Làm gì khi khách bị ngộ độc thực phẩm trong nhà hàng

Làm gì khi khách bị ngộ độc thực phẩm trong nhà hàng Nhỡ không may gặp phải tình huống thực khách đang dùng bữa bất ngờ có biểu hiện ngộ độc thực phẩm - là nhân viên nhà hàng - khi đó bạn sẽ xử lý thế nào?   Bạn đã biết cách sơ cứu người bị ngộ độc thực phẩm? ► Ngộ độc thực phẩm là gì? Ngộ độc thực phẩm (trúng thực) là tình trạng cơ thể xuất hiện những biểu hiện phản ứng lại khi ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn, chứa virus độc tố mạnh hay thức ăn ôi thiu, có nấm mốc. ► Các triệu chứng nhận biết tình trạng ngộ độc thực phẩm  - Buồn nôn  - Ói mửa  - Đau bụng  - Tiêu chảy  - Sốt  - Đau cơ  - Ớn lạnh  - Chán ăn  - Thiếu năng lượng, mệt mỏi… Những triệu chứng trên sẽ xuất hiện nhanh trong khoảng thời gian ngắn - cho...

Nhỡ không may gặp phải tình huống thực khách đang dùng bữa bất ngờ có biểu hiện ngộ độc thực phẩm - là nhân viên nhà hàng - khi đó bạn sẽ xử lý thế nào?

 

Làm gì khi khách bị ngộ độc thực phẩm trong nhà hàng - khách sạn

Bạn đã biết cách sơ cứu người bị ngộ độc thực phẩm?

► Ngộ độc thực phẩm là gì?

Ngộ độc thực phẩm (trúng thực) là tình trạng cơ thể xuất hiện những biểu hiện phản ứng lại khi ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn, chứa virus độc tố mạnh hay thức ăn ôi thiu, có nấm mốc.


► Các triệu chứng nhận biết tình trạng ngộ độc thực phẩm

 - Buồn nôn

 - Ói mửa

 - Đau bụng

 - Tiêu chảy

 - Sốt

 - Đau cơ

 - Ớn lạnh

 - Chán ăn

 - Thiếu năng lượng, mệt mỏi…

Những triệu chứng trên sẽ xuất hiện nhanh trong khoảng thời gian ngắn - cho nên cần phải tiến hành sơ cấp cứu kịp thời.


► Làm gì khi khách bị ngộ độc thực phẩm trong nhà hàng - khách sạn?

 - Nhanh chóng tiến hành sơ cấp cứu người bị ngộ độc thực phẩm

  + Bước 1: Gây nôn

   • Đặt người bệnh nằm nghiêng, dùng bất cứ vật dụng gì có thể kê cao phần đầu lên - ngăn không cho chất nôn trào ngược vào phổi, gây sặc

   • Rửa sạch tay - đặt vào lưỡi người bị ngộ độc để kích thích nôn hết thức ăn trong dạ dày ra

Khi người bệnh không có biểu hiện nôn thì cần thực hiện cách thức gây nôn như trên để hạn chế độc tố ngấm vào cơ thể. Trường hợp người bị trúng thực hôn mê thì không nên gây nôn vì sẽ gây sặc và ngạt thở.

  + Bước 2: Cho người bệnh uống nước và nghỉ ngơi

Sau khi nôn hết thức ăn và đi ngoài, cơ thể sẽ bị mất nước. Vì thế cần phải bù nước bằng cách uống nhiều nước lọc hoặc nước oresol.

  + Bước 3: Đưa người bệnh đến cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất

Dù đã thực hiện việc sơ cứu ban đầu nhưng tình trạng người bệnh vẫn có thể chuyển biến nặng hơn - do đó cần nhanh chóng đưa đến cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất cho bác sĩ chuyên khoa thăm khám điều trị. Nhà hàng cần cắt cử nhân viên đi theo chăm sóc cho khách bị ngộ độc.

 

Làm gì khi khách bị ngộ độc thực phẩm trong nhà hàng - khách sạn

Sơ cấp cứu kịp thời sẽ hạn chế tình trạng nguy hiểm cho người bị ngộ độc

 

 - Những việc cần làm sau khi xảy ra ngộ độc thực phẩm

  + Nếu chỉ có 1 khách bị ngộ độc, đại diện nhà hàng đứng ra xin lỗi người thân khách trúng thực và trấn an những vị khách còn lại tại nhà hàng, cho biết chỉ là việc xảy ra ngoài ý muốn.

  + Nhanh chóng lấy mẫu thức ăn khách đã dùng, gửi đến cơ quan chức năng kiểm tra để xác định món ăn của nhà hàng có phải là nguyên nhân gây ngộ độc không.

  + Nếu món ăn nhà hàng là nguyên nhân gây ngộ độc thì phải xin lỗi khách và thực hiện việc bồi thường chi phí liên quan.

  + Trường hợp cơ quan chức năng thông báo thức ăn nhà hàng không có vấn đề gì thì khi đến thăm - cần hỏi khách họ đã ăn hay uống gì trước khi dùng bữa. Nếu là loại đồ ăn - thức uống kị với món ăn của nhà hàng, ân cần khuyên khách lần sau tránh dùng chung những thực phẩm đó.

  + Đồng thời quan tâm, chăm sóc khách tận tình - sau khi xuất hiện thì đưa khách về khách sạn nghỉ ngơi. Như vậy, dù lỗi là do phía nhà hàng hay từ khách thì khách vẫn sẽ có ấn tượng tốt về thái độ phục vụ của nhà hàng - khách sạn.

 - Khi khách xuất viện về nghỉ tại khách sạn cần làm gì?

  + Pha sẵn oresol với nước sôi để nguội theo đúng liều lượng - mang đến phòng cho khách uống hàng ngày

  + Các bữa ăn trong ngày, phục vụ khách các món ăn nhẹ - dễ tiêu hóa:

   • Cháo trắng

   • Cháo yến mạch

   • Ngũ cốc

   • Khoai tây nghiền

   • Lòng trắng trứng

   • Sữa chua

   • Trái cây mềm: chuối…

  + Khuyên khách không nên uống nước ngọt, cà phê hay bia rượu… khi thể trạng chưa thực sự phục hồi.

 

Làm gì khi khách bị ngộ độc thực phẩm trong nhà hàng - khách sạn

Sữa chua cung cấp các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa


► Quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề ngộ độc thực phẩm

 - Khi xảy ra ngộ độc thực phẩm, cần kiểm nghiệm mẫu thức ăn để xác định nguyên nhân gây ngộ độc và tổ chức, cá nhân thực hiện việc bồi thường.

 - Chi phí bồi thường thiệt hại bao gồm: chi phí điều trị tại bệnh viện, chi phí bồi dưỡng - phục hồi sức khỏe, chi phí bù đắp tổn thất về mặt tinh thần.

 - Tùy thuộc nguyên nhân gây ngộ độc và hành vi vi phạm cụ thể mà nhà hàng - khách sạn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.

 - Nếu chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ ẩm thực vi phạm quy định an toàn vệ sinh thực phẩm gây ra hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

(Tham khảo nguồn Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai)

4 Bước sơ cứu đúng cách khi bị bong gân, trật khớp

 

Có thể bạn muốn xem