tuyển dụng lại. Bằng chứng là trên GTOP (website việc làm chuyên ngành khách sạn - nhà hàng - du lịch số 1 Việt Nam), nhiều đơn vị đăng ký gian tuyển dụng để tuyển nhân viên đi làm gấp sau ngày mở cửa. Hay Hội chợ Viêc làm Nghề Khách sạn hậu Covid đang diễn ra từ 26/11 đến 12/12/2021 cũng nhận được sự quan tâm và tham gia của nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ trên cả nước. Do đó, không quá khó để người lao động nói chung và nhân sự nghề nói riêng tìm việc khách sạn hay cụ thể là tìm việc đầu bếp.

Nhiều việc làm bếp vẫn được tuyển dụng thường xuyên trên GTOP

Có thể bạn muốn xem