Khái Niệm Quản Trị Chất Lượng Dịch Vụ Và Những Điều Cần Biết

Khái Niệm Quản Trị Chất Lượng Dịch Vụ Và Những Điều Cần Biết Hoạt động kinh doanh khách sạn không thể thiếu công tác quản trị chất lượng dịch vụ. Hãy cùng GTOP tìm hiểu về Khái Niệm Quản Trị Chất Lượng Dịch Vụ và những điều cần biết liên quan đến thuật ngữ này. Ảnh nguồn Internet ► Khái Niệm Quản Trị Chất Lượng Dịch Vụ Quản trị chất lượng dịch vụ là công tác quản lý, kiểm soát quá trình cung cấp dịch vụ, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng đề ra, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng tại các cơ sở cung cấp dịch vụ như: khách sạn, nhà hàng… ► Những điều cần biết về Quản trị chất lượng dịch vụ trong Khách sạn – Nhà hàng - Quy trình Quản trị chất lượng dịch vụ trong khách sạn – nhà hàng Xác định mong đợi của khách hàng Muốn đem đến chất lượng dịch...

Hoạt động kinh doanh khách sạn không thể thiếu công tác quản trị chất lượng dịch vụ. Hãy cùng GTOP tìm hiểu về Khái Niệm Quản Trị Chất Lượng Dịch Vụ và những điều cần biết liên quan đến thuật ngữ này.

Ảnh nguồn Internet

► Khái Niệm Quản Trị Chất Lượng Dịch Vụ

Quản trị chất lượng dịch vụ là công tác quản lý, kiểm soát quá trình cung cấp dịch vụ, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng đề ra, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng tại các cơ sở cung cấp dịch vụ như: khách sạn, nhà hàng…

► Những điều cần biết về Quản trị chất lượng dịch vụ trong Khách sạn – Nhà hàng

- Quy trình Quản trị chất lượng dịch vụ trong khách sạn – nhà hàng

Xác định mong đợi của khách hàng

Muốn đem đến chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, các khách sạn – nhà hàng cần phải tìm hiểu mong đợi của các đối tượng khách hàng mục tiêu, thị trường khách tiềm năng để xác định chính xác các tiêu chuẩn dịch vụ sẽ cung cấp. Bộ phận Marketing cần phải tiến hành công tác nghiên cứu thật kỹ càng, chi tiết để xác định những mong đợi chính xác nhất.

Ảnh nguồn Internet

Thiết lập tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ

Sau khi đã xác định được những mong đợi của khách hàng, các khách sạn - nhà hàng cần phải thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ cho đơn vị mình. Tiêu chuẩn được thiết lập phải ít nhất bằng hoặc cao hơn mong đợi của khách hàng mục tiêu. Một trong những bước thiết lập quan trọng là hoàn thiện quy trình thực hiện công việc của từng vị trí – từng nhiệm vụ cụ thể để việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ đến khách hàng được chuẩn hóa, nhất quán.

Đảm bảo cung ứng dịch vụ theo tiêu chuẩn được đề ra

Để đảm bảo quá trình cung ứng dịch vụ đạt các tiêu chuẩn chất lượng đề ra, các đơn vị cung cấp dịch vụ cần quản lý tốt các yếu tố - điều kiện phục vụ khách hàng: hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật…; chất lượng đội ngũ nhân sự; kiểm soát quá trình cung ứng và giải quyết các phàn nàn của khách hiệu quả.

Tìm hiểu thêm: Quy trình xử lý đồ thất lạc nhân viên khách sạn cần biết

Ảnh nguồn Internet

Quản trị các cam kết

Lời cam kết của khách sạn được thể hiện thông qua những thông tin quảng cáo được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng hay mạng xã hội như tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ 5 sao, khách hàng sẽ được phục vụ chu đáo - tận tâm… Những thông tin này sẽ tạo ra sự mong đợi cho khách hàng. Nếu dịch vụ cung ứng thực tế không như lời cam kết sẽ ảnh hưởng đến cảm nhận, đánh giá của khách hàng. Do đó, các khách sạn – nhà hàng cần kiểm soát các thông tin quảng cáo, truyền thông ra bên ngoài - đảm bảo đúng sự thật. Ngoài ra cũng cần đào tạo – huấn luyện nhân viên phục vụ khách hàng theo đúng tiêu chuẩn đã cam kết.

Đánh giá sự hài lòng của khách hàng

Sau khi đã cung ứng dịch vụ đến khách hàng, các khách sạn – nhà hàng cần phải thu nhập các thông tin phản hồi thông qua các phiếu khảo sát hay bình luận khách hàng để lại trên các kênh thông tin để đánh giá mức độ hài lòng của họ. Khi khách để lại những phản hồi tốt, chứng tỏ chất lượng dịch vụ cung ứng khiến họ hài lòng. Việc đánh giá sự hài lòng của khách hàng chính là thước đo quan trọng để kiểm chứng chất lượng dịch vụ của các khách sạn – nhà hàng.

Ảnh nguồn Internet

- Giải pháp hoàn thiện công tác Quản trị chất lượng dịch vụ trong khách sạn – nhà hàng

Triển khai công tác nghiên cứu Marketing kỹ càng: công tác nghiên cứu Marketing cần được lên kế hoạch chi tiết và thực hiện nghiêm túc để thông tin thu thập được đảm bảo tính khách quan – làm cơ sở cho việc đưa ra những sản phẩm – dịch vụ mới, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ của khách sạn – nhà hàng. Tăng cường việc tương tác trực tiếp giữa quản lý và nhân viên: nhân viên khách sạn – nhà hàng (lễ tân, buồng phòng, phục vụ bàn…) là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, tiếp nhận các ý kiến – đánh giá từ khách; do đó mà các nhà quản lý cần tăng cường việc tương tác qua kênh thông tin này bằng việc duy trì thường xuyên các cuộc họp giao ban hàng tuần – tháng để nắm thông tin kịp thời để có điều chỉnh phù hợp. Xây dựng bộ tiêu chuẩn dịch vụ: các khách sạn – nhà hàng cần phải xây dựng bộ tiêu chuẩn dịch vụ với những mô tả rõ ràng, cụ thể về các phần việc cần thực hiện; các tiêu chuẩn cần được đưa vào sổ tay nhân viên để nhân viên dễ dàng ghi nhớ và thực hiện. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự: luôn đảm bảo số lượng nhân viên tối thiểu cần có; chú trọng công tác đào tạo – huấn luyện; thường xuyên kiểm tra chuyên môn nhân viên; đề ra các quy định thưởng – phạt rõ ràng; có các chính sách đãi ngộ hấp dẫn. Kiểm soát quá trình cung ứng dịch vụ: chất lượng hệ thống cơ sở vật chất – trang thiết bị; thái độ phục vụ của nhân viên; chất lượng món ăn – thức uống; vấn đề an ninh, vệ sinh…

Ảnh nguồn Internet

Kiểm soát tốt các yếu tố đầu vào: để đảm bảo chất lượng dịch vụ, các khách sạn – nhà hàng cần kiểm soát tốt các yếu tố đầu vào (thức ăn, đồ uống, khăn, chăn, ga, gối, đệm, dụng cụ, trang thiết bị…) từ việc lựa chọn nhà cung ứng, quản lý khâu thu mua và giao cho các bộ phận chịu trách nhiệm. Thành lập Ban chuyên trách quản lý chất lượng dịch vụ: để hoạt động Quản trị chất lượng dịch vụ trong khách sạn - nhà hàng được hiệu quả nhất, các đơn vị kinh doanh dịch vụ cần có Ban chuyên trách quản lý công tác này. Gồm Giám đốc, Phó Giám đốc cùng các Trưởng bộ phận và giám sát viên. Ban này sẽ phối hợp với bộ phận Marketing để triển khai các giải pháp hoàn thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ trong các khách sạn, nhà hàng.

Xem thêm: Giá Trị Vòng Đời Khách Hàng Là Gì? Và 2 Điều Nhân Viên Marketing Khách Sạn – Nhà Hàng Cần Biết

Ms.Smile

Có thể bạn muốn xem