Kinh nghiệm trekking Bidoup Núi Bà tự túc cho người lần đầu

Trekking Bidoup Núi Bà là hành trình 28km từ đi băng rừng vượt sông, qua thung lũng hiểm nguy để đến với nóc nhà cao 2.287 m của Lâm Đồng. Cung đường ấy ai cũng e dè bởi sự “khó nhằn” nhưng với các tips dưới đây mà chia sẻ bạn sẽ không còn lo lắng mà lên đường khám phá. Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà thuộc huyện Lạc Dương và một phần Huyện Đam Rông, Tỉnh Lâm Đồng Nếu như đã lâu rồi bạn chưa có 1 chuyến trek nào cho ra hồn thì Bidoup ngọn núi cao “nóc nhà” Tây nguyên chính là lựa chọn hợp lý đó. Hãy làm 1 chuyến đi để đời đến

Trekking Bidoup Núi Bà là hành trình 28km từ đi băng rừng vượt sông, qua thung lũng hiểm nguy để đến với nóc nhà cao 2.287 m của Lâm Đồng. Cung đường ấy ai cũng e dè bởi sự “khó nhằn” nhưng với các tips dưới đây mà chia sẻ bạn sẽ không còn lo lắng mà lên đường khám phá.

Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà thuộc huyện Lạc Dương và một phần Huyện Đam Rông, Tỉnh Lâm Đồng

Nếu như đã lâu rồi bạn chưa có 1 chuyến trek nào cho ra hồn thì Bidoup ngọn núi cao “nóc nhà” Tây nguyên chính là lựa chọn hợp lý đó. Hãy làm 1 chuyến đi để đời đến đây để cùng chúng tôi khám phá nhiều thú vị đang chờ đón bạn, đồng thời hãy thử thách sự bản lĩnh của bản thân thêm 1 lần nhé.

Vậy Bidoup ở đâu? Cùng tìm hiểu ngay

NỘI DUNG CHÍNH BÀI VIẾT

Giới thiệu về vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà

Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà thuộc huyện Lạc Dương và một phần Huyện Đam Rông, Tỉnh Lâm Đồng, nó cũng chiếm gần trọn cao nguyên Langbiang (còn gọi là cao nguyên Lâm Viên). Về khoảng cách địa lý, nơi này cách thành phố Đà Lạt khoảng 50km theo tỉnh lộ 723.

Trekking Bidoup tức là bạn đang đến với 1 trong 27 vườn quốc gia thuộc các khu rừng đặc dụng của Việt Nam, thuốc 1 trong 221 trung tâm chim đặc hữu của thế giới và là 1t trong 4 trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam. Bạn đã thấy đủ kích thích và thú vị để lên đường chưa nào?

Hành trình này đúng nghĩa cần xuyên rừng, băng thung lũng, vượt sông, vượt rừng

Chưa hết Bidoup Núi Bà có 91% diện tích là rừng và đất nguyên sinh với đa dạng thảm thực vật, nhiều tán cây lá rộng, lá kim nhiệt đối cùng nhiều động vật.

Có 1468 loài thực vật trong đó 62 loài quý hiếm phân bố trong 29 họ thực vật khác nhau, thuộc mức quý hiếm của sách đỏ Việt Nam năm 2000, ngoài ra nơi đây còn hơn 250 loại lan rừng đẹp tuyệt vời.

Đây còn là khu bảo tồn sinh học, khu dự trữ sinh quyển xanh sạch đẹp khi “vắng bóng” rác thải và hầu như không ô nhiễm nên sẽ cho bạn bầu không khí trong lành nhất có thể.

Bidoup – điểm trekking thử sức bền phượt thủ

Vườn quốc gia Bioup – Núi Bà, còn có 1 truyền thuyết cực đẹp theo tên nữa đấy nhé. Chuyện kể là Lang Biang và Bidoup là hai anh em. Bidoup là em nhưng lại cao hơn anh.

Lang Biang thấy vậy không chấp nhận nên gõ vào đầu và kéo em cúi xuống. Vì thế cái tên Bioup theo tiếng địa phương nghĩa là “cúi xuống” và 1 bên đỉnh của Bidoup bị khuyết mất một bên giống như từng bị “gõ” vậy.

Thú vị là thế, ấý vậy mà tại sao nhiều phượt thủ lại có phần e dè khi đến với nơi này?

Trekking Bidoup Núi Bà tại sao “khó nhằn”?

Vì để trekking Bidoup cần di chuyển từ Đà Lạt đi Nha Trang cắt ngang (đèo Khánh Vĩnh/đèo Omega) về phía đông bắc.

Hành trình này đúng nghĩa cần xuyên rừng, băng thung lũng, vượt sông, vượt rừng như: Thung lũng Klong Klan, sông Đa Nhim, rừng kín Thường Xanh.

Hành trình đến Bidoup Núi Bà đầy thử thách

Chưa kể vì độ cao “khủng” nên loãng không khí, khi không đủ sức khỏe bạn rất dễ bị khó thở, tim đập nhanh, bị shock độ cao gây ù tai, choáng váng…

Nên những lý do trên hơi làm “chùn chân” những ai ngại khó, ngại khổ. Nhưng đã là 1 phượt Bidoup thứ thiệt họ đặc biệt thích sự khám phá, thích thử thách nên sẽ thú vị hơn nhiều nhé.

Hơn nữa với những kinh nghiệm được “mách nước” dưới đây, hành trình của bạn đã được chủ động hơn và không còn đáng ngại nữa nhé!

Kinh nghiệm leo núi Bidoup chi tiết

*Leo Bidoup Núi Bà cần chuẩn bị gì?

Hành trang trekking Bidoup bạn cần sẵn sàng những vật dụng sau:

Trekking Bidoup phải vượt qua nhiều cung đường chông gai

-Nơi này thuộc vùng nhiệt đới nên bạn nhớ: Ô, áo mưa nhé

-Khí hậu lên cao sẽ loãng hơn bạn cần đồ áo ấm, giày, ủng, mũ, tất, găng tay đồng thời cũng tốt cho quá trình di chuyển.

-Khăn giấy ướt, khăn khô

-Đèn pin khi xuyên rừng, trời tối

-Áo mưa cá nhân cho bạn, cho máy ảnh, ba lô . Giày, mũ, găng tay đi rừng phù hợp

-Dầu nóng, thuốc cảm, thuốc sổ, thuốc chống côn trùng…

-Một số dụng cụ y tế cơ bản phòng bị trầy xước trên đường đi

-1 vài thanh chocolate để tăng năng lượng

Thêm nữa đến những đoạn đường khó di chuyển, dễ trơn trượt nhớ chắc chân, tránh trùng gối để không nguy hiểm nhé. Bạn cũng nên bám đoàn để luôn hỗ trợ nhau khi cần thiết.

* Thời gian Trekking Bidoup đẹp nhất

Thời gian Trekking Bidoup đẹp nhất là vào khoảng tháng 12-4

trekking Bidoup Núi Bà là để khám phá rừng nguyên sinh cùng các loài thực vật nên hãy chọn thời điểm mà chúng đẹp nhất. Theo nhiều kinh nghiệm di chuyển trước đó bạn hãy chọn đi vào khoảng từ tháng 12 đến tháng 4.

Vào mùa xuân, lúc này thời tiết khô ráo, ấm áp hơn, đường cũng đỡ trơn hơn khi di chuyển, chưa kể mùa này hoa lan, đỗ quyên cùng các thực vật khác đúng mùa nên nở đẹp sẽ cho bạn nhiều cảm xúc đẹp khó tả.

Tránh chinh phục Bidoup vào mùa mưa, thì đúng là “khó nhằn” đấy nhé. Bởi trời lạnh, đường trơn nguy hiểm, mưa lại ập xuống bất cứ khi nào, thêm vào tiết trời lạnh khi băng sông vượt núi rất rét buốt. Đây là các tháng bạn cần tránh trekking Bidoup từ đầu tháng 9 đến hết tháng 10.

*Chọn cung phù hợp để trek:

Bạn cần xác định mình thuộc nhóm nào trước đã để chọn cung đường di chuyển

Bạn cần xác định mình thuộc nhóm nào trước đã để chọn cung đường di chuyển: nếu ưa phiêu lưu, thử thách hãy chọn cung đường khó. Nếu đơn giản để chinh phục đỉnh Bidoup cùng rừng quốc gia hãy chọn cung đường dễ hơn. Dưới đây gtop đưa ra cho bạn 2 lựa chọn trek Bidoup:

-Cung đường dễ: ĐT 723 – trạm kiểm lâm Bidoup – đỉnh Bidoup – Trạm K’long K’lanh (27 km)- Rừng Bidoup.

Quãng đường ít dốc trơn trượt này dành cho những ai sức khỏe tầm trung hay những trekker mới đi, đi lần đầu.

Bạn là người ít đi, có thể chọn cung ít dốc nhẹ nhàng hơn

+ Từ tỉnh lộ 723 vào trạm kiểm lâm Bidoup: Gọi là đường cấp phối (có thể đi xe pickup isuzu 7 chỗ hoặc xe uoat 6 chỗ của vườn cung cấp nếu đặt trước). Còn đi bộ luôn từ đường nhựa, bạn có thể đi đường tắt 7 km.

+ Trước trạm kiểm lâm Bidoup, bạn sẽ đi xuồng dây kéo qua sông Đa Nhim, có thể dừng ăn trưa ở đây và nghỉ ngơi

+Khi lên đến đỉnh bạn nhớ cắm trại Bidoup nằm trên ranh giới rừng thông và rừng kín thường xanh (có nguồn nước suối sạch và nhà vệ sinh). Hôm sau đi thêm 3 km đến đỉnh Bidoup ngắm mây mù. Cuối cùng rẽ trái leo dốc thêm 4 km đến điểm trạm rồi đến rừng Bidoup.

Cung đường khó dành cho người ưa thử thách

-Cung đường trekking Bidoup khó: Trạm K’long K’lanh – đỉnh Bidoup – trạm Bidoup – tỉnh lộ 723.

Tuyến đường du lịch Bidoup này có dốc cực kỳ cao và vắt sức khá nhanh vì xuất phát lên  độ cao 2.287 m, đường dài, toàn rừng rậm, chỉ có một đoạn rừng thông ngắn nên cần người có kinh nghiệm, có sức khỏe mới nên chinh phục.

+ Xuất phát từ trạm kiểm lâm K’long K’lanh di chuyển qua cầu treo, rồi leo dốc liên tục đến tảng đá nghỉ chân. Đây là điểm có view thoáng duy nhất trong hành trình. Những ngày trời trong có thể nhìn thấy đỉnh núi Bà – Lang Biang phía xa.

+ Đoạn đỉnh Bidoup: Lại tiếp tục leo dốc gắt đến thăm cây Pơ Mu 1.300 năm tuổi, rồi khi đến sát đỉnh bắt đầu kết hợp tay và chân nắm dây leo dốc 45 độ lên đỉnh. (Giữa F và đỉnh có một điểm cắm trại nhưng khá nhỏ và rậm rạp, nên ít nhóm cắm ở đây).

+ Đi thêm 1 ngày từ đường ĐT 723 lên đến trạm Bidoup (dài 17km), bạn nghỉ chân cắm trại tại đây. Kết thúc hành trình trekking Bidoup bạn cần di chuyển 10km đi xuống trạm Long Lanh (dài 10km) về tỉnh lộ 723.

Trekking Bidoup không nên bỏ lỡ thắng cảnh đẹp nào?

*Cây cầu giăng đường lên Bidoup

Cây cầu giăng đường lên Bidoup

Bạn đang trên đường đến với Bidoup Lâm Đồng – cảnh quan đất trời hoang sơ nên đừng bỏ qua cây cầu giăng đường lên Bidoup nhé.

Bởi cây cầu này còn đi vào thơ ca như:

“Này em Bidoup sáng nay

Thiên thu về ngự trên cây thông tùng

Hương hoa trải chiếu giăng mùng

Câu thơ treo phía tao phùng yêu thương”

1 cây cầu tuyệt đẹp đáng cho bạn khám phá lắm đó. Trên cung đường đó nhớ ngắm nhìn luôn quang cảnh từ độ cao khoảng 2000m, cây Pơ mu hơn 1300 năm tuổi.

* Đỉnh núi được mệnh danh là “nóc nhà” Tây Nguyên cao 2.287m

Đỉnh núi Bidoup

Bạn phải mất khá nhiều thời gian, công sức cho hành trình “lên đỉnh” này nên đừng bỏ qua việc tận hưởng cảnh quan từ trên cao nhé.

Đây xứng đáng đúng nghĩa là chốn bồng lai tiên cảnh với quang cảnh hùng vĩ nhìn từ trên cao, cùng nhiều cảnh sông suối thác nước ngoạn mục, hệ sinh thái đa dạng, nhiều sinh cảnh đặc trưng khác.

*Thảm thực vật ở vườn quốc gia Bidoup

Thảm thực vật ở Bidoup

Thảm thực vật ở Bidoup đương nhiên bạn cần khám phá thuộc tour trekking Bidoup.

Để ngắm trọn vẹn hơn khung cảnh nơi này bạn nhớ cắm trại qua đêm trên đỉnh Bidoup nhé.

Leo lên tới đỉnh Bidoup cao 2287m, một bãi cắm trại tuyệt đẹp nơi giao nhau giữa 2 kiểu rừng thông và kín thường xanh. Nhớ dựng trại, đốt lửa chuẩn bị BQQ đã đem sẵn, thử cảm giác trải nghiệm khó quên khi leo Bidoup nhé.

* Khám phá thiên đường các loài chim trong tuyến Hòn Giao – Giang Ly

Các loài chim trong tuyến Hòn Giao – Giang Ly

Tuyến Hòn Giao – Giang Ly, quy tụ hơn 300 loài chim, trong đó có các loài chim quý hiếm nằm trong sách Đỏ như: Mi Langbian, sẻ thông họng vàng, khướu đầu đen má xám…

Nếu bạn yêu thích thiên nhiên thì trekking Bidoup quả là chuyền đi hoàn hảo để khám phá thực vật. Ngoài ra nơi đây còn sự xuất hiện của loài thông hai lá trên thế giới chỉ còn duy nhất ở Việt Nam, sồi Braian, kha thụ nhím …

Tiếp theo bạn được mãn nhãn với thế giới nấm vô cùng đa dạng, khác nhau đang đua chen trồi lên sau mưa, tạo thành khung cảnh cực đẹp mắt nữa đấy.

* Ngắm nhìn cây Pơ-mu đại thụ (hơn 1300 tuổi)

Trên chặng đường trek bạn không nên bỏ qua một cây pơ mu có kích thước rất lớn, với đường kính đo được đoạn gốc lên đến 2,20m, chiều cao gần 30m.

Thăm cây Pơ-mu đại thụ (hơn 1300 tuổi)

Pơ mu có tên khoa học Fokienia hodginsii (Dunn) A.Henry & H.H.Thomas là loài thực vật thuộc họ Hoàng Đàn (Cupressaceae), là loài thực vật quý hiếm có giá trị về mặt sử dụng cũng như bảo tồn. Vì thế chiêm ngưỡng chúng cùng để đời vài pô sẽ giá trị lắm đó.

Lịch trình leo Bidoup cho các bạn tham khảo

Trekking Bidoup bạn cần lịch trình ít nhất 2 ngày 1 đêm như dưới đây:

*Lịch Trình Ngày 1

-8h30: Cả đoàn bắt đầu chinh phục cung đường

-12h00 – 12h30: Cả đoàn tạm nghỉ ăn trưa (thức ăn mỗi người tự đem theo).

-18h00: dự kiến đến địa điểm cắm trại (ở độ cao 2000m, nhiệt độ dự kiến ban đêm 15-18 độ C), dựng trại và ăn tối.

*Ngày 2

-6h00: Dậy ăn sáng, sửa soạn đồ đạc ,chụp choẹt và ngắm bình minh

-8h00: bắt đầu đầu chuẩn bị leo xuống núi

-16h00: Xuống tới chân núi, xe ô tô đón đoàn trả lại Đà Lạt.

Lưu ý thêm khi trekking Bidoup

Một số lưu ý:

– Vườn quốc gia Bidoup rất sạch sẽ và được bảo vệ nghiêm ngặt nhất. Tuyệt đối không được xả rác, bắt buộc phải đăng ký và mua tour Bidoup có hướng dẫn, và thêm người vác đồ nếu cần.

– Đi càng đông, chi phí càng giảm. Nếu bị phát hiện đi chui, khách sẽ bị phạt hoặc bị bắt nếu chống đối vì đó là quy định. Nếu bạn khỏe, có thể tự mang lều và đồ ăn riêng, hoặc thuê thêm các anh mang vác giúp cho nhẹ, có thời gian và sức khỏe ngắm cảnh, chụp hình.

Nhớ chụp ảnh cùng đoàn để lưu giữ kỷ niệm

– Du lịch và trekking ở các vqg Bidoup cũng góp phần góp thêm kinh phí hoạt động bảo vệ và gìn giữ rừng một cách thiết thực, giúp thêm thu nhập cho các tộc người Cil, người Churu, người K’ho ở khu vực Bidoup.

Trekking Bidoup ngoài chinh phục đỉnh Bidoup, tại khu vực vườn quốc gia còn có rất nhiều cung đường thú vị khác như đi thác Thiên Thai, đi Lang Biang, gần đây có thêm cung đi từ đỉnh Bidoup qua đỉnh Núi Bà, hay cung đi ngược dòng Đa Nhim.

– Nhiệt độ ở Bidoup, đặc biệt khi về đêm, rất lạnh và độ ẩm cao, gió thổi mạnh. Ban đêm, thời tiết đôi khi có thể xuống tới dưới 10 độ. Vì thế phải mang nhiều đồ ấm, mũ, găng tay, giày leo núi, túi ngủ, trải cách nhiệt, có thể thêm miếng dán sưởi ấm, trà gừng.

Hãy 1 lần thử trải nghiệm trekking Bidoup

– Khu vực gần đỉnh Bidoup cũng nổi tiếng vì là thiên đường của vắt, nhất là đi theo tuyến đường thứ 2 bên K’long K’lanh, vì độ ẩm cao. Không nên đứng ngồi lâu một chỗ hay chỗ rậm rạp, nhớ mang vớ dài kéo cao, bôi thuốc chống vắt quanh cổ giày, tất.

Hãy 1 lần thử trải nghiệm cảm giác đi bộ leo núi, nằm ngủ giữa những rặng thông. Ngủ vùi bên đống lửa giữa sương mù với cái lạnh tái tê khoảng 15 độ C. Hy vọng một số thông tin trên sẽ giúp bạn trekking Bidoup thú vị với nhiều trải nghiệm.

Có thể bạn muốn xem