Mất bao lâu để ứng viên ngành Khách sạn

Mất bao lâu để ứng viên ngành Khách sạn Bạn vừa tốt nghiệp các nhóm ngành thuộc lĩnh vực Khách sạn - Nhà hàng - Du lịch và đang tìm việc? Bạn muốn biết mình sẽ mất bao lâu để tìm được việc trong ngành? Thắc mắc này sẽ được GTOP giải đáp ở bài viết dưới đây.   Bạn nghĩ mất bao lâu để ứng viên ngành Khách sạn - Nhà hàng tìm được việc sau tốt nghiệp?   Sự thật là với những sinh viên mới tốt nghiệp, việc bước chân vào thị trường việc làm khách sạn - nhà hàng sẽ có chút khó khăn vì đặc thù ngành nghề yêu cầu và ưu tiên yếu tố kinh nghiệm, một số vị trí khác còn đòi hỏi khả năng chuyên môn; trong khi hầu hết ứng viên mới ra trường chưa hề có kinh nghiệm làm việc thực tế lại mong muốn có việc làm cao (quản lý,...

Bạn vừa tốt nghiệp các nhóm ngành thuộc lĩnh vực Khách sạn - Nhà hàng - Du lịch và đang tìm việc? Bạn muốn biết mình sẽ mất bao lâu để tìm được việc trong ngành? Thắc mắc này sẽ được GTOP giải đáp ở bài viết dưới đây.

 

mất bao lâu để ứng viên ngành khách sạn nhà hàng tìm được việc sau tốt nghiệp
Bạn nghĩ mất bao lâu để ứng viên ngành Khách sạn - Nhà hàng tìm được việc sau tốt nghiệp?

 

Sự thật là với những sinh viên mới tốt nghiệp, việc bước chân vào thị trường việc làm khách sạn - nhà hàng sẽ có chút khó khăn vì đặc thù ngành nghề yêu cầu và ưu tiên yếu tố kinh nghiệm, một số vị trí khác còn đòi hỏi khả năng chuyên môn; trong khi hầu hết ứng viên mới ra trường chưa hề có kinh nghiệm làm việc thực tế lại mong muốn có việc làm cao (quản lý, giám sát nếu học nhóm ngành quản trị như Quản trị khách sạn…) cùng mức thu nhập hấp dẫn và đặc biệt không chấp nhận bắt đầu từ những công việc chân tay như phục vụ bàn, buồng phòng, bellman…

Trước khi trả lời cho câu hỏi mất bao lâu để ứng viên ngành Khách sạn - Nhà hàng tìm được việc sau tốt nghiệp?, hãy tìm hiểu qua một số vấn đề liên quan sau:

Nên học ngành Khách sạn - Nhà hàng ở đâu?

Là ngành nghề thiên về dịch vụ phục vụ khách hàng và không quá đề cao hay chú trọng vấn đề bằng cấp; tuy nhiên, việc sở hữu một tấm bằng/ chứng chỉ chất lượng, được đào tạo tại một đơn vị uy tín, có danh tiếng và được công nhận trong ngành góp phần cải thiện cơ hội việc làm - thăng tiến cho bạn trong ngành công nghiệp đặc thù này.

Mới đây, trong bảng xếp hạng QS - Asia 2019 của các trường ĐH hàng đầu thế giới trong lĩnh vực quản lý khách sạn theo tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS); Việt Nam có ĐH Tôn Đức Thắng và ĐH Huế được "vinh danh". Ngoài ra, những trường ĐH trọng điểm như ĐH Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Văn Lang, ĐH Hoa Sen, ĐH Mở, CĐ Du lịch Hà Nội, Khoa Du lịch - ĐH Huế, ĐH Ngoại ngữ - Tin học Tp.HCM, ĐH KHXH&NV Tp.HCM… cũng là những lựa chọn lý tưởng cho nhóm ngành du lịch - khách sạn - nhà hàng.

Mặt khác, nếu bạn muốn theo học các khóa nghiệp vụ ngắn hạn thì Trung cấp Việt Giao, Cao đẳng Nghề Du lịch Sài Gòn, Saigontourist, Hoa Sữa… là những gợi ý nên được tham khảo.

GTOP cũng từng có bài viết chi tiết về các trường đào tạo ngành khách sạn - nhà hàng - du lịch uy tín tại các thành phố du lịch trọng điểm để bạn tham khảo và lựa chọn như:

 

mất bao lâu để ứng viên ngành khách sạn nhà hàng tìm được việc sau tốt nghiệp
Theo học ngành Khách sạn - Nhà hàng - Du lịch tại các trường đào tạo uy tín mở ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp

Các ngành học cơ bản

Một số ngành học - khóa học trong quản lý khách sạn bạn có thể lựa chọn như:

  • Ngành du lịch: quản lý điều hành du lịch, quản trị kinh doanh du lịch, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Việt Nam học, hướng dẫn viên du lịch…
  • Ngành khách sạn - nhà hàng: quản trị khách sạn, quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, quản trị chế biến món ăn…
  • Quản lý sự kiện: tổ chức và quản lý sự kiện, truyền thông và marketing du lịch dịch vụ…

Sinh viên tốt nghiệp ngành khách sạn có thể tìm việc tại các khách sạn, nhà hàng, khu du lịch, trung tâm sự kiện, trung tâm thể thao - vui chơi - giải trí trong và ngoài nước.

Mất bao lâu để ứng viên ngành Khách sạn - Nhà hàng tìm được việc sau tốt nghiệp?

Câu trả lời là ngay lập tức - rất lâu - hoặc không bao giờ.

Thời gian tìm việc nhanh hay chậm; lâu hay mau phụ thuộc hoàn toàn vào nỗ lực và khao khát của chính bạn.

  • Đừng lấy lý do mình là sinh viên mới ra trường khó xin việc vì chưa có kinh nghiệm. Ngành khách sạn - nhà hàng & du lịch là một trong những nhóm ngành tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên có nhiều cơ hội tìm việc làm thêm trong suốt thời gian học tập và rèn luyện trên giảng đường; vừa giúp cọ xát, làm quen với môi trường làm việc thực tế, vừa giúp có thêm thu nhập, trang trải cuộc sống. Rất nhiều các công việc part-time, casual cần số lượng lớn nhân sự, nhiều nhất vào các mùa cao điểm với các vị trí như phục vụ bàn, phục vụ tiệc cưới, buồng phòng, lễ tân đêm… Bạn quan tâm và muốn tìm việc làm thêm, truy cập ngay GTOP/lamthem để tìm việc: Tại đây!
  • Tìm kiếm và lựa chọn chỗ thực tập cuối khóa cũng đóng vai trò quan trọng cho mục tiêu tìm việc của bạn sau tốt nghiệp. Đánh giá năng lực và nhu cầu của bản thân để làm đơn xin thực tập khách sạn phù hợp. Hãy nhớ rằng, khách sạn lớn cho bạn cơ hội được trải nghiệm trong môi trường làm việc chuyên nghiệp chuẩn quốc tế; có cơ hội gặp gỡ và làm việc với nhiều người nổi tiếng; chế độ phúc lợi hấp dẫn… trong khi khách sạn nhỏ mang đến cơ hội được cọ xát, tiếp xúc trực tiếp với từng nhiệm vụ công việc, điều này giúp ích rất nhiều cho quá trình thực hành và thực hiện công việc thực tế trong tương lai. Chung quy lại, dù thực tập tại đâu thì thành công lớn nhất của bạn là thuyết phục được nhà tuyển dụng giữ bạn lại làm nhân viên chính thức bằng một lời đề nghị chân thành.
  • Bắt đầu từ vị trí nhân viên cho từng bộ phận mà bạn đang nhắm tới. Chẳng hạn: phục vụ bàn đối với bộ phận F&B, lễ tân đối với bộ phận tiền sảnh, housekeeping đối với bộ phận buồng phòng… Học hỏi và tích lũy kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ đáp ứng tốt nhất yêu cầu công việc, làm tiền đề để thăng tiến lên những vị trí cấp cao như giám sát, quản lý, trưởng bộ phận…

 

mất bao lâu để ứng viên ngành khách sạn nhà hàng tìm được việc sau tốt nghiệp
Làm thêm - xin thực tâp - bắt đầu từ vị trí nhân viên... là một trong những khởi đầu đúng hướng cho nhân sự ngành khách sạn

 

Đừng để những rào cản như kinh nghiệm làm việc, khả năng ngoại ngữ, thái độ, kỹ năng giao tiếp… cản trở con đường tìm việc và sự thăng tiến trong công việc của bạn. Luôn luôn trau dồi kiến thức cho bản thân – học hỏi thêm từ trường lớp, sách vở, đồng nghiệp, bạn bè để làm giàu thêm vốn hiểu biết của bản thân, phục vụ tốt hơn cho công việc thực tế trong ngành khách sạn - nhà hàng.

​Ms. Smile

Có thể bạn muốn xem