Làng nghề lụa Vạn Phúc ở Hà Nội có gì mà hấp dẫn khách du lịch

Làng nghề lụa Vạn Phúc ở Hà Nội có gì mà hấp dẫn khách du lịch Hà Nội có nhiều làng nghề nổi tiếng như: làng Gốm Bát Tràng, làng hoa Tây Tựu, làng nghề múa rối nước… Và không thể không kể tới làng lụa Vạn Phúc nổi tiếng với nhiều loại lụa có mẫu mã đẹp tinh xảo bậc nhất, có lịch sử hàng nghìn năm trước. Mời các bạn hãy cùng Du lịch Việt Nam tới tham quan làng nghề lụa Vạn Phúc Hà Nội qua bài viết dưới đây nhé! >>Xem thêm: Cẩm nang du lịch Việt Nam đầy đủ A – Z 1.Làng lụa Vạn Phúc ở đâu? Từ xa xưa, áo lụa Hà Đông đã đi vào thơ ca, lời hát được bao thế hệ biết đến. Làng lụa Hà Đông hay còn có tên gọi là làng lụa Vạn Phúc, ngày nay nằm ở phường Vạn Phúc, quận Hà Đông . Từ Hà Nội để tới Vạn Phúc du...

Hà Nội có nhiều làng nghề nổi tiếng như: làng Gốm Bát Tràng, làng hoa Tây Tựu, làng nghề múa rối nước… Và không thể không kể tới làng lụa Vạn Phúc nổi tiếng với nhiều loại lụa có mẫu mã đẹp tinh xảo bậc nhất, có lịch sử hàng nghìn năm trước. Mời các bạn hãy cùng Du lịch Việt Nam tới tham quan làng nghề lụa Vạn Phúc Hà Nội qua bài viết dưới đây nhé!

>>Xem thêm: Cẩm nang du lịch Việt Nam đầy đủ A – Z

1.Làng lụa Vạn Phúc ở đâu?

Từ xa xưa, áo lụa Hà Đông đã đi vào thơ ca, lời hát được bao thế hệ biết đến. Làng lụa Hà Đông hay còn có tên gọi là làng lụa Vạn Phúc, ngày nay nằm ở phường Vạn Phúc, quận Hà Đông . Từ Hà Nội để tới Vạn Phúc du khách di chuyển 10km là đến.

Làng nghề lụa Vạn Phúc Hà Nội
Làng lụa Hà Đông hay còn có tên gọi là làng lụa Vạn Phúc, ngày nay nằm ở phường Vạn Phúc, quận Hà Đông. Ảnh: congluan

2.Cách di chuyển tới làng nghề Vạn Phúc

Du khách muốn tới làng nghề Vạn Phúc thì rất thuận tiện. Từ Hà Nội, bạn có thể chọn đi ô tô con, taxi hoặc xe máy đều được chừng 20- 25 phút là tới nơi.

Hoặc chọn các tuyến xe bus từ Hà Nội Đến làng lụa Vạn Phúc: 03, 07, 14, 20c, 25, 26, 31,32, 36, 50, 55, 79.

3.Lịch sử làng nghề lụa Vạn Phúc

Làng Vạn Phúc là tên gọi sau này, còn ban đầu làng nghề này có tên gọi là làng Vạn Bảo nhưng do kỵ với hý của triều Nguyễn nên đã đổi tên thành làng Vạn Phúc.

Theo truyền thuyết thì làng lụa Vạn Phúc có lịch sử ra đời hơn 1000 năm. Người dân xưa kia vẫn kể rằng: Nghề lụa được ra đời từ bà A Lã Thị Nương là vợ của Cao Biền một tướng lĩnh nhà Đường đã từng làm thái thú quận Giao Chỉ. A Lã Thị Nương đã sống ở trang Vạn Bảo. Tại đây, bà đã dạy dân cách làm ăn, dạy nghề dệt lụa. Sau khi Lã Thị Nương mất thì được người dân phong làm thành hoàng làng.

Làng nghề lụa Vạn Phúc có lịch sử ra đời hơn 1000 năm
Làng lụa Vạn Phúc có lịch sử ra đời hơn 1000 năm. Ảnh: ngoisao

Lụa Vạn Phúc được bạn bè quốc tế biết đến lần đầu vào năm 1931, tại hội chợ quốc tế Marseille và năm 1932 tại Paris của Pháp và được đánh giá rất cao. Cho tới ngày nay, lụa Vạn Phúc được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.

>> Xem thêm: Bí ẩn ngôi đền Thủy Trung Tiên thờ ‘Thần Chó’ giữa trung tâm Hà Nội

3.Những đặc sắc của làng nghề Vạn Phúc

3.1. Làng nghề lụa Vạn Phúc nghìn năm với nhiều loại đẹp tinh xảo

Du khách sẽ được gặp các nghệ nhân, nói chuyện và tìm hiểu về nghề dệt lụa. Bạn sẽ biết được từ cách trồng dâu, nuôi tằm …cách dệt, thời gian, cách tạo nên một tấm lụa. Từ đó để thấy được rằng mỗi tấm lụa là sự tài hoa các nghệ nhân với bao công sức mới tạo thành.

Du khách sẽ được tìm hiểu về các loại lụa đẹp, tinh xảo như lụa vân, gấm,lụa tơ tằm…nhưng nổi tiếng nhất trong các loại lụa Vạn Phúc phải kể tới là lụa vân. Tinh xảo của lụa vân luôn được ưa thích vì chất liệu mỏng mịn khi dùng mùa hè thoáng mát còn mùa đông ấm, không nhăn, mềm mại , có cả hoa nổi và hoa chìm. Sắc màu lụa Vân đa sắc biến đổi lung linh rất đẹp.

Ðiều đặc biệt, độc đáo của lụa vân là ở cách dệt, người thợ phải dệt khéo léo, hoàn toàn thủ công để tạo nên tấm lụa Vân nổi tiếng, tinh xảo khắp nơi. Khách du lịch có thể mua lụa Vân làm quà với giá tham khảo: 460.000 VNĐ/mét. Còn các sản phẩm lụa thường như: tơ tằm bóng, se tằm, vải tơ tằm hoa khác bán giá trong khoảng từ 230 – 550.000 VNĐ/mét.

3.2.Mua các sản phẩm làm từ lụa để làm quà lưu niệm

Tới tham quan làng nghề lụa Vạn Phúc, du khách không thể quên được những món quà lưu niệm ở chợ Vạn Phúc. Tại đây, các mặt hàng làm từ lụa rất phong phú cho nhiều đối tượng.

Làng nghề lụa Vạn Phúc có rất nhiều mặt hàng
Các mặt hàng làm từ lụa rất phong phú cho nhiều đối tượng. Ảnh: vietcetera

Bên cạnh lụa để may áo sơ mi, áo cánh thì giờ đây bạn có thể thấy lụa được dùng để may áo vest, váy,túi xách, khăn choàng …kết hợp với các chất liệu hiện đại để tạo nên những sản phẩm đẹp, phong phú về mẫu mã được nhiều người cũng như khách du lịch ưa thích.

Những tấm áo dài, khăn choàng, tấm lụa hay chiếc túi từ lụa thêu hoa luôn là món quà đẹp, ý nghĩa mà các chị, các em, các mẹ rất ưa thích. Hoặc những chiếc nón xinh xắn bọc lụa cũng là món quà nhiều người chọn khi tới tham quan làng nghề Vạn Phúc ở Hà Nội chọn mua.

>> Xem thêm: Tour du lịch Hà Nội giá rẻ

3.3. Chiêm ngưỡng khung cảnh tuyệt đẹp

Bước vào làng nghề lụa Vạn Phúc, du khách như được sống trong không gian làng quê xưa đẹp, yên bình với cây đa, giếng nước, sân đình. Con đường làng ngõ cổ kính giờ đây đẹp hơn bởi những bức tường bích họa tuyệt đẹp.

Làng nghề lụa Vạn Phúc rất rực rỡ trong dịp lễ hội
Nếu đến đây vào dịp lễ hội, du khách sẽ thấy làng lụa thật khác. Ảnh: nld

3.4. Tham quan chùa Vạn Phúc

Tới làng nghề lụa Vạn Phúc, bạn sẽ thấy ngôi chùa Vạn Phúc nằm gần ngay cổng làng. Chùa nổi bật với kiến trúc miền Bắc, có cây đa cổ thụ mấy người ôm không xuể, có ao sen,…có khung cảnh đẹp.

Nơi đây, tạo cho con người những cảm giác thật yên bình thoải mái mang đậm chất làng quê ta xưa. Chùa nơi cầu bình an, no ấm cho người dân trong làng.

4. Một vài lưu ý khi tham quan tại làng Vạn Phúc

Để chứng kiến cảnh khu phố đẹp lung linh, cảnh mọi người mua sắm nhộn nhịp bạn nên tới làng Vạn Phúc vào buổi chiều tối hoặc cuối tuần. Vào thời gian này, bạn sẽ tha hồ mà chụp hình, mua sắm rất thú vị.

Khi tới làng Vạn Phúc, giá vé gửi xe máy để vào tham quan là 5.000đ/ 1 xe. Còn ô tô là 30.000đ/ xe.

Làng nghề lụa Vạn Phúc có giá vé xe máy là 5.000
Giá vé gửi xe máy để vào tham quan là 5.000đ/ 1 xe. Ảnh: vov

Như vậy ở bài viết này, các bạn đã cùng Du lịch Việt Nam khám phá nét đẹp làng nghề lụa Vạn Phúc. Để có những trải nghiệm về văn hóa Việt, tìm hiểu về nghề dệt lụa truyền thống, cảm nhận vẻ đẹp làng quê Việt… các bạn có dịp tới Hà Nội nhớ tới tham quan làng lụa Vạn Phúc nhé. Đừng quên theo dõi những tin tức du lịch Hà Nội mới nhất của chúng tôi.

Phong Lan

Có thể bạn muốn xem