Làm thế nào để cải thiện khả năng tập trung và nâng cao hiệu suất học tập, làm việc

Làm thế nào để cải thiện khả năng tập trung và nâng cao hiệu suất học tập, làm việc 1. TRÁNH XA YẾU TỐ GÂY XAO NHÃNG Không phải lúc nào bạn cũng được ở trong không gian riêng của mình để tập trung hoàn thành công việc. Dù làm việc ở nhà hay ở công ty, bạn vẫn sẽ bị tác động ít nhiều từ những tiếng ồn xung quanh hoặc từ các thiết bị điện tử. Mặc dù không thể hoàn toàn loại bỏ các yếu tố khiến bạn bị phân tâm nhưng vẫn có cách hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố này để bạn tập trung làm việc hiệu quả hơn. Bạn có thể bắt đầu từ những việc đơn giản sau: - Lựa chọn nơi yên tĩnh để làm việc. - Tắt thông báo điện thoại hoặc tắt điện thoại nếu có thể. - Đóng cửa phòng làm việc. - Yêu cầu mọi người không làm phiền bạn trong một khoảng thời gian...

1. TRÁNH XA YẾU TỐ GÂY XAO NHÃNG

Không phải lúc nào bạn cũng được ở trong không gian riêng của mình để tập trung hoàn thành công việc. Dù làm việc ở nhà hay ở công ty, bạn vẫn sẽ bị tác động ít nhiều từ những tiếng ồn xung quanh hoặc từ các thiết bị điện tử. Mặc dù không thể hoàn toàn loại bỏ các yếu tố khiến bạn bị phân tâm nhưng vẫn có cách hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố này để bạn tập trung làm việc hiệu quả hơn.

Bạn có thể bắt đầu từ những việc đơn giản sau:

- Lựa chọn nơi yên tĩnh để làm việc.

- Tắt thông báo điện thoại hoặc tắt điện thoại nếu có thể.

- Đóng cửa phòng làm việc.

- Yêu cầu mọi người không làm phiền bạn trong một khoảng thời gian nhất định.

- Đóng tất cả các trang web không cần thiết trên máy tính.

2. NHÂM NHI MỘT CHÚT CÀ PHÊ

Nhiều người thích bắt đầu ngày mới bằng một tách cà phê để có tinh thần sảng khoái, vui vẻ cho một ngày làm việc hiệu quả. Trên thực tế, đã có nghiên cứu chứng minh cà phê giúp tăng cường khả năng tập trung của não bộ. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy mình đang gặp khó khăn khi tập trung vào công việc, hãy thử uống một chút cà phê hoặc bất kì đồ uống nào có chứa caffeine như trà xanh, cacao. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng các loại đồ uống này vì nạp nhiều caffeine vào cơ thể sẽ khiến bạn cảm thấy bồn chồn, lo lắng, làm giảm sự tập trung.

3. ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP POMODORO

Khi bạn làm việc liên tục trong một khoảng thời gian dài mà không cho bộ não của mình nghỉ ngơi, bạn sẽ dễ cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung vào gần cuối ngày. Để quản lý thời gian hiệu quả và nâng cao tối đa khả năng tập trung, bạn hãy thử áp dụng phương pháp Pomodoro như sau:

Bước 1: Xác định công việc cần làm.

Bước 2: Đặt thời gian 25 phút.

Bước 3: Tập trung làm việc cho đến khi đồng hồ báo hết 25 phút.

Bước 4: Nghỉ giải lao khoảng 5 phút.

Bước 5: Sau khi lặp lại 4 lần, bạn có thể nghỉ dài hơn khoảng 20-30 phút.

4.TẮT THÔNG BÁO MẠNG XÃ HỘI

Hầu hết chúng ta đều có thói quen lướt Facebook, Instagram bất cứ khi nào chúng ta rảnh. Thói quen này làm giảm khả năng tập trung, ảnh hưởng đến chất lượng công việc vì não của chúng ta không thực sự được nghỉ ngơi và thư giãn ngoài thời gian làm việc. Thay vì dành thời gian cho mạng xã hội, bạn có thể thiền, ăn nhẹ, uống nước hoặc tập thể dục. Ngoài ra, bạn cũng có thể cài đặt các ứng dụng chặn thông báo của Facebook, YouTube, Messenger để tránh bị ảnh hưởng bởi các tin tức trên mạng.

5. NGỦ ĐỦ GIẤC

Thiếu ngủ không chỉ làm giảm sự tập trung mà còn ảnh hưởng đến chức năng nhận thức của não. Nếu bạn chỉ bị mất ngủ một vài đêm thì cũng không ảnh hưởng quá nhiều, nhưng mất ngủ thường xuyên trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và hiệu suất làm việc. Thông thường, người lớn 18-60 tuổi cần được ngủ hơn 7 tiếng mỗi đêm, người cao tuổi hơn cần ngủ 9 tiếng mỗi đêm.

Dưới đây là một số mẹo giúp cải thiện giấc ngủ của bạn:

- Không sử dụng các loại đồ uống có chứa caffeine vào bữa trưa.

- Tắt các thiết bị di động một tiếng trước khi đi ngủ.

- Thư giãn bằng cách tắm nước ấm, đọc sách hoặc nghe nhạc.

- Giữ cho phòng ngủ luôn mát mẻ và yên tĩnh.

6. ĐẶT MỤC TIÊU THEO NGUYÊN TẮC SMART

Nếu bạn đang mất tập trung vì khối lượng công việc quá tải và bạn băn khoăn không biết nên sắp xếp thời gian như thế nào thì quy tắc SMART sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này. SMART cho phép bạn chia nhỏ lượng công việc, xác định mục tiêu cụ thể, cách thực hiện và thời gian bạn cần để hoàn thành công việc. Khi bạn phân chia công việc và xác định được mục đích, bạn sẽ không cảm thấy bị choáng ngợp và có động lực để hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Quy tắc SMART:

Specific (tính cụ thể): Bạn sẽ làm gì để đạt được mục tiêu của mình?

Measurable (tính đo lường): Bạn theo dõi tiến trình công việc như thế nào?

Achievable (tính khả thi): Bạn có thể hoàn thành công việc trong khoảng thời gian mình đặt ra không?

Relevant (tính thực tế): Những gì bạn đang làm có phù hợp với mục tiêu chung của công ty hay không?

Timely (giới hạn thời gian): Khi nào bạn cần hoàn thành mục tiêu?

Ngủ và thức dậy vào một thời điểm cố định mỗi ngày.

7. LẬP DANH SÁCH NHỮNG VIỆC CẦN LÀM

Chúng ta luôn có rất nhiều công việc cần phải giải quyết mỗi ngày và việc liệt kê những công việc quan trọng không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian, dễ dàng theo dõi tiến độ công việc mà còn tạo động lực để bạn làm việc năng suất hơn. Khi lập danh sách công việc cần làm trong ngày, bạn hãy đặt các công việc theo mức độ ưu tiên để thuận tiện theo dõi và hoàn thành trước những công việc quan trọng.

8. TẬP TRUNG VÀO MỘT CÔNG VIỆC

Làm nhiều công việc cùng một lúc khiến bạn dễ bị choáng ngợp và căng thẳng vì bạn khó có thể tập trung để xử lý nhiều vấn đề khác nhau. Thay vì vậy, bạn hãy tập trung vào một công việc nhất định, hoặc tổng hợp những công việc có liên quan để giải quyết triệt để trước khi chuyển sang một công việc khác.

Có thể bạn muốn xem