Làng cổ Gò Cỏ - 'nàng công chúa Champa ngủ quên' ở Quảng Ngãi

Làng cổ Gò Cỏ - 'nàng công chúa Champa ngủ quên' ở Quảng Ngãi Sa Huỳnh không chỉ nổi tiếng với bãi biển xanh, cát trắng, nắng vàng thơ mộng mà còn quyến rũ du khách bằng những nét văn hóa di sản độc đáo và nơi lưu giữ những ký ức quý giá ấy chính là làng cổ Gò Cỏ bình yên và nên thơ. Giới thiệu về làng cổ Gò Cỏ Gò Cỏ hay Xóm Cỏ là một ngôi làng cổ tọa lạc ở thôn Long Thanh 2, sát bên đầm An Khê và nhìn ra bãi biển Sa Huỳnh của xã Phổ Thạch, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi và cách trung tâm thành phố Quảng Ngãi khoảng 60km về phía Nam.   Ngôi làng bình yên trong nắng sớm (Ảnh @cinnamoncruises)   Ngôi làng chỉ có khoảng 105ha, với vỏn vẹn 83 hộ dân, đường đi vào thì quanh co gập ghềnh, nhưng do nơi đây từng là “chủ nhân” của nền...

Sa Huỳnh không chỉ nổi tiếng với bãi biển xanh, cát trắng, nắng vàng thơ mộng mà còn quyến rũ du khách bằng những nét văn hóa di sản độc đáo và nơi lưu giữ những ký ức quý giá ấy chính là làng cổ Gò Cỏ bình yên và nên thơ.

Banner Tour

Giới thiệu về làng cổ Gò Cỏ

Gò Cỏ hay Xóm Cỏ là một ngôi làng cổ tọa lạc ở thôn Long Thanh 2, sát bên đầm An Khê và nhìn ra bãi biển Sa Huỳnh của xã Phổ Thạch, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi và cách trung tâm thành phố Quảng Ngãi khoảng 60km về phía Nam.

 

Làng cổ Gò Cỏ - 'nàng công chúa Champa ngủ quên' ở Quảng NgãiNgôi làng bình yên trong nắng sớm (Ảnh @cinnamoncruises)

 

Ngôi làng chỉ có khoảng 105ha, với vỏn vẹn 83 hộ dân, đường đi vào thì quanh co gập ghềnh, nhưng do nơi đây từng là “chủ nhân” của nền văn hóa Sa Huỳnh, lại chứa nhiều giá trị đặc trưng của nét văn hóa Chăm Pa và Đại Việt xưa, nên đã được mệnh danh là “báu vật” của Quảng Ngãi.

Với thiên nhiên tươi đẹp, các di sản văn hóa di sản địa chất ấn tượng và con người thân thiện, nhiệt thành, làng cổ Gò Cỏ chính là điểm đến mà bạn không thể bỏ qua trong khu Công viên địa chất Lý Sơn – Sa Huỳnh.

 

Làng cổ Gò Cỏ có gì hấp dẫn?


Khung cảnh bình yên, thơ mộng

Quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa khiến nhiều ngôi làng đang dần mất đi cái chất thuần quê vốn có thì làng chài Gò Cỏ vẫn cứ bình yên trong những đồng cỏ xanh rì với những chú trâu đủng đỉnh gặm cỏ, với những thửa ruộng bậc thang vàng ươm thấp thoáng sau những rặng cây cổ thụ và với dãy núi sừng sững trải dài tít tắp đẹp tựa tranh vẽ, làm ta có cảm giác như đang được “xuyên không” về một tuổi thơ hồn nhiên, thơ mộng.

 

bình yên - điểm nhấn của Làng cổ Gò Cỏ Ngôi làng đưa ta về với tuổi thơ

 

Ngoài ra, trong làng vẫn còn những ngôi nhà với mái lợp lá cọ, tường và cửa được làm hoàn toàn bằng tre, nứa, cùng những bộ bàn ghế bằng gỗ mộc mạc đơn sơ, điểm tô một vài dải đèn lồng được đan bằng mây, xung quanh thì đầy cây cối hoa lá rực rỡ màu sắc, mang đến một màu sắc cổ kính trầm mặc tựa như bối cảnh trong phim cổ trang mà chúng ta hay xem trên tivi vậy.

 

nhà cổ - điểm đến hấp dẫn tại Làng cổ Gò Cỏ Đẹp chẳng kém gì các bối cảnh trên phim cổ trang (Ảnh Fb Tây Tiger)

 

Đặc biệt, trong làng chẳng có nhạc nhéo xập xình, không tiện nét cũng chẳng thấy một quán nhậu nào, cộng thêm đường đến gập ghềnh, quanh co có chút khó khăn, nên không gian lúc nào cũng bình yên, tĩnh lặng như một nàng thiếu nữ mới lớn. Để rồi bất kỳ ai khi đặt chân đến làng cổ Gò Cỏ đều có cảm giác như đang lạc vào một thế giới khác - nơi mà chẳng có tiếng còi xe ồn ào, chẳng chút khói bụi, chỉ có tiếng cười, tiếng sóng biển và tiếng gió mà thôi.

 

tươi mát - không gian tại Làng cổ Gò Cỏ Khung cảnh trong làng cực yên bình (Ảnh Fb Huong Ly)

 

Mang nét đẹp Chămpa - Sa Huỳnh độc đáo

Người Sa Huỳnh Cổ dùng đá như một vật dụng không thể thiếu trong đời sống, từ việc xây tường làm nhà, ngăn thú dữ, bảo vệ vườn tược cho đến làm bờ kè giữ đất. Và khi đến với làng Gò Cỏ Quảng Ngãi ta cũng sẽ thấy đâu đâu cũng là đá biến chất – loại đá có niên đại khoảng từ 250 đến 400 năm trước.

 

đá - nét độc đáo của Làng cổ Gò Cỏ Ngôi làng đâu đâu cũng là đá (Ảnh: Duy Sinh)

 

Những tảng đá lớn đá nhỏ xếp chồng lên nhau tạo thành đường đi, cầu thang, tường rào, bờ ruộng, bờ suối, nhà đá và đền miếu, thậm chí trong làng còn có đến 12 giếng Chăm xây bằng đá đã được tồn tại hàng trăm năm, ngày nay đã phủ đầy rêu phong nhưng vẫn còn nguyên vẹn như thuở ban đầu, đó là lý do vì sao ngôi làng được gọi là “nàng công chúa Chăm – pa ngủ giấc ngủ dài giữa không gian văn hóa Sa Huỳnh bỗng một ngày tỉnh giấc”.

 

di sản văn hóa Chắm - điểm nhấn tại Làng cổ Gò CỏCòn gìn giữ nhiều nét văn hóa Chămpa độc đáo (Ảnh FB Thanh Trà Huỳnh)

 

Được biết, các hầm đá đã từng là nơi các chiến sĩ cách mạnh ẩn nấp và che chở dân làng trong thời kỳ chiến tranh, còn hệ thống giếng cổ thì đã và đang là nguồn sống nuôi dưỡng bao thế hệ, cũng như là sợi dây kết nối truyền thống văn hóa Chăm – Việt của người xưa, vì vậy được người dân làng cổ Gò Cỏ gìn giữ như những sản vật linh thiêng vậy.

 

 

Người dân thiệt thành, thân thiện

Không chỉ có khung cảnh cổ kính, trầm mặc và mộc mạc mà con người thuần hậu, nhiệt thành và hiếu khách nơi làng Gò Cỏ Sa Huỳnh cũng khiến du khách phải “sau lòng” không thôi. Họ luôn chào đón bạn bằng những nụ cười thật tươi trên môi và luôn sẵn sang ngồi xuống kể cho bạn nghe những câu chuyện trường kỳ về ký ức chiến tranh và những kỷ niệm tuyệt vời với ngôi làng từ xa xưa. Đảm bảo sẽ khiến bạn bị cuốn chẳng dứt ra được luôn ấy.

Cuộc sống ở đây không bon chen, xô bồ và ồn ào như chốn đô thị xa hoa ngoài kia mà cứ êm ả, bình dị, chầm chậm trôi trong những tiếng gà gáy vào sáng sớm và tiếng côn trùng rả rich khi đêm về. 

 

nét đẹp lao động - sức hút của Làng cổ Gò CỏNét đẹp lao động tại làng (Ảnh @di.rong.danang)

 

Người dân nơi đây không chỉ biết làm nông, biết đan thuyền, đan thúng hay nong nia, rổ rá cực kỳ đẹp mắt để bạn mua về làm quà, mà còn biết đan lưới và đánh bắt cá tôm, vậy nên bạn có thể cùng với các bác các chú ngồi trên chiếc thuyền thúng xinh xinh và lênh đênh giữa biển cả để câu cá tôm, chắc chắn sẽ là kỷ niệm cực kỳ đáng nhớ đấy nhé.

 

đi thuyền thúng - hoạt động thú vị tại Làng cổ Gò Cỏ Ngồi thuyền thúng ra biển là trải nghiệm lhas thú vị (Ảnh FB Héo Pucca)

 

Đặc biệt, họ làm việc không vội vã mà cứ thư thả đều đều, thỉnh thoảng còn cất lên vài câu cá điệu hò như một cách để làm giảm áp lực. Đây cũng chính là nét thú vị của làng cổ Gò Cỏ làm ai đến đây du lịch cũng phải yêu thích.

Dù đã trải qua hàng trăm năm với bao thăng trầm nhưng những làn điệu dân ca hát sắc bùa, hát đối, hát hồ và đặc biệt là bài chòi vẫn không thể xóa nhòa trong đời sống tâm hồn của người dân, thậm chí nó còn trở thành “mạch nước ngầm” nuôi dưỡng văn hóa tinh thần của con người nơi đây.

Đến với ngôi làng Gò Cỏ và lắng nghe những làn điệu như: “Gửi lòng con đến cùng cha”, “Gửi Đức Phố quê tôi” hay “Trước lúc lên đường”… cất lên từ những giọng hát trong trẻo của các bà các cô, bạn sẽ thấy trái tim như được vuốt ve, xoa dịu trở nên thổn thức đến lạ.

 

Ẩm thực đa dạng, thơm ngon

Làng Gò Cỏ không chỉ tiếp đón du khách với đủ các loại các khoai, củ đặc trưng của miền Trung đầy nắng gió, các loại bánh ngọt ngào được chế biến từ đôi bàn tay khéo léo của các bà các chị mà còn có cả những sản vật thơm ngon của biển cả như: tôm, cua, cá, sò, ốc, nghêu, hàu…

 

hải sản - món ăn ngon tại Làng cổ Gò CỏMón tôm hùm đáp siêu ngon (Ảnh @nhuphuong265)

 

Bật mí, món canh lưỡi long – cá thửng, hàu sữa nấu lá giang hay mực tháng tư hấp gừng là những món siêu nổi tiếng ở đây mà bạn nhất định phải thử đấy nhé.

 

Cách di chuyển đến làng cổ Gò Cỏ

Từ trung tâm thành phố Quảng Ngãi, bạn đi xe máy hoặc ô tô về hướng Đông đến đường Quang Trung, đến vòng xuyến, đi theo lối ra thứ 2 vào quốc lộ 1A hướng tới thành phố Hồ Chí Minh, cứ thế đi thẳng đến DNTN XÂY DỰNG THANH LONG thì rẽ phải vào một con đường không tên, sau đó rẽ trái tại Quán ăn Cẩm Tân và đi khoảng 800m nữa thì rẽ phải là đến được làng. 

Lưu ý: đây là những đường trong xã không có tên nên nếu bạn sợ bị lạc thì vừa đi hãy hỏi người dân địa phương cho chắc nhé.

Đến du lịch Quảng Ngãi mà không ghé thăm làng cổ Gò Cỏ - "báu vật" di sản của Sa Huỳnh thì chuyến đi của bạn quả thật là rất thiếu sót đấy nhé.

 

Thúy Quỳnh (Tổng hợp) - GTOPVN.com.vn

Ảnh: Internet

Có thể bạn muốn xem