Idol Gen 2 nhà SM lạ lẫm trước K-pop thời đại mới

Idol Gen 2 nhà SM lạ lẫm trước K-pop thời đại mới Khoảng cách thế hệ ở K-pop ngày càng lớn. So sánh từ Gen 2 đến Gen 4, nhiều người bất ngờ vì có quá nhiều sự khác biệt. Gần đây, các idol kỳ cựu nhà SM có dịp trở lại đường đua âm nhạc và trải nghiệm K-pop thời kỳ mới. Idol thế hệ thứ 2 cảm thấy lạ lẫm trước K-pop thời đại mới. (Ảnh: Pinterest) >>> Xem thêm: Những nhóm nhạc có mối quan hệ cực kỳ thân thiết Fancam 4K Hiện nay, người hâm mộ được những đoạn video trình diễn, fancam hay chương trình truyền hình đều có chất lượng 4K. Thậm chí, nhiều sản phẩm lên đến 8K với hình ảnh cực kỳ sắc nét. SNSD làm quen với video có độ phân giải cao. (Ảnh: Chụp màn hình YouTube KBS Kpop) Ở thời hoàng kim Gen 2, video thường chỉ có độ phân giải 1080p. Thế nên, Sooyoung...
quảng cáo

Khoảng cách thế hệ ở K-pop ngày càng lớn. So sánh từ Gen 2 đến Gen 4, nhiều người bất ngờ vì có quá nhiều sự khác biệt. Gần đây, các idol kỳ cựu nhà SM có dịp trở lại đường đua âm nhạc và trải nghiệm K-pop thời kỳ mới.

Idol thế hệ thứ 2 cảm thấy lạ lẫm trước K-pop thời đại mới. (Ảnh: Pinterest) >>> Xem thêm: Những nhóm nhạc có mối quan hệ cực kỳ thân thiết Fancam 4K Hiện nay, người hâm mộ được những đoạn video trình diễn, fancam hay chương trình truyền hình đều có chất lượng 4K. Thậm chí, nhiều sản phẩm lên đến 8K với hình ảnh cực kỳ sắc nét.

SNSD làm quen với video có độ phân giải cao. (Ảnh: Chụp màn hình YouTube KBS Kpop) Ở thời hoàng kim Gen 2, video thường chỉ có độ phân giải 1080p. Thế nên, Sooyoung nhóm SNSD hoàn toàn không biết máy 4K là gì khi fan nhắc đến trong bình luận. Ngoài ra, Taeyeon đã kể về những chiếc máy quay chuyên dụng, theo sát 1 thành viên để ghi lại "fancam cá nhân". Nghe qua miêu tả, Sooyoung cũng tỏ ra vô cùng bất ngờ.

Sooyoung khá bất ngờ khi biết đến fancam 4K. (Ảnh: Chụp màn hình YouTube KBS Kpop) >>> Đừng bỏ lỡ: Sân khấu comeback đầu tiên đầy "bất ổn" của SNSD Trình diễn dù không có khán giả Thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, chương trình âm nhạc tại Hàn thiếu vắng khán giả. Concert đều phải tổ chức trực tuyến. Nếu fan tham gia, họ cần tuân thủ nhiều quy tắc khắt khe, giữ im lặng và không được phép cổ vũ. Sooyoung (SNSD) cảm thấy buồn cho các hậu bối khi trình diễn ở sân khấu không trọn vẹn.

Hình thức tổ chức concert online được sử dụng vào thời điểm dịch bệnh căng thẳng. (Ảnh: Pinterest)

Nhiều nhóm nhạc từng trình diễn khi không có khán giả. (Ảnh: Pinterest) Nhìn lại khoảng thời gian khó khăn ấy, Sooyoung chia sẻ: "Tôi nghĩ tình hình bây giờ đã tốt hơn rất nhiều rồi. Nhưng tôi rất ngạc nhiên khi các nhóm nhạc ra mắt trong thời kỳ đại dịch không có cơ hội biểu diễn trước khán giả". Nữ idol bày tỏ rằng thật đau lòng cho hậu bối vì người hâm mộ vốn là năng lượng để thần tượng đứng trên sân khấu.

SNSD cho biết khán giả rất quan trọng đối với họ. (Ảnh: Pinterest) Fan "cắm quân" đợi idol Trong bài phỏng vấn cùng tạp chí Rolling Stone, Yuri tiết lộ rằng cô rất ngạc nhiên khi nhìn thấy nhiều người hâm mộ chờ nhóm tại các đài truyền hình. Fan đã "cắm quân" ở đó rất lâu chỉ để nhìn thấy SNSD vài phút ngắn ngủi.

SNSD thực hiện ghi hình nhiều chương trình âm nhạc. (Ảnh: Pinterest)

CÓ THỂ BẠN MUỐN XEM

Những điều chứng minh khoảng cách thế hệ ở K-pop khiến fan ngỡ ngàng Những đặc điểm thú vị trở thành điểm chung của idol SM

Biết được có nhiều người chờ đợi mình, Yuri cố gắng chào và cảm ơn khán giả. (Ảnh: Twitter @nadayne99) Nữ idol chia sẻ: "Tôi khá bất ngờ khi việc chụp ảnh và quay phim các thần tượng trên đường đi đến các chương trình phát sóng đã trở thành một thông lệ. Không phải mọi người đều phải đi làm hay đi học sao?"

Việc fan chờ đợi thần tượng đã trở thành thông lệ. (Ảnh: Pinterest) Ending Fairy Khi biết đến "tiên tử kết màn", SNSD khá hoang mang và đắn đo khi chuẩn bị cho sân khấu comeback của nhóm. Cuối cùng, thay vì chỉ để 1 số thành viên nổi bật thể hiện màn ending, 8 cô gái đã đề xuất kết màn cả nhóm. SNSD muốn thể hiện sự quyền lực, công bằng và đoàn kết.

SNSD từ chối kết màn từng thành viên. (Ảnh: Kpopping)

Nhóm muốn phần kết màn công bằng giữa các thành viên. (Ảnh: Chụp màn hình YouTube KBS Kpop) Không chỉ SNSD, nhiều nhóm nam Gen 2 cũng không ưa chuộng ending fairy. Vào đợt SHINee quảng bá ca khúc Atlantis, Key nhiều lần được chọn làm "tiên tử kết màn". Điều này làm nam idol bất lực nên mỗi khi máy quay hướng đến, anh liền thở hổn hển giống như vừa trình diễn rất tốn sức. Thậm chí, có lần anh còn thẳng thừng từ chối camera.

Key ra hiệu dừng phần kết màn vì thời lượng quá dài. (Ảnh: Chụp màn hình YouTube SBS) Kể cả Heechul cũng từng lúng túng khi máy quay hướng tới. Nam idol nhóm Super Junior không biết làm gì ở phần kết màn. Hay tại concert mới đây của SM, TVXQ cũng tập tành làm ending fairy giống hậu bối. Đáng nói, biểu cảm hài hước của họ khiến fan cười ngả nghiêng.

Heechul lúng túng với phần kết màn của mình. (Ảnh: Chụp màn hình YouTube Mnet)

TVXQ cũng thử sức với ending fairy. (Ảnh: Pinterest) Sau nhiều năm vắng bóng, các "chiến binh" kỳ cựu nhà SM cảm thấy lạ lẫm trước sự phát triển của K-pop thời đại mới. Họ tốn nhiều công sức để có thể hòa nhập với sân khấu hiện đại và dàn hậu bối năng động.