List nhanh 11 hành động của thực khách khiến nhân viên nhà hàng “ghét"

“Khách hàng là thượng đế” và nhân viên phục vụ luôn phải “nice” - “smile” khi cung cấp dịch vụ. Thế nhưng, tồn tại không ít thực khách, tương ứng với một số hành động thiếu văn minh khiến nhân viên nhà hàng “ghét cay ghét đắng”.

Hành động nào của thực khách khiến bạn không ưa nỗi?

Mỗi người một quan điểm và cảm nhận. Khách cũng có người này, người kia. Tuy nhiên, list 11 hành động không mấy lịch sự của thực khách được Ms. Smile liệt kê dưới đây khiến đa số nhân viên phục vụ không ưa nỗi:

#1. Búng tay, huýt sao để gọi nhân viên

Thường gặp nhất là khách nam. Khi được gọi, dù bằng hình thức gì thì chắc chắc nhân viên phục vụ sẽ có mặt ngay lập tức, thế nhưng, không ai muốn mình bị gọi một cách thiếu tôn trọng như vậy.

#2. Gọi điện đặt bàn nhưng bặt vô âm tín

GTOP đã từng có bài chia sẻ tip giúp nhà hàng tránh trường hợp khách đặt bàn nhưng không đến. Tuy nhiên, tình trạng này đôi lúc vẫn sẽ xảy ra, tệ hơn nữa là không đến cũng không gọi để báo hủy lại với nhà hàng trong khi tại đây, mọi thứ đã setup hoàn tất. Điều đó khiến nhân viên khó chịu, còn nhà hàng thì tổn thất.

#3. Yêu cầu đổi món đã được làm xong

Món ăn là do khách order, nhân viên nhà hàng hoàn thành và phục vụ y hệt. Ấy thế mà khi mang đến bàn thì khách bảo súp này không hành, lẩu này không cay, nước cam không đá… và yêu cầu thay đổi một món mới khác. Như vậy là đang làm khó nhân viên đấy.

#4. Xì mũi hay bôi gỉ tại bàn ăn

Đây thực sự là hành động rất mất lịch sự. Nhà hàng có WC sạch sẽ và khách nên đến đó để giải quyết những bất tiện của cá nhân rồi quay trở lại dùng bữa. Như thế vừa vệ sinh chung vừa khiến khách không mất điểm với những khách khác trong bàn.

#5. Công khai những thứ dính máu

Để khăn giấy dính máu lên đĩa, bàn ăn; vứt bừa bãi BVS hay giấy vệ sinh dính máu trong sọt rác không nắp đậy… tạo ám ảnh cho nhân viên khi dọn dẹp. Dù bị chảy máu vì bất kỳ lý do gì cũng hãy gói gọn chúng lại và tự tay vứt vào nơi quy định. Làm điều tương tự đối với tả, bỉm bẩn khi bàn có trẻ nhỏ. Đừng bắt người khác làm điều đáng sộ đó hộ mình!

#6. Xung đột

Cãi nhau với nhân viên, gây gỗ với khách khác là những hình ảnh không mấy đẹp, lại gây ồn ào ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của nhà hàng.

#7. Nói dối về việc bị dị ứng món ăn

Vị khách A order món và bảo rằng mình bị dị ứng với đậu phộng nên yêu cầu loại bỏ ra khi chế biến. Tuy nhiên, sau đó, chính vị khách đó lại ngồi nhặt và nhai đậu phộng ngon lành từ đĩa của vị khách B cùng bàn. Việc order và đưa ra yêu cầu chế biến là quyền của thực khách, thế nhưng, món ăn sẽ hoàn thiện về hương vị và dinh dưỡng hơn nếu có đầy đủ các loại nguyên liệu. Chưa kể, hành động kì quặc đó khiến đầu bếp cảm thấy khó hiểu và không vui.

#8. Ăn nhưng trốn không trả tiền

Nhiều người nãy lên ý nghĩ trốn thanh toán và lẻn ra về khi nhà hàng đông khách còn nhân viên thì đang bận tối mặt với bàn khách khác. Nếu may mắn, bữa ăn ngày hôm đó là free với họ nhưng rất có thể, người phục vụ được phân công take care bàn đó phải trả thay. Như vậy thì xui xẻo quá!

#9. Ăn xong hoặc gần hết món mới phàn nàn

Gọi phục vụ lại và phàn nàn rằng món ăn quá mặn hay quá cay - nấu quá chín hay còn lẫn tóc… nhưng nhìn vào đía thì đã sắp hết, thậm chí sạch sành sanh.

#10. Trút giận lên nhân viên vì bực tức riêng

Khách bực bội ở đâu đâu nhưng mang cục tức đó đổ lên đầu nhân viên phục vụ khi vào nhà hàng dùng bữa. Dù không làm gì sai nhưng vẫn bị khách phàn nàn là nỗi uất ức không thể giải bày của nhân viên.

#11. Chống đối quy định của nhà hàng

Đo thân nhiệt, quét mã QR để phòng dịch hay trả phí phụ thu vì mang thức ăn ngoài vào nhà hàng, bồi thường thiệt hại do làm bể vỡ ly, dĩa… được nhà hàng quy định rõ và thông báo hay niêm yết công khai ngay trên bảng. Ấy thế mà nhiều khách tỏ thái độ chống đối, không hợp tác, quát mắng, lớn tiếng với nhân viên.

Nhân viên “Ghét” khách đã đúng chưa?

Cảm xúc là của mỗi người và không ai có quyền điều khiển hay ép buộc cảm xúc của người khác. Tuy nhiên, cảm xúc cần được thể hiện đúng nơi, đúng lúc và biết dừng, kiểm soát kịp thời mới chuyên nghiệp. Đặc biệt là trong môi trường dịch vụ như khách sạn - nhà hàng.

Có người “ghét” khách nhưng bực bội trong lòng, có người thiếu chuyên nghiệp mà thể hiện ra bên ngoài nên ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ chung. Chưa kể, thực tế, chính khách hàng là người trả lương cho bạn và nhiệm vụ của một nhân viên phục vụ là mang đến chất lượng chuẩn chỉnh nhất. Do đó, thay vì “ghét” khách đến mức lộ liễu, hãy rèn tính nhẫn nhịn và kiểm soát cảm xúc cá nhân trong ca làm việc, cả trong cuộc sống nữa nếu được. Khi đó, bạn ắt sẽ trở thành người bình thản, an yên nhất đời, phong thái từ đó mà toát ra vẻ tự tin, khoan thai, phóng đạt hơn, chuẩn tác phong chuyên nghiệp của một người làm dịch vụ.

​Ms. Smile

https://www.hoteljob.vn/tin-tuc/nghe-nhan-vien-khach-san-tiet-lo-8-hanh-dong-bi-ghet-cua-khach-thue

https://www.hoteljob.vn/tin-tuc/9-thac-mac-tu-thuc-khach-khien-nhan-vien-phuc-vu-ngao-ngan

Có thể bạn muốn xem