Làm thế nào để bảo quản và xử lý đồ trang điểm cũ?

Làm thế nào để bảo quản và xử lý đồ trang điểm cũ? 1. CỌ VÀ BỌT BIỂN TRANG ĐIỂM Các dụng cụ trang điểm lâu ngày không được làm sạch có thể hình thành vi khuẩn và gây hại cho làn da. Theo Stacie Thomas, một makeup artist cho biết cô thường làm sạch các loại cọ và bọt biển mà mình sử dụng hàng tuần. Nếu không thể rửa hàng tuần, bạn cũng có thể dành thời gian hai lần trong một tháng. CÁCH VỆ SINH Đối với cọ trang điểm: Bạn nên sử dụng sản phẩm rửa mặt dịu nhẹ và nước để rửa cọ và cả bọt biển. Có thể sử dụng sữa rửa mặt giống loại mà bạn đang sử dụng trên mặt. Bởi vì những gì lành tính và nhẹ nhàng trên da mặt của bạn cũng cần được áp dụng trên các dụng cụ mà bạn sử dụng. Khi rửa, đầu cọ nên hướng xuống dưới để giảm thiểu lượng nước...

1. CỌ VÀ BỌT BIỂN TRANG ĐIỂM

Các dụng cụ trang điểm lâu ngày không được làm sạch có thể hình thành vi khuẩn và gây hại cho làn da. Theo Stacie Thomas, một makeup artist cho biết cô thường làm sạch các loại cọ và bọt biển mà mình sử dụng hàng tuần. Nếu không thể rửa hàng tuần, bạn cũng có thể dành thời gian hai lần trong một tháng.

CÁCH VỆ SINH

Đối với cọ trang điểm: Bạn nên sử dụng sản phẩm rửa mặt dịu nhẹ và nước để rửa cọ và cả bọt biển. Có thể sử dụng sữa rửa mặt giống loại mà bạn đang sử dụng trên mặt. Bởi vì những gì lành tính và nhẹ nhàng trên da mặt của bạn cũng cần được áp dụng trên các dụng cụ mà bạn sử dụng. Khi rửa, đầu cọ nên hướng xuống dưới để giảm thiểu lượng nước đọng lại nơi lông cọ tiếp xúc với phần thân. Bạn tránh vắt cọ sau khi rửa vì có thể làm hỏng phần lông, thay vào đó hãy bóp nhẹ để hút loại bỏ nước.

Đối với bọt biển: Không có cách nào để đảm bảo bạn loại bỏ vi khuẩn hiệu quả, bạn chỉ có thể đánh giá qua vẻ bề ngoài. Thông thường, miếng bọt biển sau khi rửa kỹ thì sẽ có màu sắc và hình dạng đẹp như ban đầu. Do đó, sau khi làm sạch, các khối hoặc đầu mút vẫn bị xỉn màu thì đó là dấu hiệu bạn nên vứt bỏ. Một cách khác để giúp quá trình làm sạch mỗi lần trở nên dễ hơn, đó chính là bạn có thể đầu tư các miếng bọt biển khác để thay thế sau 1-2 tuần.

2. SON MÔI

Theo mọt nghiên cứu năm 2019 tại Anh cho thấy, có khoảng 79% đến 90% sản phẩm son môi được thử nghiệm bị nhiễm vi khuẩn, bao gồm cả Staphylococcus aureus và E. coli. Điều này có thể gây kích ứng làm môi khô ráp hoặc tệ hơn, nứt nẻ và thâm sạm.

Cách nhận biết và xử lý: Bạn có thể vứt bỏ các sản phẩm son môi khi bạn nhận thấy sự thay đổi trong kết cấu hoặc cảm nhận được có mùi giống như mùi bút chì. Son môi thường có hạn sử dụng từ 18-24 tháng, tuy nhiên bạn cũng cần bảo quản ở môi trường thích hợp. Bạn nên đặt son ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh để các nơi có nhiệt độ nóng, dễ làm giảm tuổi thọ.

3. SẢN PHẨM TRANG ĐIỂM MẮT

Với loại mỹ phẩm có công thức dạng lỏng như mascara và kẻ mắt thường có thời hạn sử dụng ngắn . Ví dụ, mascara cần được thay thế sau 3-6 tháng, trong khi các sản phẩm dạng bột có thể kéo dài từ 1-2 năm. Ngay cả mỹ phẩm chưa mở cũng có thể bị hỏng, vì vậy nếu bạn có một món đồ trang điểm cũ trong hơn ba năm thì nên vứt bỏ ngay.

Để an toàn khi dùng, bạn nên đánh dấu lên sản phẩm khi bắt đầu mở ra sử dụng. Nếu kết cấu của sản phẩm trở nên khô hơn một chút hoặc không đồng đều thì đó là cách bạn nhận biết đã đến lúc “tạm biệt” món đồ cũ này.

4. PHẤN MÁ HỒNG

Phấn má hồng thường có hai loại: dạng bột có thời hạn sử dụng khoảng 2 năm và dạng kem kéo dài khoảng 12-18 tháng. Một trong những cách nhận biết má hồng đã hết hạn hay chưa là nhờ vào mùi hương và màu sắc. Vì vậy, trước khi thoa sản phẩm, bạn có thể ngửi qua hoặc tán nhẹ lên tay. Nếu sản phẩm có màu sắc đậm hơn hay có mùi khó chịu nhẹ thì đã đến lúc bạn cần thay mới.

(Nguồn tổng hợp)

Có thể bạn muốn xem