M&A là gì? Top 5+ thương vụ M&A ngành khách sạn Việt Nam đình đám

M&A là gì? Top 5+ thương vụ M&A ngành khách sạn Việt Nam đình đám Bạn có bao giờ nghe đến thuật ngữ M&A? Bạn có biết M&A có nghĩa là gì không? Hãy cùng GTOP tìm hiểu kỹ hơn về thuật ngữ này và những thương vụ M&A trong ngành khách sạn tại Việt Nam. M&A là gì? M&A là tên viết tắt của cụm từ Mergers (Sáp nhập) và Acquisitions (Mua lại). M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua hình thức sáp nhập hoặc mua lại giữa hai hay nhiều doanh nghiệp để sở hữu 1 phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó. Với hình thức sáp nhập là sự liên kết giữa các doanh nghiệp có cùng quy mô và cho ra đời một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân mới. Doanh nghiệp sáp nhập sẽ sở hữu toàn bộ tài sản, những lợi ích cũng như quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp...

Bạn có bao giờ nghe đến thuật ngữ M&A? Bạn có biết M&A có nghĩa là gì không? Hãy cùng GTOP tìm hiểu kỹ hơn về thuật ngữ này và những thương vụ M&A trong ngành khách sạn tại Việt Nam.

M&A là gì?

M&A là tên viết tắt của cụm từ Mergers (Sáp nhập) và Acquisitions (Mua lại). M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua hình thức sáp nhập hoặc mua lại giữa hai hay nhiều doanh nghiệp để sở hữu 1 phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó.

Với hình thức sáp nhập là sự liên kết giữa các doanh nghiệp có cùng quy mô và cho ra đời một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân mới. Doanh nghiệp sáp nhập sẽ sở hữu toàn bộ tài sản, những lợi ích cũng như quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập. Hai doanh nghiệp liên kết với nhau vì lợi ích chung.

Mua lại là hình thức một doanh nghiệp lớn sẽ mua lại những doanh nghiệp nhỏ và yếu hơn và doanh nghiệp mua vẫn giữ tư cách pháp nhân cũ. Doanh nghiệp mua lại được quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp được mua.

m&a là gì

Những thương vụ M&A đều nhằm mục đích tham gia, quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp bị sáp nhập hay mua lại chứ không đơn thuần là sở hữu cổ phần. M&A thường đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp: Mở rộng thị phần, đạt hiệu quả kinh doanh tốt hơn, giảm số lượng nhân viên cần thiết, giảm những chi phí phát sinh không cần thiết, tận dụng công nghệ được chuyển giao,…

Các hình thức thực hiện M&A phổ biến gồm: Góp vốn trực tiếp vào doanh nghiệp; mua lại phần vốn góp hoặc cổ phần. Ngoài ra còn có: sáp nhập doanh nghiệp; hợp nhất doanh nghiệp và chia; tách doanh nghiệp.

Các loại hình M&A đặc trưng nhất ở khách sạn

M&A khách sạn được áp dụng bằng nhiều loại hình khác nhau, tùy thuộc vào quy mô của từng đơn vị tổ chức, doanh nghiệp khác nhau:

- M&A theo chiều ngang: Loại hình sáp nhập, mua bán giữa những doanh nghiệp có cùng dịch vụ khách sạn và thông thường là những đối thủ cạnh tranh của nhau.

- M&A theo chiều dọc: Là loại hình sáp nhập, mua bán giữa các doanh nghiệp cùng dịch vụ khách sạn nhưng khác nhau về chuỗi sản xuất, quy trình tổ chức.

- Sáp nhập và hợp nhất: Việc sáp nhập tức là một công ty nhập vào công ty khác tạo thành doanh nghiệp mới, công ty bị sáp nhập sẽ không còn tồn tại nữa.

- Thâu tóm cổ phần: Công ty này thu gom, mua phần lớn hay toàn bộ cổ phần của công ty khác.

Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp hiện nay lại ưa chuộng M&A là mua lại cổ phần hoặc dự án của đơn vị khác. Ngoài ra, tất cả thương vụ M&A đều diễn ra với quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo nhiều thủ tục, giấy tờ đúng quy định. Ngoại trừ trường hợp bên mua/ bán thuộc loại doanh nghiệp có niêm yết trên sàn và phải công bố theo quy định.

ma là gì
Có nhiều loại M&A khách sạn tùy theo nhu cầu, mục đích, quy mô doanh nghiệp

Tầm quan trọng của M&A khách sạn

Hình thức M&A khách sạn đóng vai trò quan trọng, mang lại nhiều lợi ích phải kể đến như:

- Hỗ trợ nâng cao mở rộng quy mô doanh nghiệp khách sạn, xâm nhập vào những thị trường khách hàng mới, mở rộng chi nhánh, doanh thu tạo ra sẽ ngày càng gia tăng.

- Giảm bớt chi phí cho nhân viên: Các doanh nghiệp thực hiện M&A càng giảm bớt việc làm cho nhân viên, tinh giản bộ máy gọn gàng hơn, giảm bớt những nhân sự kém chuyên môn.

- Cải thiện tình trạng doanh thu: Việc sáp nhập M&A giữa các khách sạn sẽ góp phần cải thiện một cách đáng kể nguồn tài chính, vốn,...

- Nâng cao chất lượng, trình độ khoa học kỹ thuật: Doanh nghiệp của M&A có thể tận dụng triệt để công nghệ khoa học kỹ thuật để tạo lợi thế cạnh tranh cho nhau. Đặc biệt, sự sáp nhập này còn góp phần hỗ trợ, nâng cao trang thiết bị máy móc hỗ trợ khách sạn ngày càng chất lượng tốt hơn.

ma là gì
M&A hỗ trợ phát triển về nhân lực, trình độ khoa học kỹ thuật lẫn nhau

Tình trạng sáp nhập M&A khách sạn trên thế giới

Trên thị trường quốc tế giai đoạn này đang diễn ra ngày càng nhiều những thương vụ M&A khách sạn, cho thấy các nhà đầu tư đang bắt đầu quan tâm đến lĩnh vực này nhiều hơn. Dựa trên một báo cáo thống kê toàn thế giới năm 2021 cho thấy, hai tập đoàn Blackstone và Starwood đã tiến hành mua lại các nhà điều hành của khách sạn Extended Stay America, với mức giá lên đến 6 tỷ USD. Cũng ở thủ đô của Tây Ban Nha, tập đoàn Commerz Real đã mua lại tòa nhà gần sân bay để quy hoạch lại thành khách sạn lớn có quy mô hơn 200 phòng.

Đặc biệt, dựa trên kết quả khảo sát của một công ty dịch vụ bất động sản lớn trên thế giới thống kê được có 70% nhà đầu tư hướng mục tiêu vào lĩnh vực khách sạn khu vực Châu Á, Thái Bình Dương. Với nguồn đầu tư lên đến 35 tỷ USD và tăng 35% so với năm 2021.

Theo nhận định của Giám đốc quản lý khu vực Châu Á Thái Bình Dương rằng giai đoạn này là thời điểm tái đầu tư vào lĩnh vực khách sạn. Những sản phẩm dịch vụ khác đang bắt đầu rơi vào tình trạng áp lực và nguồn vốn”.

ma là gì
Trên thế giới đang có nhiều thương vụ M&A khách sạn hàng tỷ USD

Quá trình thực hiện M&A khách sạn

Khoảng thời gian thực hiện M&A khách sạn thường kéo dài từ 6 tháng đến vài năm. Quá trình này sẽ gồm các bước sau đây:

- Xác định mục tiêu và tiềm năng của thương vụ M&A.

- Đưa ra những đánh giá cho M&A một cách tốt nhất.

- Tạo lập kế hoạch, lựa chọn những loại hình sáp nhập, mua lại các doanh nghiệp khách sạn.

- Phân tích, đánh giá doanh nghiệp khách sạn muốn sáp nhập.

- Tiến hành thực hiện cuộc đàm phán.

- Quá trình thẩm định tất cả thông tin đưa ra.

- Thực hiện mua bán/ sáp nhập doanh nghiệp khách sạn.

- Hoàn tất thủ tục liên quan đến nguồn tài chính.

- Hoàn thành dịch vụ mua bán doanh nghiệp.

Những thương vụ M&A trong ngành khách sạn tại Việt Nam

- Công ty điện tử Hanuel Hà Nội mua lại 70% cổ phần khách sạn 5 sao Deawoo

m&a là gì

Giá trị của thương vụ này vẫn không được tiết lộ. Khách sạn Deawoo thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp Hàn Quốc. Khách sạn này nằm ở vị trí rất đắc địa, ngã tư Kim Mã, Liễu Giai, bên cạnh công viên Thủ Lệ.

- Tập đoàn BRG mua lại khách sạn Hilton Opera Hà Nội

m&a là gì

Thương vụ mua lại khách sạn Hilton Opera Hà Nội chỉ được thông báo sau khi hoàn tất. Tập đoàn BRG đã giành quyền sở hữu khách sạch Hilton từ các đối tác của Đức và Áo.

- Tập đoàn Sovico mua lại khu resort 5 sao Furama Đà Nẵng, Ana Mandara và An Lâm Ninh Vân Bay.

m&a là gì

Vào thời điểm Furama được chuyển giao sang cho tập đoàn Sovico, hầu như tất cả các khách sạn 5 sao từ Bắc chí Nam đều do các tập đoàn nước ngoài quản lý. Tập đoàn Sovico được góp vốn bằng quyền sử dụng đất sẵn có. Tiếp theo đó, tập đoàn này cũng thâu tóm thêm 2 khu nghỉ dưỡng tại Nha Trang là: Ana Mandara và An Lâm Ninh Vân Bay.

- Công ty CP Du lịch Thiên Minh mua lại hệ thống khách sạn, khu nghỉ dưỡng ở Victoria ở Việt Nam và Campuchia.

m&a là gì

Chuỗi 6 khách sạn – khu nghỉ dưỡng Victoria được công ty Thiên Minh mua lại gồm: Victoria Hội An Beach Resort & Spa; Victoria Cần Thơ Resort; Victoria Phan Thiết Beach Resort & Spa; Victoria Sapa Resort & Spa; Victoria Châu Đốc Hotel và Victoria Angkor Resort & Spa (Campuchia).

 - Mường Thanh mua lại khách sạn Phương Đông

m&a là gì

Các nhà đầu tư khách sạn Mường Thanh đã mua lại 53,4% cổ phần của khách sạn Phương Đông

Ms.Smile

Có thể bạn muốn xem