Linh thiêng đền thờ Chu Văn An ẩn mình giữa rừng thông trên núi Phượng Hoàng, Hải Dương

Đền thờ Chu Văn An nằm giữa rừng thông xanh mát trên núi Phượng Hoàng, toát lên vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc và đầy cảm giác bình yên.  Đền thờ Chu Văn An ở đâu? Chu Văn An – người thầy giáo thanh cao, một vị quan mẫu mực cuối đời Trần là tấm gương sáng về tâm đức cao quý được bao đời con cháu tôn kính. Tên tuổi của ông xuất hiện trên những con đường, con phố lớn. Cuộc đời và sự nghiệp của ông được bảo tồn và gìn giữ trong những khu di tích lịch sử.   Tỉnh Hải Dương có một đền thờ cổ kính, nằm giữa rừng thông. Ảnh:tamvanluu Tại miền đất

Đền thờ Chu Văn An nằm giữa rừng thông xanh mát trên núi Phượng Hoàng, toát lên vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc và đầy cảm giác bình yên. 

Đền thờ Chu Văn An ở đâu?

Chu Văn An – người thầy giáo thanh cao, một vị quan mẫu mực cuối đời Trần là tấm gương sáng về tâm đức cao quý được bao đời con cháu tôn kính. Tên tuổi của ông xuất hiện trên những con đường, con phố lớn. Cuộc đời và sự nghiệp của ông được bảo tồn và gìn giữ trong những khu di tích lịch sử.  

Tỉnh Hải Dương có một đền thờ cổ kính, nằm giữa rừng thông. Ảnh:tamvanluu

Tại miền đất Hải Dương xinh đẹp, người ta đã lập nên đền thờ Chu Văn An như để tưởng nhớ, ghi khắc công lao to lớn của ông với sự nghiệp giáo dục của dân tộc Việt. Đền thờ nằm trên núi Phượng Hoàng thuộc phường Văn An, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương.  

Du lịch Hải Dương, bạn nhớ đi thăm đền thờ Chu Văn An. Ảnh: quynhhoang_26

Đây là một điểm đến ở Hải Dương được người dân trong vùng và du khách khắp nơi thường xuyên thăm viếng. Với vị trí không quá xa Hà Nội, du khách mọi miền đều có thể về đây để thắp cho người nén hương, bày tỏ tấm lòng trân quý những giá trị tốt đẹp mà người thầy Chu Văn An để lại cho đời.   

Đền thờ nằm trên núi Phượng Hoàng. Ảnh:gabocolombiano

Thầy Chu Văn An, tên chữ là Linh Triệt, hiệu là Tiều Ẩn. Ông sinh ra và lớn lên ở thôn huyện Thanh Đàm (nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội). Từng đỗ Tiến sĩ nhưng Chu Văn An không làm quan mà mở trường Huỳnh Cung bên bờ sông Tô Lịch để dạy học.   

Nơi đây là điểm đến mà bạn không thể bỏ qua khi vi vu Hải Dương. Ảnh:d.u.n.g_

Về sau, ông được vua Trần Minh Tông mời làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám, phò vua và dạy chữ cho Thái tử. Do những biến động thời cuộc, về sau ông lui về ở ẩn trên núi Phượng Hoàng, tiếp tục viết sách, dạy học và tìm thuốc chữa bệnh cho người dân. Khi qua đời, ông được phong tước Văn Trinh Công và được thờ tại Văn Miếu (Hà Nội). 

>> Xem thêm: Cánh đồng hoa hướng dương Hải Dương vàng rực đất trời khiến giới trẻ 'đứng ngồi không yên'

Vẻ đẹp cổ kính, thơ mộng của đền thờ Chu Văn An 

Ngày nay khi du lịch Hải Dương, nhiều du khách chọn đến thăm khu di lịch danh thắng trên núi Phượng Hoàng. Nơi đây từng là chốn mà thầy Chu Văn An về ở ẩn và dạy học. Thời gian và chiến tranh đã gây nhiều tổn hại đến công trình. Về sau, nơi này được trùng tu và tôn tạo lại.    

Đền thờ Chu Văn An được trùng tu, xây mới từ 1997. Ảnh:maithuhien1

Năm 1997, tỉnh Hải Dương cho khai quật khảo cổ và trùng tu, xây mới đền thờ Chu Văn An. Hiện nay, toàn bộ khu đền thờ gồm 3 hạng mục chính là Đền thờ, Khu lăng mộ và Điện Lưu Quang - nơi thầy Chu Văn An từng dạy học năm xưa.   

Nơi đây có không gian thiên nhiên xanh mát, khoáng đạt. Ảnh:kly_2305

Đến thăm đền thờ này, du khách được chiêm ngưỡng một quần thể kiến trúc hoành tráng, bề thế và mang đậm dấu ấn kiến trúc triều Nguyễn. Kết hợp với không gian thiên nhiên xanh ngát trên núi Phượng Hoàng Hải Dương, càng làm cho cảnh sắc nơi đền thờ thêm phần cổ kính, thơ mộng.

Vào năm 2008, đền thờ Chu Văn An được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia. Chỉ cần bước đến cổng đền bạn đã cảm nhận được không khí trang nghiêm, vẻ đẹp yên bình của nơi này.   

Đền thờ được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia. Ảnh: linh.k_v

Khi bước qua hơn 100 bậc đá, bạn sẽ đến với khu vực Đèn thờ chính. Nơi này xây dựng trên một thế đất cao, rộng. Toàn bộ khu đền thiết kế theo kiểu kiến trúc chữ “Nhị” thời Nguyễn, chồng diêm hai tầng tám mái vô cùng độc đáo.   

Dấu ấn kiến trúc triều Nguyễn của đền thờ Chu Văn An. Ảnh:mediumfat._

Sau khi khám phá khu đền thờ, du khách có thể tiếp tục đi thăm lăng mộ thầy Chu Văn An. Đi qua con đường là những bậc đá với lan can hai bên cùng hàng thông xanh mát, bạn có thể cảm nhận được sự an tịnh của thiên nhiên, núi rừng. Tiếng thông reo vi vút bên tai càng làm cho cảnh vật thêm phần thi vị.   

Vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính của đền thờ. Ảnh:nth_nghiemhuy

Lăng mộ của người thầy nằm tĩnh lặng trong làn khói hương thơm bay lờn vờn trong gió. Lăng xây từ chất liệu đá xanh, trang trí bằng nhiều hoa văn chạm khắc thời Trần. Đến đây, bạn nhớ thắp cho người một nén hương để tưởng nhớ công lao của người thầy Chu Văn An vĩ đại.   

Đền thờ nằm ẩn mình giữa rừng thông xanh ngát. Ảnh:dailycall 

Từ khu lăng mộ, bạn có thể di chuyển về phía Tây khoảng 50 mét để tham quan giếng Ngọc. Tương truyền, sau khi thầy mất, học trò của thầy đã tìm ra mạch nước ngầm và xây dựng nên giếng nước này, tạo ra nguồn nước phục vụ cho việc thờ phụng. Du khách đến đây thường xin một ít nước dưới giếng để rửa mặt.   

Đi du lịch Hải Dương, bạn nhớ dành ít thời gian viếng thăm đền thờ. Ảnh:dailycall 

Ngày nay, đền thờ người thầy Chu Văn An trở thành điểm đến mà du khách không thể bỏ qua khi vi vu Hải Dương. Thăm khu di tích, bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp vừa uy nghiêm, vừa tĩnh tại giữa bức tranh rừng thông ngút ngàn. 

Tại đền thờ còn có một bảng lớn khắc chữ “Học” theo nét bút thư pháp. Đây chính là cách thể hiện lòng tri ân của bao thế hệ con cháu người Việt dành cho người thầy giáo mẫn cán, mẫu mực.  

Đến đây để tỏ lòng tri ân người thầy giáo mẫu mực, thanh liêm của dân tộc. Ảnh:stacestacytho

Theo kinh nghiệm khám phá Hải Dương nhiều người chia sẻ, du khách mỗi khi vào đền ó thể dâng lễ chay, lễ mặn và dâng thêm bút, sách, vở để cầu học hành, thi cử, công danh. Hàng năm, vào ngày 8 tháng Giêng âm lịch, tại khu đền thờ diễn ra “Lễ khai bút đầu xuân”. Đây là một nét đẹp văn hóa trong đời sống tinh thần của người Việt, nhất là những người làm giáo viên hoặc các bạn học sinh, sinh viên. 

Hải Dương có nhiều điểm đến đẹp thu hút du khách và đền thờ Chu Văn An là một trong số đó. Vẻ đẹp của thiên và khu di tích này đã đi vào thơ ca: “Kiệt sơn thất thập nhị phong. Phượng Hoàng bậc nhất trong vùng Chí Linh” như khẳng định giá trị đặc biệt của danh thắng này.   

Quang cảnh tuyệt đẹp chung quanh đền thờ Chu Văn An. Ảnh: katwlh

Có dịp về Hải Dương du lịch, bạn nhớ ghé thăm đền thờ người thầy giáo Chu Văn An thanh cao, mẫu mực. Đây cũng là một cách thể hiện truyền thống “tôn sư trọng đạo”, thể hiện tinh thần tri ân với một vị quan – một nhà giáo có nhiều công trạng trong lịch sử triều Trần nước ta. 

Bảo An 

Theo Báo Thể Thao Việt Nam 

Có thể bạn muốn xem