Làng cá đỏ lửa dậy mùi thơm phục vụ du khách

Làng Trung Hậu (xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu, Nghệ An) bấy lâu “nổi danh” với nghề nướng cá. Mùi thơm từ cá dậy lên sống mũi như tấm biển chỉ dẫn cho người đi qua đường tìm đến làng nghề này. Tuy người dân ở đây không làm nghề biển, nhưng nướng cá đã là nghề truyền thống lâu đời của làng, nuôi sống hàng trăm gia đình làm nghề nướng cá thuê và chủ lò nướng. Nghệ An: Làng cá đỏ lửa dậy mùi thơm phục vụ du khách Ban đầu, chỉ có một số hộ gia đình đứng ra thu mua cá rồi đem nướng lên và đưa đến các chợ huyện bán. Lâu dần, những con cá nướng

Làng Trung Hậu (xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu, Nghệ An) bấy lâu “nổi danh” với nghề nướng cá. Mùi thơm từ cá dậy lên sống mũi như tấm biển chỉ dẫn cho người đi qua đường tìm đến làng nghề này. Tuy người dân ở đây không làm nghề biển, nhưng nướng cá đã là nghề truyền thống lâu đời của làng, nuôi sống hàng trăm gia đình làm nghề nướng cá thuê và chủ lò nướng.

Nghệ An: Làng cá đỏ lửa dậy mùi thơm phục vụ du khách

Ban đầu, chỉ có một số hộ gia đình đứng ra thu mua cá rồi đem nướng lên và đưa đến các chợ huyện bán. Lâu dần, những con cá nướng Diễn Vạn đi ra khắp tỉnh và tạo nên một thương hiệu riêng. Hiện, nghề nướng cá đã lan ra hầu hết các thôn làng của Diễn Vạn với hơn 40 chủ lò nướng.

Chủ lò Hoàng Văn Tuấn cho biết, trước đây, để lấy được số lượng cá làm trong 1 ngày, thì các chủ lò phải dậy từ 3 - 4 giờ sáng, đến bãi biển Diễn Thành, Diễn Bích (huyện Diễn Châu) hay xa hơn là các cảng biển tại thị xã Cửa Lò, Cửa Hội; Quỳnh Phương, Quỳnh Tiến (thị xã Hoàng Mai)... thu mua cá. Ngày nay, để chủ động nguồn nguyên liệu, các chủ lò đã mạnh dạn đầu tư kho bảo quản lạnh ngay tại nhà. Cá được thu mua lượng lớn từ các tàu đánh bắt xa bờ, đem về kho bảo quản để nướng dần.

Trước khi nướng, cá phải được rửa sạch, dùng dao khứa nhẹ lên mình con cá, sau đó xếp cá ngay ngắn lên trành và phơi khô. Các loại cá nướng được ưa chuộng nhất là cá trích, cá nục, cá bạc má, cá thu, cá đục, cá đốm,....

Có thâm niên hơn 20 năm nướng cá, bà Nguyễn Thị Mai (58 tuổi, trú xóm Trung Hậu, xã Diễn Vạn) cho hay: “Nghề nướng cá vất vả lắm, phải chịu khó, kiên trì. Trời nắng gần 40 độ như mấy ngày nay, chúng tôi phải mặc 2,3 lớp áo, bịt kín mặt. Nhiệt độ ngoài trời cộng với sức nóng từ than đỏ hồng như làm tăng thêm sự mệt nhọc”.

Nhanh tay lật cá, chị Trần Thị Thảo (35 tuổi, xóm Trung Hậu) chia sẻ: “Hàng ngày, tôi đi làm từ sáng sớm tinh mơ đến tầm 19h mới xong việc. Mùa hè, cá phơi được nắng, cá nướng ra thơm ngon nhưng những người ngồi nướng cá như chúng tôi lại cực nhọc hơn. Mùa mưa, tuy ấm áp, dễ chịu nhưng cá phơi lâu khô hơn nên để cá chín thơm ngon thì đòi hỏi thời gian nướng lâu hơn. Tôi làm nghề nướng cá thuê này cũng được gần 10 năm rồi. Nướng nhiều cũng thành quen và quan trọng hơn là thu nhập chính của gia đình tôi đều nhờ từ nghề này”.

Làng nghề nướng cá Diễn Vạn vẫn đỏ lửa bất kể nắng, mưa.

Để giữ được mức lửa vừa phải, cá chín đến độ, không bị sém cháy, đòi hỏi người nướng phải có kinh nghiệm, lật trở càng đều tay càng thơm ngon. Mỗi ngày, những người làm công việc nướng cá được chủ lò trả 250.000 đồng/người. Thu nhập hàng tháng từ 5 - 6 triệu đồng/người/tháng.

Cá sau khi nướng xong được vận chuyển đến một số đầu mối trong huyện miền núi phía Tây Nghệ An như Quế Phong, Tân Kỳ, Con Cuông,... Các lò lớn vận chuyển cá nướng bằng ô tô của gia đình, các lò nhỏ hơn thì gửi theo xe khách.

Có thể bạn muốn xem