Khách sạn, Nhà hàng, Dịch vụ vui chơi

Khách sạn, Nhà hàng, Dịch vụ vui chơi Dự kiến từ tháng 7/2022, các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, nhà hàng, cửa hàng ăn uống, dịch vụ vui chơi - giải trí, trung tâm thương mại, siêu thị… bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế (trừ trường hợp ngoại lệ) được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế xuyên suốt 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần. Quy định này nằm trong dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 123 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ đang được Bộ Tài chính triển khai lấy ý kiến. Cụ thể: - “Máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế” là thiết...

Dự kiến từ tháng 7/2022, các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, nhà hàng, cửa hàng ăn uống, dịch vụ vui chơi - giải trí, trung tâm thương mại, siêu thị… bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế (trừ trường hợp ngoại lệ) được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế xuyên suốt 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần.

Quy định này nằm trong dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 123 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ đang được Bộ Tài chính triển khai lấy ý kiến.

Cụ thể:

- “Máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế” là thiết bị điện tử đồng bộ hoặc một hệ thống gồm nhiều thiết bị điện tử được kết hợp với nhau bằng phần mềm bán hàng có chức năng chung như tính tiền, lưu trữ thao tác bán hàng, số liệu bán hàng, in hóa đơn, tra cứu giao dịch, báo cáo giao dịch… được kết nối chuyển dữ liệu đến cơ quan thuế bằng phương thức điện tử.

- “Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế”, theo tiêu chuẩn hệ thống cấp mã của Tổng cục thuế.

- Đối tượng áp dụng quy định sẽ là các tổ chức - cá nhân, không bao gồm hộ khoán, hoạt động trong các linh vực kinh doanh khách sạn, nhà hàng, cửa hàng ăn uống, dịch vụ vui chơi - giải trí, siêu thị, trung tâm thương mại, đại lý bán lẻ hàng tiêu dùng, bán lẻ thuốc tân dược… Trừ hộ- cá nhân kinh doanh tại địa bàn kinh tế- xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, không có hạ tầng công nghệ thông tin, không có phần mềm kế toán, không có phần mềm lập hóa đơn điện tử để lập hóa đơn điện tử và truyền dữ liệu điện tử đến cơ quan thuế, không thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử thì sử dụng “hóa đơn giấy” do Cục thuế đặt in trong thời gian tối đa 12 tháng nhưng cần có giải pháp chuyển đổi dần sang áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định chung.

- Các tổ chức cung cấp dịch vụ nhận - truyền - lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử phải:

+ Có ít nhất 5 năm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin

+ Có tối thiểu 10.000 khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử; dịch vụ nhận - truyền - lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử tính đến thời điểm gửi văn bản đề nghị ký hợp đồng Tổng cục thuế

+ Có tối thiểu 20 nhân sự có trình độ Đại học, chuyên ngành Công nghệ thông tin

+ Có cam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng với giá trị trên 5 tỷ đồng.

- Hệ thống cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử kết nối liên tục và xuyên suốt với Tổng cục thuế 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần; trường hợp tạm dừng cung cấp dịch vụ không quá 24 giờ trong 1 năm.

- Tổng cục thuế có trách nhiệm xây dựng tiêu chuẩn, định dạng, chuẩn kết nối dữ liệu của “hóa đơn điện tử” được khởi tạo từ máy tính tiền liên quan.

- Chi cục thuế có trách nhiệm khai thác cơ sở dữ liệu về “hóa đơn điện tử” chuẩn để kiểm soát việc kê khai doanh thu của hộ - cá nhân kinh doanh, đảm bảo phù hợp - khớp với các yếu tố chi phí trong kỳ khai thuế tương ứng.

- Cục thuế có trách nhiệm khai thác cơ sở dữ liệu về “hóa đơn điện tử” chuẩn để chỉ đạo, kiểm soát Chi cục thuế trong công tác quản lý thuế đối với hộ - cá nhân kinh doanh hay tổ chức - cá nhân có liên quan khác.

Quy định kết nối máy tính tiền từ các điểm bán với cơ quan thuế được cho là một trong những giải pháp hữu hiệu chống thất thu thuế, đảm bảo minh bạch và thuận tiện trong quản lý và kê khai, nhất là với nhóm kinh doanh nhỏ lẻ. Các hộ - cá nhân kinh doanh cũng không bị cơ quan thế áp đặt, ấn định doanh thu hay số thuế phải nộp mà sẽ chỉ cần nộp thuế theo đúng doanh thu thực tế của mình.

Được biết, tổng thu ngân sách Nhà nước do cơ quan thuế quản lý trong 7 tháng đầu năm 2021 ước đạt 763.805 tỷ đồng, tăng hơn 13% so với cùng kỳ năm 2020.

Hiện dự thảo vẫn đang trong giai đoạn lấy ý kiến và hoàn thiện, nếu được thông qua, thông tư sẽ có hiệu lực thi hành từ tháng 7/2022.

(Theo Cafe biz)

Có thể bạn muốn xem