Khi thực khách bị dị ứng thực phẩm, nhân viên phục vụ nhà hàng nên xử lý thế nào?

Khi thực khách bị dị ứng thực phẩm, nhân viên phục vụ nhà hàng nên xử lý thế nào? Là nhân viên phục vụ nhà hàng - nếu không may gặp phải tình huống khách có triệu chứng bị dị ứng thực phẩm – bạn sẽ xử lý như thế nào? Nếu còn “mù mờ” về câu trả lời – bạn hãy tìm hiểu cùng GTOP nhé! Nhân viên phục vụ nên xử lý thế nào khi khách có triệu chứng bị dị ứng thực phẩm? (Ảnh nguồn Internet) ► Dị ứng thực phẩm là gì? Dị ứng thực phẩm là những phản ứng bất thường của hệ miễn dịch trong cơ thể sau khi ăn một hoặc nhiều loại thức ăn nhất định. Chứng dị ứng thực phẩm cũng được xem là một bệnh mãn tính (kéo dài một thời gian) hoặc cấp tính (đột ngột). Ở một số người, dị ứng thực phẩm có thể gây ra tình trạng nghiêm trọng là sốc phản vệ - đe...
Là nhân viên phục vụ nhà hàng - nếu không may gặp phải tình huống khách có triệu chứng bị dị ứng thực phẩm – bạn sẽ xử lý như thế nào? Nếu còn “mù mờ” về câu trả lời – bạn hãy tìm hiểu cùng GTOP nhé!

Khi thực khách bị dị ứng thực phẩm, nhân viên phục vụ nhà hàng nên xử lý thế nào

Nhân viên phục vụ nên xử lý thế nào khi khách có triệu chứng bị dị ứng thực phẩm? (Ảnh nguồn Internet)

► Dị ứng thực phẩm là gì?

Dị ứng thực phẩm là những phản ứng bất thường của hệ miễn dịch trong cơ thể sau khi ăn một hoặc nhiều loại thức ăn nhất định. Chứng dị ứng thực phẩm cũng được xem là một bệnh mãn tính (kéo dài một thời gian) hoặc cấp tính (đột ngột). Ở một số người, dị ứng thực phẩm có thể gây ra tình trạng nghiêm trọng là sốc phản vệ - đe dọa đến tính mạng.

► Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng – các loại thực phẩm thường dễ gây dị ứng gồm có: - Ngũ cốc chứa gluten - Hải sản (tôm, cua, cá…) - Trứng và các sản phẩm từ trứng - Sữa bò - Lạc - Đậu nành - Lúa mì - Hạt hạnh nhân, hạt dẻ cười, hạt óc chó… - Thậm chí là gia vị như mì chính (bột ngọt)

Khi thực khách bị dị ứng thực phẩm, nhân viên phục vụ nhà hàng nên xử lý thế nào

Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng (Ảnh nguồn Internet)

► Các triệu chứng thường gặp khi bị dị ứng thực phẩm

Các triệu chứng có thể xuất hiện trong vòng vài phút đến 2 tiếng sau khi ăn phải thức phẩm dị ứng. Các dấu hiệu – triệu chứng phổ biến gồm: - Ngứa trong miệng, ngứa ran - Nổi mề đay - Sưng môi, lưỡi, cổ họng, mặt hoặc các bộ phận khác của cơ thể - Choáng, chóng mặt – ngất xỉu - Thở khò khè – nghẹt mũi – khó khở - Buồn nôn – nôn mửa, đau bụng – tiêu chảy - Sốc phản vệ: đây là triệu chứng phản ứng dị ứng vô cùng nghiêm trọng, bao gồm tình trạng co thắt đường hô hấp, cổ họng sưng, khó thở, tụt huyết áp, chóng mặt hoặc bất tỉnh… Với một số người, khi bị dị ứng thực phẩm chỉ gây ra tình trạng ngứa ngáy khó chịu. Nhưng ai có triệu chứng sốc phản vệ thì rất nguy hiểm – vì nó có thể gây hôm mê, thậm chí là tử vong.

► Nhân viên phục vụ nhà hàng nên xử lý thế nào khi khách bị dị ứng thực phẩm?

Trong trường hợp khách lần đầu bị dị ứng – nhân viên phục vụ quên hỏi loại thực phẩm khách không ăn được – hay đầu bếp không để ý ghi chú về thực phẩm dị ứng trong phiếu order, gây nên tình huống khách có triệu chứng dị ứng thực phẩm thì nên xử lý như thế nào?
    • Với tình trạng khách bị dị ứng nhẹ, chỉ ngứa ngáy thông thường – nhân viên phục vụ có thể đến phòng y tế xin thuốc kháng histamin (hoặc các loại thuốc tương đương được chuyên viên y tế chỉ định) cho khách uống (khách sạn – nhà hàng phải có sẵn loại thuốc này và cần kiểm tra đảm bảo còn hạn sử dụng) để giúp giảm ngay các triệu chứng ngứa.
 
    • Nếu khách có biểu hiện nghiêm trọng hơn như: chóng mặt, khó thở, mạch đập nhanh… thì nhân viên phục vụ phải gọi ngay chuyên viên y tế của khách sạn đến xử lý. Theo nghiệp vụ sơ cứu, chuyên viên y tế sẽ tiêm khẩn cấp Epinephrine và đưa khách đi cấp cứu. Nếu khách sạn – nhà hàng không có chuyên viên y tế thì cần phải tức tốc đưa khách đi bệnh viện càng nhanh càng tốt.
 

Khi thực khách bị dị ứng thực phẩm, nhân viên phục vụ nhà hàng nên xử lý thế nào

Nhân viên phục vụ cần phải biết nên làm gì khi khách bị dị ứng thực phẩm (Ảnh nguồn Internet)


Để hạn chế tối đa gặp phải tình huống trên, nhân viên phục vụ không được quên câu hỏi “Quý khách có dị ứng với loại thực phẩm nào không?” khi tiếp nhận order và cần lưu ý kỹ - xác nhận lại với đầu bếp khi phục vụ món ăn cho khách, để tránh làm ảnh hưởng đến uy tín, danh tiếng của nhà hàng – khách sạn. Nếu bạn là ứng viên tìm việc phục vụ nhà hàng – cũng nên nhớ điều này và trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về cách xử lý khi gặp khách bị dị ứng thực phẩm. Hy vọng bài viết được GTOP chia sẻ sẽ hữu ích với bạn.

Có thể bạn muốn xem