Luật bảo hộ lao động và 7 điều Hotelier cần biết về quyền lợi chính đáng của mình

Luật bảo hộ lao động và 7 điều Hotelier cần biết về quyền lợi chính đáng của mình Sự thật là nhiều doanh nghiệp hiện nay có biểu hiện ép công, ăn chặn lương, chậm đóng hay đóng sai mức bảo hiểm hàng tháng cho công - nhân viên khiến quyền lợi của họ bị giảm, thậm chí mất hẳn. Vậy chính xác thì Luật quy định cụ thể thế nào? Cùng GTOP tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây. NLĐ làm công ăn lương cần nắm rõ Luật để "đấu tranh" cho quyền lợi chính đáng của mình  Luật bảo hộ lao động là gì? Luật bảo hộ lao động là hệ thống tất cả các điều luật, nghị định, quyết định, thông tư... có liên quan đến quyền lợi hợp pháp của người lao động (NLĐ) - làm công ăn lương, chính yếu nhất là: khung thời gian lao động - chế độ lương - chế độ nghỉ ngơi - chế độ bảo hiểm...

Sự thật là nhiều doanh nghiệp hiện nay có biểu hiện ép công, ăn chặn lương, chậm đóng hay đóng sai mức bảo hiểm hàng tháng cho công - nhân viên khiến quyền lợi của họ bị giảm, thậm chí mất hẳn. Vậy chính xác thì Luật quy định cụ thể thế nào? Cùng GTOP tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

luật bảo hộ lao động và 7 điều hotelier cần biết về quyền lợi chính đáng của mình
NLĐ làm công ăn lương cần nắm rõ Luật để "đấu tranh" cho quyền lợi chính đáng của mình
 

Luật bảo hộ lao động là gì?

Luật bảo hộ lao động là hệ thống tất cả các điều luật, nghị định, quyết định, thông tư... có liên quan đến quyền lợi hợp pháp của người lao động (NLĐ) - làm công ăn lương, chính yếu nhất là: khung thời gian lao động - chế độ lương - chế độ nghỉ ngơi - chế độ bảo hiểm xã hội - và một số chế độ đặc thù khác; bắt buộc người sử dụng lao động (NSDLĐ) tuân thủ và thực thi.

Ngoài ra, Luật cũng quy định về quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp, đơn vị đại diện cho NLĐ thương thảo - đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của họ.


Luật bảo hộ lao động quy định cụ thể thế nào?

GTOP xin được dẫn chứng một số quy định chính yếu nhất về chế độ lương - thưởng - khung thời gian lao động - chế độ bảo hiểm mà NLĐ cần nắm rõ nhất để đối chiếu cụ thể - đảm bảo quyền lợi của cá nhân đang được doanh nghiệp (DN) thực thi đúng quy định:

Tiền lương

- Đây là khoản tiền mặt mà DN trả cho NLĐ định kỳ hàng tháng theo thỏa thuận đã ký kết trong hợp đồng lao động.

- Luật không quy định mức trần tiền lương phải trả cho NLĐ bởi có rất nhiều công việc, vị trí công việc và đặc trưng ngành nghề khác nhau - tuy nhiên, mức lương thấp nhất NLĐ nhận được không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng của năm.

+ Cụ thể, mức lương tối thiểu vùng 2020 tăng từ 150.000đ đến 240.000đ so với 2019 và tương ứng:

 

Vùng

 
 

Mức lương tối thiểu

 
 

Mức tăng

 
 

Vùng I

 
 

4.420.000 đồng/ tháng

 
 

240.000đ

 
 

Vùng II

 
 

3.920.000 đồng/ tháng

 
 

210.000đ

 
 

Vùng III

 
 

3.430.000 đồng/ tháng

 
 

180.000đ

 
 

Vùng IV

 
 

3.070.000 đồng/ tháng

 
 

150.000đ

 
(Theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP)

+ Trường hợp là lao động đã qua đào tạo, học nghề thì tiền lương thấp nhất nhận được phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng (như trên). Chi tiết:

 

Vùng

 
 

Mức lương tối thiểu

 
 

Vùng I

 
 

  4.420.000 + (4.420.000 x 7%) = 4.729.400 đồng/ tháng

 
 

Vùng II

 
 

  3.920.000 + (3.920.000 x 7%) = 4.194.400 đồng/ tháng

 
 

Vùng III

 
 

  3.430.000 + (3.430.000 x 7%) = 3.670.100 đồng/ tháng

 
 

Vùng IV

 
 

  3.070.000 + (3.070.000 x 7%) = 3.284.900 đồng/ tháng

 
+ Để biết nơi làm việc thuộc vùng nào - tra cứu cụ thể: Tại đây!

- Tùy theo chính sách của mỗi DN mà ngoài tiền lương, NLĐ còn có thể nhận được các khoản tiền thưởng, tiền trợ cấp, phụ cấp, đóng các khoản bảo hiểm đầy đủ theo quy định. Ngoài ra, NLĐ cũng sẽ được xét tăng lương định kỳ (1-2 lần/ năm) hoặc đột suất (vì đạt thành tích tốt trong công việc).

 

Tham khảo thêm: Cách tính tiền lương nhân viên khách sạn

 

Bảo hiểm xã hội

- Bao gồm: BHXH (bảo hiểm xã hội) - BHYT (bảo hiểm y tế) - BHTN (bảo hiểm thất nghiệp)

- Tùy theo quy định và thỏa thuận giữa NSDLĐ và NLĐ về thời gian bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) mà áp dụng cho cụ thể

- Tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác, trong đó:

+ Mức lương không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng

+ Phụ cấp lương, có thể là: phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp lưu động...

+ Các khoản bổ sung ghi rõ theo thỏa thuận của 2 bên, có tham gia đóng BHXH bắt buộc

+ Lưu ý chế độ và phúc lợi là các khoản không phải đóng BHXH bắt buộc, gồm: tiền thưởng; tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; phụ cấp chuyên cần; hiếu, hỉ, sinh nhật...

- Mức đóng bảo hiểm = Tiền lương tháng tính đóng BHXH x Tỷ lệ trích đóng các khoản bảo hiểm tương ứng

- Do mức lương tối thiểu vùng 2020 tăng nên tiền lương tính đóng BHXH cũng sẽ tăng lên tương ứng, trong đó, tỷ lệ trích đóng các khoản BHXH bắt buộc cụ thể như sau:

 

Các khoản BHXH

 
 

NSDLĐ đóng

 
 

NLĐ đóng

 
 

BHXH

 
 

17,5%

 
 

8%

 
 

BHYT

 
 

3%

 
 

1,5%

 
 

BHTN

 
 

1%

 
 

1%

 
 

Tổng cộng

 
 

21,5%

 
 

10,5%

 
(Theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH)

Ngày nghỉ và Tiền thưởng lễ Tết

- Luật quy định NLĐ được nghỉ việc hưởng nguyên lương vào các ngày lễ lớn trong năm, một số DN còn áp dụng thưởng tiền mặt dịp lễ. Cụ thể:

 

Ngày lễ tết

 
 

Số ngày nghỉ

 
 

  Tết Dương lịch (1/1)

 
 

1 ngày

 
 

  Ngày Giải phóng miền Nam (30/4)

 
 

1 ngày

 
 

  Quốc tế lao động (1/5)

 
 

1 ngày

 
 

  Quốc khánh (2/9)

 
 

1 ngày

 

(từ 2021, nghỉ 2 ngày)

 
 

  Tết Âm lịch

 
 

5 ngày

 
 

  Giỗ tổ Hùng Vương

 
 

1 ngày

 
 

  Tổng cộng

 
 

10 ngày

 

(từ 2021, nghỉ 11 ngày)

 
+ Trường hợp ngày nghỉ lễ Tết trùng ngày nghỉ cuối tuần thì được sắp xếp nghỉ bù trước hoặc sau lễ

- Luật cũng quy định NLĐ có lý do chính đáng có thể nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương trong các trường hợp:

 

Lý do nghỉ

 
 

Số ngày nghỉ

 
 

  Kết hôn

 
 

3 ngày

 
  Con kết hôn    

1 ngày

 
 

  Bố mẹ ruột (của chồng hoặc vợ), vợ/ chồng chết, con chết

 
 

3 ngày

 
+ NLĐ còn được nghỉ không hưởng lương 1 ngày (khi ông, bà, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn, anh, chị, em ruột kết hôn), nghỉ không lương theo thỏa thuận với NSDLĐ

+ Trường hợp do tính chất, đặc thù công việc yêu cầu NLĐ làm việc vào các ngày lễ Tết thì tùy theo chính sách của DN mà xét nhân lên số ngày công hoặc tiền công tương ứng khi làm ca làm việc bình thường, tăng ca vào ban ngày, tăng ca vào ban đêm...

- Ngoài ra, NLĐ cũng được tính nghỉ 12 ngày phép năm nếu làm đủ 12 tháng cho công việc ở môi trường làm việc bình thường và tăng thêm 1 ngày nghỉ phép năm nếu có thâm niên làm đủ 5 năm tại DN

- Nhiều DN còn áp dụng thưởng hiệu suất công việc (thưởng nóng đột suất vì đạt thành tích tốt), thưởng lương tháng 13 (bằng ít nhất 1 tháng lương cơ bản), thưởng thâm niên, thưởng Tết (tiền mặt hoặc hiện vật)...


Khung thời gian lao động

- Tùy theo quy định và thỏa thuận giữa NSDLĐ và NLĐ, cũng như đặc thù ngành nghề mà quy định khung thời gian lao động cụ thể nhưng không quá 8h/ 1 ca/ 1 ngày và 48h/ tuần. Với nghề khách sạn - nhà hàng, thông thường sẽ làm việc theo ca. (Điều 104 Luật lao động 2012)

- Trường hợp có thỏa thuận làm thêm giờ, tăng ca (Over Time - OT) thì NLĐ được chi trả tiền lương theo quy định tương ứng. Lưu ý, số giờ làm thêm không được quá 12 giờ/ ngày, 30 giờ/ tháng, 200 giờ/ năm, trừ một số trường hợp đặc biệt được Chính phủ quy định không quá 300 giờ/ năm (Điều 106 Luật lao động) (Tham khảo cách tính tiền lương OT cụ thể: tại đây!)

- Trường hợp DN cần tuyển casual (nhân viên thời vụ) cho một số vị trí công việc đặc thù thì cũng sẽ quy định về thời gian lao động và tiền lương cụ thể tương ứng. Thông thường, thời gian làm việc là theo giờ và tiền lương được tính theo giờ làm việc tương ứng trong ngày. (Tham khảo cụ thể casual trong ngành khách sạn: Tại đây!)

luật bảo hộ lao động và 7 điều hotelier cần biết về quyền lợi chính đáng của mình
Theo quy định, NLĐ sẽ làm ca 8h/ ngày
 

Nghỉ giữa giờ trong ca làm việc

Tùy theo quy định, tính chất công việc mà NLĐ sẽ được hưởng chế độ nghỉ ngơi giữa ca với thời gian nghỉ tương ứng. Cụ thể:

- Nghỉ ăn trưa/ chiều/ tối (30-60 phút/ ca 8h liên tục có hoặc không tính vào giờ làm việc)

- Nghỉ sớm hoặc đi làm trễ tối đa 60 phút mỗi ca đối với lao động nữ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

- Nghỉ 30 phút mỗi ca đối với nữ giới đang hành kinh

- Ngừng việc không phải do lỗi của NLĐ

- Hội họp, học tập, tập huấn theo chỉ định của DN

(Theo Nghị định 45/2013/NĐ-QĐ)


Thử việc và ký kết hợp đồng lao động

- Tùy vào mức độ phức tạp, tính chất công việc và quy định của DN sẽ quyết định thời gian thử việc cụ thể cho từng vị trí. Tuy nhiên, phải:

+ Không quá 60 ngày đối với lao động làm việc cần trình độ chuyên môn kỹ thuật từ cấp cao đẳng trở lên

+ Không quá 30 ngày đối với lao động làm việc cần trình độ trung cấp trở lên

+ Không quá 6 ngày đối với lao động làm các công việc phổ thông, đơn giản khác

+ Mỗi công việc chỉ được thử việc 1 lần. Không thử việc đối với HĐLĐ thời vụ

+ Lương thử việc không được thấp hơn 85% mức lương cơ bản sẽ trả nếu được nhận chính thức

- NSDLĐ cần thông báo kết quả thử việc cho NLĐ trước 3 ngày tính đến khi kết thúc thời gian thử việc.

+ Nếu đạt thì tiến hành ký HĐLĐ ngay

+ Không đạt thì chấm dứt thử việc

luật bảo hộ lao động và 7 điều hotelier cần biết về quyền lợi chính đáng của mình
Lương thử việc thấp nhất bằng 85% mức lương chính thức
 

Trên đây là tất tần tật những quy định chi tiết thể hiện quyền lợi của NLĐ trong DN mà NSDLĐ phải tuân thủ áp dụng. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với những ứng viên tìm việc, công - nhân viên làm việc tại mọi ngành nghề trên cả nước. Mọi thắc mắc hay nghi ngờ bị cắt giảm quyền lợi, NLĐ có thể tìm đến tổ chức Công đoàn của DN hoặc Liên đoàn lao động cấp quận, huyện, thị xã để được giải đáp và hỗ trợ.

Có thể bạn muốn xem