Làng nghề truyền thống ở Huế

Cố đô Huế được xem là thiên đường du lịch Việt Nam – nơi có những điểm đến hấp dẫn, những món ăn ngon, công trình kiến trúc mang dấu ấn độc đáo,… thu hút đông đảo du khách Việt Nam và cả thế giới. Mặc dù du lịch tại đây rất phát triển, nhưng Huế vẫn lưu giữ được những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, điều này thể hiện qua sự phát triển của các làng nghề truyền thống ở Huế. Làng hương Thủy Xuân Làng hương Thủy Xuân nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 7 km về phía Tây Nam, với tuổi đời lên đến 700 năm tuổi. Được xem là một trong

Cố đô Huế được xem là thiên đường du lịch Việt Nam – nơi có những điểm đến hấp dẫn, những món ăn ngon, công trình kiến trúc mang dấu ấn độc đáo,… thu hút đông đảo du khách Việt Nam và cả thế giới. Mặc dù du lịch tại đây rất phát triển, nhưng Huế vẫn lưu giữ được những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, điều này thể hiện qua sự phát triển của các làng nghề truyền thống ở Huế.

Làng hương Thủy Xuân

Làng hương Thủy Xuân nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 7 km về phía Tây Nam, với tuổi đời lên đến 700 năm tuổi. Được xem là một trong những làng nghề cổ nhất Việt Nam. Đến làng hương, bạn sẽ được tìm hiểu về các công đoạn làm hương thủ công. Đôi khi bạn sẽ được tự mình làm nên một que hương và có cơ hội được khám phá về cuộc sống của người dân nơi đây.  

Làng hương Thủy Xuân là một trong những làng nghề cổ nhất Việt Nam. Ảnh: 2dep

Đến với làng nghề truyền thống ở Huế này, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt bạn là những bó “hoa” hương với màu sắc rực rỡ đang bung xòe trong nắng và mùi hương trầm thơm ngát tỏa khắp không gian.   

Những bó “hoa” hương với màu sắc rực rỡ. Ảnh: ivivu

Ở làng Thủy Xuân này người người làm hương, nhà nhà làm hương. Sáng sáng khi ánh nắng chưa kịp lan tràn ra khắp nơi, người ta đã sắp hương ra để phơi, làm rực rỡ cả con đường Huyền Trân Công Chúa.

Họ vẫn trung thành với cách làm hương truyền thống thay vì dùng máy để lưu đậm nét truyền thống của nghề. Tuy khá vất vả, nhưng được sự yêu mến của du khách nên người dẫn càng có thêm động lực.  

Ở làng Thủy Xuân này người người làm hương, nhà nhà làm hương. Ảnh: aptravelvn

Hương ở đây có đủ loại: hương trầm, hương quế, hương thơm tẩy mùi, hương dầu sả, nhang vòng,... Với người làng Thuỷ Xuân, để cho ra một mẻ hương tốt, người thợ rất chú trọng về việc lựa chọn nguyên liệu: ngũ vị thuốc Bắc với quế chi, thảo quả, đinh hương cùng một số gia vị khác. Như thế mới thấy con người cố đô kỳ công đến nhường nào để làm ra được những nén hương ưng ý.  

Hương ở đây có đủ loại. Ảnh: 2dep

Bạn có thể dạo quanh các cửa hàng trên con đường nhỏ rồi chọn mua loại hương mình thích để lưu niệm hay để sử dụng dâng hương ở các địa điểm chùa chiền lân cận trong khu vực.

Nơi đây không chỉ có các gian hàng trưng bày về sản phẩm hương mà còn có trình diễn chằm nón, qua đó giới thiệu đến du khách du lịch Huế những sản phẩm nón lá nổi tiếng của cố đô.  

Bạn có thể dạo quanh các cửa hàng trên con đường nhỏ. Ảnh: 2dep

>> Xem thêm: Đến Huế không biết đi đâu? Bỏ túi ngay địa chỉ những quán cà phê đẹp mê hồn ở cố đô để tha hồ sống ảo

Làng hoa giấy Thanh Tiên

Làng hoa giấy Thanh Tiên thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngôi làng hoa giấy này nằm ở một vị trí khá đặc biệt - bên bờ Nam hạ lưu sông Hương. Xuôi dòng sông Hương, đến ngay ngã ba Sình là bắt đầu con đường vào làng hoa giấy Thanh Tiên.   

Làng hoa giấy Thanh Tiên nằm ở một vị trí khá đặc biệt. Ảnh: vnecdn

Hoa giấy Thanh Tiên ở xứ Huế đặc biệt hơn so với những loại hoa giấy ở các nơi khác là có triết lý Nho học phương Đông trong mỗi bông hoa. Mỗi cành bao giờ cũng có 8 hoa chính. Ba cành hoa ở giữa tượng trưng cho quân – sư – phụ, cũng có thể là thiên – địa – nhân hoặc trung – hiếu – nghĩa.   

Hoa giấy Thanh Tiên ở xứ Huế đặc biệt hơn so với những loại hoa giấy ở các nơi khác. Ảnh: focusasiatravel

Trong bó hoa luôn có một bông hoa màu đỏ hoặc màu vàng được làm to nhất tượng trưng cho mặt trời hoặc đấng minh quân. Hoa giấy Thanh Tiên còn đẹp và khác biệt ở cách nhuộm màu.

Người dân ở đây không sử dụng hóa chất công nghiệp mà dùng các loại nhựa cây hoặc lá cây để chế tạo thuốc nhuộm theo kiểu gia truyền nên màu của hoa được giữ rất lâu.  

Trong bó hoa luôn có một bông hoa màu đỏ hoặc màu vàng được làm to nhất. Ảnh: focusasiatravel

Làng hoa giấy Thanh Tiên có rất nhiều loại như hoa lan, hoa mai, hoa cúc, hoa thược dược,... nhưng đặc sắc hơn cả là hoa sen -  loài hoa “quốc hồn quốc túy” của Việt Nam ta. Những cánh hoa và màu sắc của hoa được làm vô cùng tỉ mỉ, hài hòa như thật nên đứng ở xa nhìn lại bạn sẽ không nghĩ đó chỉ là một bó hoa giấy.  

Làng hoa giấy Thanh Tiên có rất nhiều loại. Ảnh: vnecdn

Không chỉ nổi tiếng ở mảnh đất Cố đô Huế, hoa giấy Thanh Tiên đã có mặt tại nhiều nước trên thế giới như: Pháp, Thái Lan, Mỹ, Trung Quốc,… Sản phẩm hoa giấy Thanh Tiên đã trở thành “đại sứ thương hiệu” quảng bá hình ảnh quê hương Việt Nam đến với bạn bè quốc tế về một đất nước có nền văn hóa đặc sắc, độc đáo, mang đậm nét đặc trưng của nền văn hóa Á Đông.  

Không chỉ nổi tiếng ở mảnh đất Cố đô Huế, hoa giấy Thanh Tiên đã có mặt tại nhiều nước trên thế giới. Ảnh: hoasengiaythanhtien

Làng nghề làm nón lá Tây Hồ

Làng nghề nón lá Tây Hồ nằm bên dòng sông Như Ý, thuộc xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế và cách trung tâm thành phố khoảng chừng 12 km.   

Làng nghề nón lá Tây Hồ nằm bên dòng sông Như Ý. Ảnh: doichandoanhnhan

Về thăm làng nghề truyền thống Tây Hồ, du khách du lịch xứ Huế sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo, đặc sắc của từng chiếc nón bài thơ, ngắm nhìn quá trình làm nón lá trải qua 15 công đoạn khéo léo và công phu.  

Vẻ đẹp độc đáo, đặc sắc của từng chiếc nón bài thơ. Ảnh: vnecdn

Với đôi bàn tay khéo léo của mình, những người dân ở làng Tây Hồ đã làm nên những chiếc nón lá vô cùng bắt mắt, từng chiếc lá và nan nón được đan rất đều và rất đẹp.

Có một điều đặc biệt đó là những nghệ nhân ở nơi đây không bao giờ cảm thấy mệt mỏi với công việc hằng ngày của mình mà luôn cảm thấy vui khi được tạo ra những sản phẩm tuyệt vời như chiếc nón bài thơ.  

Những nghệ nhân luôn cảm thấy vui khi được tạo ra những sản phẩm tuyệt vời như chiếc nón bài thơ. Ảnh: hovi

Tuy nhiên, để làm nên những sản phẩm hoàn hảo như vậy không phải điều dễ dàng gì, nếu không quen tay có thể đan lệch và không đều. Với mỗi cái nón, họ chuốt từng sợi tre thành 16 nan vành; sau đó uốn thành những vòng tròn bóng bẩy.

Để có được lá nón đẹp, người thợ thường chọn những chiếc lá vẫn giữ được màu xanh nhẹ, sau đó đem lá đi ủi nhiều lần cho phẳng và láng.  

Để làm nên những sản phẩm hoàn hảo như vậy không phải điều dễ dàng gì. Ảnh: truyenhinhdulich

Để có được một chiếc nón lá đẹp thì thợ làm nghề sẽ làm 2 lớp lá và ở giữa chiếc nón được thêu các câu thơ hoặc danh lam thắng cảnh xứ Huế mộng mơ. Khi lợp lá lên khung thì đòi hỏi người thợ phải hết sức khéo léo để những lớp lá thật đều nhau, giúp nón mỏng và thanh.  

Ở giữa chiếc nón được thêu các câu thơ hoặc danh lam thắng cảnh xứ Huế mộng mơ. Ảnh: blogspot

Bên cạnh đó, những nghệ nhân tại làng nghề truyền thống ở Huế này ngày càng sáng tạo về mẫu mã và màu sắc. Những chiếc nón lá vốn đã đẹp, nay còn được “thêu dệt” lên những lời hay ý đẹp, những câu thơ trữ tình, những cảnh đẹp thiên nhiên càng tăng thêm tính nghệ thuật cho chiếc nón Huế.  

Những nghệ nhân ngày càng sáng tạo về mẫu mã và màu sắc. Ảnh: ivivu

Cùng dạo quanh Huế, tìm đến các làng nghề truyền thống ở Huế để khám phá trải nghiệm về văn hóa của vùng đất này. Tuy không giàu tài nguyên nhưng lại đậm chất giá trị văn hóa. Chuyến hành trình khám phá tới đây sẽ là chuyến đáng nhớ dành cho bạn và gia đình.

Phương Nhi

(Theo Báo Thể Thao Việt Nam)

Có thể bạn muốn xem