Lạ đời, phòng khách sạn có tivi bị thu 25.000 đồng/năm … tiền bản quyền bài hát

Lạ đời, phòng khách sạn có tivi bị thu 25.000 đồng/năm … tiền bản quyền bài hát Mới đây, hàng trăm khách sạn tại Đà Nẵng vô cùng bất ngờ khi nhận được công văn của Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam – chi nhánh miền Nam (VCPMC) yêu cầu nộp tiền sử dụng quyền tác giả và kèm khoản thu đối với khách sạn có sử dụng… tivi. Ảnh nguồn Internet Hầu hết các chủ khách sạn đều tỏ ra không đồng tình với quy định này. “Họ có biết chúng tôi dùng nhạc gì hay không mà gửi công văn yêu cầu chúng tôi phải đến nộp tiền. Với khoản thu phòng có tivi thì vô lý hơn vì chúng tôi sắm tivi là để khách xem nhiều chương trình truyền hình chứ tivi đâu phải là công cụ phát nhạc đơn thuần.” – ông LVC – chủ một khách sạn trên đường Hoàng Diệu (Q.Hải Châu, Đà Nẵng) bức...

Mới đây, hàng trăm khách sạn tại Đà Nẵng vô cùng bất ngờ khi nhận được công văn của Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam – chi nhánh miền Nam (VCPMC) yêu cầu nộp tiền sử dụng quyền tác giả và kèm khoản thu đối với khách sạn có sử dụng… tivi.

la-doi-phong-khach-san-co-tivi-bi-thu-25000-dong-nam-tien-ban-quyen-bai-hat

Ảnh nguồn Internet

Hầu hết các chủ khách sạn đều tỏ ra không đồng tình với quy định này. “Họ có biết chúng tôi dùng nhạc gì hay không mà gửi công văn yêu cầu chúng tôi phải đến nộp tiền. Với khoản thu phòng có tivi thì vô lý hơn vì chúng tôi sắm tivi là để khách xem nhiều chương trình truyền hình chứ tivi đâu phải là công cụ phát nhạc đơn thuần.” – ông LVC – chủ một khách sạn trên đường Hoàng Diệu (Q.Hải Châu, Đà Nẵng) bức xúc.

CEO Trần Thành Quý của khách sạn Sun River (Đà Nẵng) cũng tỏ ra bất ngờ với quy định thu 25.000 đồng/năm đối với phòng khách sạn có sử dụng tivi. “Đây là khoản tận thu vô lý vì mỗi tháng chúng tôi đều thanh toàn tiền thuê bao dịch vụ truyền hình cáp. Chúng tôi là người đi mua dịch vụ của nhà đài thì chỉ có trách nhiệm thanh toán với nhà đài và được quyền xem các chương trình đó, vậy tại sao chúng tôi còn phải trả tiền tác quyền?”.

Lý giải về việc thu tiền này, Ông Đinh Trung Cẩn – giám đốc VCPMC cho biết, khách sạn nào cũng mở nhạc ở khu vực kinh doanh, sử dụng tivi cho khách xem, trên tivi lại có các kênh âm nhạc - những chương trình giải trí có sử dụng nhạc nên các khách sạn buộc phải nộp tiền bản quyền tác giả. Trước đó, VCPMC đã phối hợp với các đơn vị chức năng thông báo về khoản thu này, nhiều khách sạn bất ngờ vì không đi họp.

Bạn muốn xem thêm: Làm thế nào để thăng tiến trong ngành Khách sạn – Nhà hàng?

Vị đại diện VCPMC còn dẫn luật “đây là việc sử dụng quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng của chủ sở hữu quyền tác giả được quy định tại điểm b, khoản 1, điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ.” Nên khi sử dụng, các khách sạn phải có nghĩa vụ xin phép và trả tiền thù lao cho tác giả. Và khoản tiền mà các khách sạn trả cho nhà đài chỉ là tiền nhận tín hiệu, đường truyền chứ không bao gồm tiền thù lao trả cho các tác phẩm âm nhạc.

Vậy dư luận cũng đặt ra câu hỏi, với những bài hát không nằm trong hợp đồng của tác giả với VCPMC thì vì sao phải trả tiền?

Trao đổi về vấn đề này, ông Hà Vỹ - Trưởng phòng quản lý văn hóa Sở VH-TT Đà Nẵng cho biết, việc thu tiền tác quyền đối với các khách sạn có sử dụng tivi là điều cần phải xem xét lại bởi đây không phải là các chương trình biểu diễn trên sân khấu.

“Việc thu tiền tác quyền tác phẩm âm nhạc thực ra là chuyện bình thường. Tuy nhiên, việc đánh đồng thu 25.000 đồng/năm đối với phòng khách sạn có tivi và coi đó là tác quyền của tác phẩm biểu diễn trước công chúng là thiếu sự rõ ràng. Hiện tại thì luật sở hữu trí tuệ cũng chưa có quy định cụ thể về nghĩa vụ nộp phí tác quyền trong trường hợp này. Thực ra thì chính nhà đài mới là đơn vị chịu tiền tác quyền vì họ sử dụng các tác phẩm âm nhạc để hấp dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ của họ và hưởng lợi từ hoạt động quảng cáo.” – Luật sư Lê Cao – Đoàn Luật sư TP.Đà Nẵng bày tỏ quan điểm.

Thực tế là các cơ sở kinh doanh khách sạn chỉ sử dụng tivi như một vật dụng thường nhật trong đời sống và không hề đặt hàng các nhà đài phải phát bài hát gì để phục vụ cho việc kinh doanh của họ. Mà việc khách lưu trú xem – nghe các tác phẩm âm nhạc là hoàn toàn thụ động.

Như vậy thì việc thu tiền tác quyền trong trường hợp này hoàn toàn là sai đối tượng?

Xem thêm: Vì sao khách lưu trú nên lấy sữa tắm, dầu gội trong khách sạn về nhà?

Ms.Smile

Có thể bạn muốn xem