Homestay là gì? Những điều cần "nằm lòng" nếu muốn đầu tư homestay

Homestay là gì? Những điều cần "nằm lòng" nếu muốn đầu tư homestay Rất nhiều người thường xuyên đi du lịch nhưng lại chẳng thể nào phân biệt rạch ròi homestay là gì và có gì khác với hostel, khách sạn, motel, resort… Để giúp các bạn trẻ phân biệt các loại hình lưu trú du lịch này, sẽ chỉ rõ các đặc điểm nhận diện để bạn tự tin book phòng và chia sẻ kinh nghiệm cho những người đi sau nhé! Homestay là gì và những điểm “nhận diện” Homestay Để hiểu được homestay là gì thì trước tiên bạn hãy hình dung ra một loại hình lưu trú tại nhà của người dân bản địa nơi bạn đi du lịch. Ở đây, bạn sẽ được hòa vào không gian sinh hoạt cùng người dân, được nấu nướng, được làm việc, được trò chuyện và ăn tối giống như một thành viên trong gia đình. Từ đó, giúp bạn có những...

Rất nhiều người thường xuyên đi du lịch nhưng lại chẳng thể nào phân biệt rạch ròi homestay là gì và có gì khác với hostel, khách sạn, motel, resort… Để giúp các bạn trẻ phân biệt các loại hình lưu trú du lịch này, sẽ chỉ rõ các đặc điểm nhận diện để bạn tự tin book phòng và chia sẻ kinh nghiệm cho những người đi sau nhé!

Homestay là gì và những điểm “nhận diện” Homestay

Để hiểu được homestay là gì thì trước tiên bạn hãy hình dung ra một loại hình lưu trú tại nhà của người dân bản địa nơi bạn đi du lịch.

Ở đây, bạn sẽ được hòa vào không gian sinh hoạt cùng người dân, được nấu nướng, được làm việc, được trò chuyện và ăn tối giống như một thành viên trong gia đình.

Từ đó, giúp bạn có những cái nhìn khách quan, gần gũi, chân thực và sống động nhất về văn hóa của vùng đất mà mình đặt chân tới.

Không gian phòng ngủ nhà dân để bạn dễ dàng hình dung phòng homestay là gì?

Điểm khác biệt lớn nhất khi so sánh homestay với khách sạn đó chính là bạn tự do phục vụ những nhu cầu cơ bản của mình.

Như vậy là bạn hoàn toàn chủ động các hoạt động. Bạn có thể tự nấu ăn, tự giặt giũ, tự pha trà,… Nhưng sự chủ động nào cũng cần nằm trong giới hạn. Khi sinh hoạt với chủ nhà, bạn luôn phải cư xử lịch sự và tôn trọng nếp sinh hoạt riêng của chủ nhà, “nhập gia tùy tục”.

Tuyệt đối không tỏ ra phản đối hoặc cư xử thái quá khi không hợp khẩu vị những món đồ ăn mà chủ nhà thết đãi bạn hoặc quá khích với các vấn đề thuộc về tôn giáo và tâm linh vì nó có thể gây rắc rối lớn cho bạn đấy!

Tóm tắt 1: Nói một cách đơn giản để giải thích cho câu hỏi ở homestay là gì thì bạn chỉ cần hiểu đó là: ăn chung, ở chung và sống như một thành viên trong gia đình của người bản xứ.

Phân biệt homestay khác với Hotel và Hostel như thế nào?

Để phân biệt homestay với Hotel và Hostel thì bạn cần nắm chắc kiến thức dịch vụ homestay là gì (ở mục 1) đồng thời hiểu thêm về hai khái niệm hotel và hostel.

Chắc chắn sẽ có nhiều người nhầm lẫn giữa 2 khái niệm hotel và hostel vì cách viết na ná nhau nhưng về mặt tiện nghi thì nó lại khác xa nhau hoàn toàn.

Nếu homestay là nhà dân bình thường thì khách sạn được trang trí xa hoa và lộng lẫy

Hotel là khách sạn với đầy đủ hạng mức bình dân đến cao cấp mà ở đó du khách được phục vụ các dịch vụ cơ bản như dọn phòng, giặt ủi, phục vụ ăn uống hay cấp hơn là spa, hồ bơi…

Chất lượng phục vụ của khách sạn được đánh giá dựa trên các tiện nghi cung cấp và chất lượng phục vụ.

Về giá cả thì phòng khách sạn bình dân có thể giao động từ 100k, 200k và khách sạn cao cấp thì vài chục triệu một đêm là bình thường.

Hostel được quy hoạc thành các phòng ngủ có giường tập thể, thích hợp đi theo nhóm

Còn Hostel hay còn gọi là nhà nghỉ lại là chốn dừng chân của khách du lịch bụi với giá cả và chất lượng bình dân.

Hostel được quy hoạch thành các phòng tập thể hoặc phòng đơn. Các phòng tập thể giường tầng nam nữ có thể ở chung trong khi với Hotel lại là điều cấm kị. Về phần này thì Hostel gần giống với homestay hơn.

Tóm tắt 2: Khi hiểu được khái niệm homestay là gì, Hotel là gì, Hostel là gì thì bạn sẽ dễ dàng phân biệt homestay với 2 loại hình lưu trú còn lại.

Các phân biệt homestay với Resort

Tương tự, muốn phân biệt homestay và resort có gì khác nhau thì phải hiểu được homestay là gì và resort là gì?

Resort cũng là một loại hình lưu trú để nghỉ dưỡng và được quy hoạch thành một chuỗi các quần thể  gồm các căn hộ, biệt thự,… Không gian xunh quanh resort là những cảnh vật thiên nhiên vô cùng đẹp mắt để du khách đến tham quan, ngắm cảnh.

Chưa dừng lại ở đó, Reort còn có đầy đủ các loại hình ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí nữa.

Điều này có nghĩa là khi đến resort, khách hàng không chỉ nghỉ trong những căn phòng mà còn có thể đi dạo, nhìn ngắm và trải nghiệm những dịch vụ tuyệt vời  trong khuôn viên. Dĩ nhiên là giá cả 1 đêm ở resort cũng không hề rẻ một chút nào.

Resort từ trên cao

Đối chiếu với khái niệm homestay là gì ở phần 1 thì bạn đã nhận ra được sự khác biệt chưa nào? Một bên homestay là du khách sống bình dị cùng người bản xứ, tự cung tự cấp các hoạt động còn một bên resort là được phục vụ từ A-Z với chất lượng cao. Xét về giá cả thì resort cao hơn từ 20-30 lần so với ở homestay.

Tóm tắt 3: Homestay chỉ là  một chỗ nghỉ nhà dân bình thường còn Resort không đơn thuần là một chỗ nghỉ mà có còn là một chuỗi các hoạt động ăn chơi cao cấp khác.  

Homestay và Bungalow có khác nhau không?

Loại hình lưu trú Homestay và Bugalow khác nhau rất nhiều đấy. Bungalow được thiết kế nằm trong những resort cao cấp. Đây là một ngôi nhà nhỏ xinh xắn đầy đủ tiện dành cho những người sống một mình hoặc những cặp tình nhân ở bên  bờ biển.

Ở đó, du khách vừa được trải nghiệm cảm giác riêng tư, tự do tự tại. Sáng sáng, đón bình minh trên biển qua khung cửa sổ, trưa đến thả chân xuống dòng nước biển mát lành và chiều về thì tựa cửa nhìn hoàng hôn buông.

Bugalow sang chảnh ở Phú Quốc

Trong khi đó, khác xa với vẻ hào nhoáng của Bungalow, homestay chỉ là hững ngôi nhà bình thường của người dân bản địa và du khách sống theo phong tục ở đó.

Một bên ở phân tầng cao cấp và một bên là giúp du khách trải nghiệm cuộc sống bình dân. Đó chính là những điểm khác biệt cơ bản của 2 loại hình lưu trú này.

5. Đặc điểm và lợi ích du lịch homestay mang lại

Việc ở homestay sẽ giúp du khách có cơ hội được tìm hiểu và hòa nhập vào cuộc sống của người dân bản địa, được trải nghiệm những nét đẹp văn hóa và đồng thời cũng được lắng nghe những câu chuyện thú vị về đời sống xã hội, phong tục tập quán của địa phương đó.

-Việc lưu trú trong các homestay sẽ giúp du khách trở thành một phần của gia đình người bản địa, từ đó khiến họ có cảm giác gần gũi và quen thuộc hơn rất nhiều.

-Giá thuê homestay thường thấp hơn so với việc bạn thuê khách sạn 5 sao hoặc các nhà nghỉ bình dân khác. Bên cạnh đó, homestay cũng đem tới cho du khách nhiều sự lựa chọn đa dạng hơn tùy thuộc vào sở thích và túi tiền của nhiều người.

Đối với chủ homestay

Giúp chủ nhà có thêm công ăn việc làm và đem lại nguồn thu nhập cao hơn, ổn định hơn, đặc biệt là với các hộ gia đình khó khăn ở nông thôn, miền núi.

-Không cần tốn quá nhiều công sức và chi phí để xây dựng, tu sửa, đa phần việc kinh doanh đều xuất phát từ “vốn tự có”.

-Tạo ra cơ hội để quảng bá nét đẹp truyền thống, văn hóa của địa phương mà bạn đang sinh sống tới du khách trong và ngoài nước. Đồng thời cũng giúp bạn làm quen được nhiều bạn bè đến từ khắp mọi nơi trên Thế giới.

6-Những lưu ý cần xem xét khi chọn lưu trú homestay

2.1 Chi phí

Đây là yếu tố quan trọng và là yếu tố đầu tiên để khách du lịch quyết định xem nên thuê homestay nào.

Những homestay ở gần trung tâm sẽ luôn có mức giá cao hơn các homestay ở những vị trí ngoại thành, tuy nhiên, homestay rẻ nhất chưa chắc đã là tốt nhất vì giá cả luôn song hành cùng với chất lượng. Bên cạnh đó, một số homestay đắt tiền hơn sẽ phục vụ luôn bữa sáng, có phòng tắm riêng và một vài dịch vụ khác.

2.2 An ninh

Bên cạnh tiền bạc, an ninh cũng là một vấn đề khiến nhiều du khách “đau đầu” khi lựa chọn homestay. Những homestay ở nơi vắng vẻ, ít người qua lại thường xuyên diễn ra tình trạng cướp bóc, mất tài sản, thậm chí là xô xát,…vì lẽ đó, bạn nên tham khảo các nguồn thông tin đáng tin cậy trước khi “book” bất kỳ một homestay nào.

2.3 Vị trí

Đây cũng là một yếu tố cần thiết không kém, quyết định đến vấn đề di chuyển và đi chơi của bạn. Một số homestay có mức giá rẻ, nhưng lại quá xa khu vực trung tâm và ăn uống sẽ khiến bạn phải tốn nhiều chi phí di chuyển hơn. Những homestay ở gần khu vui chơi, tiệm tạp hóa,… sẽ an toàn hơn cho bạn rất nhiều.

2.4 Không gian

Bạn nên xem xét số lượng phòng trống và không gian trong mỗi phòng nghỉ để xem liệu nó có phù hợp với bạn hoặc nhóm đông người của bạn không.

Có một số homestay thoạt nhìn như nhà dân bình thường, nhưng cũng lại có homestay được trang trí với đủ màu sắc bắt mắt, đi kèm với đó là giường tầng, giường đôi, hoặc giường đơn.

7-Lợi ích khi kinh doanh homestay

Khi kinh doanh homestay, bạn có thể tự tạo ra việc làm và thu nhập cho bản thân, đồng thời mở rộng được mạng lưới quan hệ của mình với bạn bè trên khắp mọi miền đất nước và cả nước ngoài nữa nhé.

-Chủ homestay thường không phải bỏ công sức đầu tư nhiều như các khách sạn hay resort khác mà vẫn có thể kéo được một lượng khách khổng lồ, đặc biệt là vào mùa cao điểm.

-Bên cạnh đó, chủ homestay còn có dịp giới thiệu những giá trị văn hóa địa phương của mình tới du khách, đồng thời cũng biết thêm về văn hóa của mỗi một du khách có dịp ghé chân tại đây.

8-Rủi ro khi kinh doanh homestay

4.1 Khách review thiếu chính xác

Nhiều du khách xấu tính, thường dựa vào “quyền lực” review của mình để gây trở ngại cho việc kinh doanh của các chủ homestay. Cũng giống như khi đi mua hàng trên mạng, bạn thường dựa vào các review để xem có nên thuê homestay này hay không.

Những homestay review xấu thường sẽ khiến bạn khó thu hút được khách hàng, do đó, chủ homestay cần nâng cao chất lượng phục vụ sao cho khách hàng có thể hài lòng nhất.

Tuy nhiên, nếu như bạn nhận review xấu không đúng với thực tế, bạn có thể liên hệ khiếu nại với các kênh OTA để được giải quyết và chứng thực.

4.2 Khách vô ý thức

Có rất nhiều khách hàng văn minh, nhưng bên cạnh đó, cũng có rất nhiều du khách thiếu ý thức, sẵn sàng xả rác bừa bãi, làm hỏng đồ đạc và để máy lạnh chạy cả ngày.

Tuy nhiên, điểm khó là bạn không thể biết được dạng người nào sẽ là khách lưu trú trong homestay. Để tránh điều này xảy ra, bạn nên đặt những quy định cụ thể về đề ra mức phạt, mức đền bù nếu du khách làm hỏng đồ đạc.

4.3 Khách buôn bán ma túy, hoạt động mại dâm trái phép

Các du khách buôn bán ma túy, hoạt động mại dâm là nỗi lo sợ của nhiều chủ nhà. Nếu bị vướng vào trường hợp này, bạn chắc chắn phải chịu liên lụy, thậm chí nặng hơn là sẽ bị niêm phong nhà để điều tra.

Để hạn chế rủi ro, các chủ nhà nên thiết lập một danh sách theo dõi, ký hợp đồng cho thuê chỉ với mục đích lưu trú và cần thiết thì nên khai báo tạm trú trước.

4.4 Khách không xuất hiện

Có một số trường hợp khách đã đặt phòng nhưng lại không đến check-in và nhận phòng. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên thiết lập chính sách hủy phòng rõ ràng, quy định thời gian cho khách hủy phòng mất phí và miễn phí. Khi đến gần ngày check-in, hãy nhắc khéo khách hàng để họ đừng quên mất ngày đặt phòng.

9-Thiết kế&Mô hình homestay thu hút nhất hiện nay

Một vài mô hình homestay dưới đây được du khách vô cùng yêu thích, có thể kể tới như:

-Mô hình homestay dạng miệt vườn: So với nhiều homestay thông thường khác, homestay kết hợp với miệt vườn giúp chủ nhà có thể tận dụng tối đa lợi thế địa hình của mình.

Đồng thời, du khách khi đến du lịch tại đây có thể được ở trong một không gian xanh mát, có vườn cây ăn trái và sông nước mênh mang.

Mô hình homestay dạng container: Đây hoàn toàn là một mô hình phù hợp với các tín đồ du lịch bụi, thể hiện đúng tinh thần đơn giản, trẻ trung dành cho các du khách còn trẻ tuổi.

Bạn không cần phải tốn quá nhiều thời gian xây dựng phức tạp mà chỉ cần chọn lựa những container bằng gỗ mát mẻ, trang trí không gian bên trong sao cho xinh xắn và đáng yêu nhất thôi. Bằng cách này, homestay của bạn vừa trở nên độc đáo, lại chẳng mất quá nhiều tiền đầu tư.

-Mô hình homestay Bungalow: Ai bảo cứ ở homestay là phải ngủ giường tầng, ấy là bạn chưa biết tới mô hình Bungalow vô cùng nổi tiếng đó thôi.

Đây chính là một lối đi mới dành cho những homestay, với nhiều căn Bungalow được thiết kế cực kì đa dạng theo kiểu phòng đơn dành cho từ 1-2 người và đa số đều sở hữu tầm view đẹp ngút ngàn.

Đặc biệt là khi bạn lựa chọn địa điểm du lịch là ở các vùng quê, những vùng ven biển, bungalow sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo và đầy đủ tiện ích dành cho bạn đó.

Ngoài ra còn nhiều dạng mô hình khác như theo phong cách bình dân sang sửa lại từ nhà dân, mô hình căn hộ homestay, villa nguyên căn,….

10-Thủ tục, giấy phép đăng ký làm homestay

6.1 Giấy phép đăng kí kinh doanh

Chủ nhà cần phải gửi giấy đăng ký cấp phép kinh doanh homestay tới phòng đăng kí kinh doanh tại địa phương mình đang sinh sống. Giấy tờ gồm có:

-Tên hộ kinh doanh, địa chỉ kinh doanh, địa chỉ liên hệ

-Ngành, nghề kinh doanh

-Số vốn kinh doanh

-Số lao động sử dụng trong homestay

-Họ tên, chữ kí và CMND của chủ nhà.

Bạn sẽ nhận được giấy phép đăng kí kinh doanh trong vòng 3 ngày kể từ ngày gửi đơn.

6.2 Xin giấy chứng nhận PCCC

Hồ sơ bao gồn:

-Đơn đề nghị kiểm tra an toàn PCCC

-Hồ sơ quản lý công tác PCCC -Bản cam kết, bản theo dõi và thực tập phương án chữa cháy

-Hợp đồng thuê nhà, CMND, giấy đăng kí kinh doanh (bản photo).

6.3 Xin cấp chứng nhận an ninh trật tự

Hồ sơ bao gồm:

-Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự

-Giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC

-CMND, giấy đăng kí kinh doanh (bản photo)

-Lý lịch tư pháp, bản khai lý lịch cá nhân của chủ cơ sở

6.4 Đăng kí xếp thứ hạng

Bạn có thể gửi hồ sơ trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện đến Sở du lịch/văn hóa, thể thao và du lịch trên địa bàn. Hồ sơ bao gồm:

-Đơn đề nghị công nhận hạng cơ sở lưu trú

-Bảng tự đánh giá chất lượng cơ sở lưu trú theo quy định

-Danh sách quản lý và nhân viên tại homestay

-Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ và giấy chứng nhận thời gian làm việc trong lĩnh vực du lịch của chủ nhà.

-Biên lai nộp lệ phí thẩm định.

11-Bí kíp kinh doanh homestay hiệu quả

7.1 Tìm hiểu chi tiết về mô hình du lịch homestay

Bạn có thể xem xét và tận dụng những yếu tố xung quanh nhà, từ đó giúp bản thân xem kĩ xem mình nên kinh doanh loại hình homestay nào.

Bạn nên lựa chọn mô hình homestay giúp khách du lịch có cơ hội được trải nghiệm thực tế cuộc sống của người dân bản địa bằng nhiều cách thức độc đáo mới lạ, như mặc quần áo, ăn cơm và sinh hoạt theo đúng phong tục.

7.2 Chuẩn bị nguồn vốn cho homestay

Để có thể kinh doanh homestay hiệu quả, không thể không chuẩn bị một nguồn vốn khổng lồ và nhất định phải phù hợp với hoạt động kinh doanh homestay.

Bạn có thể huy động nguồn vốn từ gia đình, bạn bè hoặc đối tác rủ làm ăn chung,… Lưu ý rằng, trong quá trình huy động, bạn nên nêu ra các tiềm năng và lợi nhuận để có thể thu hút được nhiều người đầu tư hơn.

7.3 Lựa chọn đối tượng khách hàng

Để việc kinh doanh homestay trở nên hiệu quả hơn, bạn cần phải khoanh vùng khách hàng cho loại hình homestay mà bạn đang kinh doanh.

Điều cần thiết nên làm là phải chia các nhóm khách hàng theo độ tuổi, khả năng chi trả, sở thích,… từ đó mới có thể đánh giá sự quan tâm và yêu thích của mỗi người đối với loại hình homestay mà bạn đang kinh doanh.

Theo thống kê gần đây nhất, mô hình homestay chủ yếu thu hút các bạn trẻ có độ tuổi từ 18-30 tuổi.

7.4 Tìm kiếm địa điểm phù hợp

Vị trí thuận lợi sẽ khiến homestay của bạn thu hút được nhiều khách hàng hơn. Càng ở gần trung tâm, homestay lại càng “đắt hàng”, chính vì vậy mà trong một bản kế hoạch kinh doanh homestay không thể thiếu đi yếu tố hàng đầu này.

Trong trường hợp lựa chọn các khu du lịch truyền thống để mở homestay, bạn hoàn toàn có thể tận dụng được nguồn khách ở các địa điểm du lịch nổi tiếng.

Tổng kết lại, một homestay có vị trí lý tưởng nên là một nơi có khung cảnh đẹp, cảnh vật thu hút khách du lịch, không quá ồn ào mà cũng chẳng hề vắng vẻ.

7.5 Thiết kế nội thất homestay

Nội thất trong homestay cần phải được liệt kê một cách chi tiết nhất. Không gian bên trong homestay cũng là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của quá trình kinh doanh.

Homestay nên được chia thành nhiều phòng, mỗi phòng nên được thiết kế theo từng kiểu nội thất riêng biệt, từ đó có thể đáp ứng được nhu cầu của nhiều nhóm du khách và gia tăng thêm lợi nhuận cho chủ nhà.

7.6 Triển khai hoạt động Marketing cho homestay

Marketing homestay của bạn trên các kênh OTA (My Tour, Facebook, Booking Agoda,…) sẽ giúp mô hình kinh doanh trở nên phổ biến với các khách hàng hơn. Bạn sẽ nắm quyền chủ động trong việc mời gọi và thu hút du khách hơn là ở thế bị động như mọi khi.

Các hình thức marketing hiệu quả có thể kể tới như lập website riêng cho homestay, đưa các hình ảnh về phòng nghỉ, không gian, dịch vụ liên quan tới homestay lên mạng để du khách có thể dễ dàng tham khảo, từ đó từng bước gây dựng thương hiệu riêng cho mình.

12-Những vùng địa phương homestay phát triển mạnh nhất

8.1 Sapa

Nhắc đến những địa phương homestay phát triển mạnh, không thể không nói đến Sapa-nơi cư trú của nhiều dân tộc thiểu số ở bản Tả Van, Tả Phìn, Cát Cát, Lao Chải,….

Thậm chí, những người dân tộc ở đây cũng đang dần trở thành những hướng dẫn viên du lịch đầy kinh nghiệm dành cho du khách.

Khi đến Sapa, du khách sẽ có cơ hội được chứng kiến người dân tộc thiểu số vừa dệt thổ cẩm, thuê thùa, đan lát vừa trò chuyện bằng tiếng Anh thông qua việc trú tại homestay qua đêm.

8.2 Đà Lạt

Trong những năm gần đây, homestay tại Đà Lạt cũng đang phát triển lên tới con số chóng mặt. Với lợi thế khí hậu mát mẻ quanh năm, phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, đồi dốc đẹp, uốn lượn, rất nhiều homestay đã ra đời, từ những con hẻm sâu, ngóc ngách, cho đến khu vực trung tâm, từ sườn núi nhìn ra thung lũng cho đến vùng ngoại thành hoa lệ.

Phần lớn các homestay ở Đà Lạt đều được xây dựng rho xu hướng độc lạ, được trang trí bằng những gam màu rực rỡ, khiến nhiều bạn trẻ phải “mê tít”.

Bên cạnh đó, nhiều homestay còn tận dụng không gian thoáng đãng bên ngoài để trồng rau, nuôi cá, tạo nên một không gian sống hoàn hảo dành cho mọi du khách.

8.3 Hà Nội

Hà Nội cũng là địa điểm có rất nhiều homestay “sang chảnh”. So với nhiều vùng miền khác, các homestay ở Hà Nội sở hữu nhiều ưu thế đặc biệt hơn, từ khâu thiết kế hợp lý, ý tưởng độc đáo, cho đến các trang thiết bị dụng cụ sinh hoạt được bố trí đầy đủ.

Khách hàng chủ yếu của các homestay Hà Nội rất đa dạng, từ các chuyên gia ngoại quốc cho đến du khách thăm thân, những người tham gia các khóa học ngắn hạn,… cũng có luôn.

Ngoài ra còn có các vùng như Vũng Tàu, Nha Trang, Phú Quốc, Mộc Châu, Sài Gòn, Hạ Long, Huế, Hòa Bình, Ninh Bình, Quảng Bình,…

13-Một số vùng tiềm năng nên đầu tư sinh lời

9.1 Pleiku

Là trung tâm của Tây Nguyên, những tưởng rằng Pleiku sẽ được khai thác làm homestay hết mức, ấy thế nhưng cho đến hiện tại, số lượng homestay ở đây vẫn rất ít và đa phần đều không quá chất lượng.

Có thể nói, Pleiku là một vùng đất tiềm năng đối với các chủ homestay bởi nơi đây sở hữu những nét hoang sơ của vùng núi rừng Tây Nguyên mà du lịch lại chưa được khai phá hết mức.

Bên cạnh đó, đây còn là vùng đất có nhiều cảnh đẹp, có đất đỏ bazan độc đáo và nhờ sở hữu ít loại hình nghỉ dưỡng mà bạn sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn và thành công hơn.

9.2 Phan Rang

Cũng giống như Pleiku, Phan Rang là một thành phố ven biển với cảnh đẹp hút tầm mắt nhưng lại sở hữu rất ít homestay.

Đây là một vùng đất tiềm năng về du lịch nhưng lại chưa được khai phá hoàn toàn, sở hữu những bờ cát trắng mịn, những rặng dừa cao sai trĩu quả cùng khung cảnh nên thơ khiến nhiều du khách phải “ôm tim” cảm thán.

Bên cạnh điều này, gần ngay Phan Rang còn có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như Cà Ná, vườn quốc gia Núi Chúa,…Chính vì lẽ đó, Phan Rang cũng là một địa điểm độc đáo mà các chủ homestay nên “tăm tia” nếu có ý định khởi nghiệp trong thời gian tới.

9.3 Sơn La

Mặc dù nằm khá gần Sapa, nhưng so với người “anh em” của mình, Sơn La lại “kém miếng” hơn hẳn khi không được chú ý trong việc kinh doanh du lịch.

Mặc dù Sơn La cũng sở hữu nhiều phong cảnh đẹp, lại có vị trí tiềm năng, đó là nằm gần cửa khẩu, vậy nhưng số lượng homestay ở đây lại vô cùng ít ỏi và chưa có nhiều chủ đầu tư thực sự quan tâm đến việc cải thiện du lịch ở vùng đất này.

Bên cạnh đó, nếu muốn đầu tư làm homestay, bạn cũng có thể chọn các vùng như các tỉnh miền tây, một số tỉnh tây nguyên (trừ đà lạt), các tỉnh Bình Thuận, Phú Yên, Bình Định, Hà Giang, Cao Bằng,…

Hi vọng, bài viết trên đã giúp bạn hiểu được ở homestay là gì? Phòng homestay là gì? Làm sao để phân biệt homestay với các loại hình lưu trú khác. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc hoặc muốn chia sẻ thêm, hãy để lại bình luận bên dưới để chúng ta cùng nhau hoàn thiện bài viết này nhé!

Nguyễn Quỳnh – GTOP

2.8 / 5 ( 14 bình chọn )

Có thể bạn muốn xem