Hội 'nghiện xê dịch' không thể bỏ qua kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc Hà Nam mới nhất

Hội 'nghiện xê dịch' không thể bỏ qua kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc Hà Nam mới nhất Trọn bộ kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc Hà Nam dành cho du khách lần đầu đến tham quan ngôi chùa lớn nhất Việt Nam đang được check in “rần rần” trên mạng xã hội.  Chùa Tam Chúc ở đâu? Chùa Tam Chúc Hà Nam đang là ngôi chùa hot nhất trên mạng xã họi những ngày qua. Khi mà các cộng đồng du lịch xuất hiện nhiều bộ ảnh check in ở chùa thì dân tình bắt đầu tìm kiếm kinh nghiệm khám phá ngôi chùa cực đẹp này.   Tam Chúc là ngôi chùa đẹp ở Hà Nam. Ảnh: Nguyễn Ngọc Bích Chùa Tam Chúc thuộc quần thể khu du lịch Tam Chúc, nằm ở thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Từ thủ đô Hà Nội đến chùa chỉ khoảng 70km, rất thuận tiện để du khách đi về trong ngày, khám phá trọn vẹn...

Trọn bộ kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc Hà Nam dành cho du khách lần đầu đến tham quan ngôi chùa lớn nhất Việt Nam đang được check in “rần rần” trên mạng xã hội. 

Banner tour

Chùa Tam Chúc ở đâu?

Chùa Tam Chúc Hà Nam đang là ngôi chùa hot nhất trên mạng xã họi những ngày qua. Khi mà các cộng đồng du lịch xuất hiện nhiều bộ ảnh check in ở chùa thì dân tình bắt đầu tìm kiếm kinh nghiệm khám phá ngôi chùa cực đẹp này.
 

chùa Tam Chúc Hà NamTam Chúc là ngôi chùa đẹp ở Hà Nam. Ảnh: Nguyễn Ngọc Bích

Chùa Tam Chúc thuộc quần thể khu du lịch Tam Chúc, nằm ở thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Từ thủ đô Hà Nội đến chùa chỉ khoảng 70km, rất thuận tiện để du khách đi về trong ngày, khám phá trọn vẹn vẻ đẹp của ngôi chùa lớn nhất Việt Nam. 
 

chùa Tam Chúc Hà NamĐiểm đến đang rất hot tại miền Bắc. Ảnh:Trang Thu Trang

Tam Chúc là quần thể du lịch tâm linh có tổng diện tích lên đến 500 ha. Không chỉ sở hữu khuôn viên cực rộng lớn, cảnh sắc nơi đây còn rất hữu tình. Ngôi chùa có địa thế đắc địa, phía trước là hồ Lục Ngạn, phía sau là núi Thất Tinh. Đến thăm Tam Chúc, du khách như lạc chân vào chốn bồng lai tuyệt đẹp giữa đất Hà Nam. 


Đôi nét về chùa Tam Chúc 

Đến thời điểm hiện tại, chùa Tam Chúc Hà Nam đang giữ kỷ lục ngôi chùa lớn nhất thế giới. Tam Chúc có nguồn gốc là một ngôi cổ tự, niên đại lên đến 1000 năm. Để hoàn thành công trình tâm linh đặc biệt này, đã có rất nhiều thợ thủ công lành nghề của Phật giáo, Thiên chúa và Hồi giáo cùng nhau thi công. 
 

chùa Tam Chúc Hà NamChùa nằm cách Hà Nội 70 km. Ảnh: _thuyb

Dù vậy, tổng thể chùa Tam Chúc vẫn mang đậm phong cách kiến trúc chùa cổ Việt Nam. Nơi đây tạo nên một không gian đậm chất cổ kính, cũ xưa, thể hiện qua từng hạng mục nhỏ trong chùa, qua các bố trí cảnh vật và sự hòa hợp cùng non xanh nước biếc quanh chùa. 
 

chùa Tam Chúc Hà NamQuần thể du lịch tâm linh hot nhất Hà Nam. Ảnh:khanhngoc_99 

Ngày nay, chùa Tam Chúc góp phần tạo thêm dấu ấn đặc biệt cho du lịch Hà Nam. Cùng với chùa Hương và chùa Bái Đính, chùa Tam Chúc góp phần quan trọng vào việc tạo nên các địa điểm tâm linh nức tiếng của Việt Nam trong mắt bạn bè thế giới. Còn với người Việt, đây thực sự là điểm đến đẹp nhất định phải một lần ghé thăm. 


Phương tiện di chuyển đến chùa Tam Chúc

Đi bằng xe máy

Từ Hà Nội, bạn có thể đến chùa Tam Chúc bằng xe máy dễ dàng. Bạn chạy thẳng theo hướng đường Giải Phóng, sau đó đi qua bến xe Nước Ngầm để về Thường Tín - Phú Xuyên. Tiếp tục đi đến nút giao với quốc lộ 1A, chạy thẳng về hướng Phủ Lý. Sau đó rẽ vào quốc lộ 21 khoảng 10km nữa là đến nơi. 


Đi bằng ô tô

Nếu bạn di chuyển bằng xe ô tô, từ Hà Nội, bạn có thể đi theo 3 hướng khác nhau để tiếp cận ngôi chùa đẹp này.  
Hướng 1: Bạn đi theo tuyến đường xe máy được hướng dẫn như bên trên. 
 

chùa Tam Chúc Hà NamDu khách có thể đến chùa bằng xe máy, ô tô. Ảnh: _giangg.tm_  

Hướng 2: Bạn di chuyển theo tuyến đường Giải Phóng để đến bến xe Nước Ngầm. Từ đây, bạn rẽ vào cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Đến Cầu Giẽ, rẽ vào một đường 1 cũ rồi tiếp tục rẽ vào quốc lộ 21, đi thêm 10km nữa là đến.
 

chùa Tam Chúc Hà NamChỉ mất 2 giờ để bạn di chuyển đến chùa Tam Chúc. Ảnh:_ttttt.u98 


Hướng 3 : Bạn vẫn đi theo hướng Pháp Vân Cầu Rẽ. Tuy nhiên bạn đi lên cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Đến nút giao Liêm Tuyền, bạn rẽ về Phủ Lý và chạy vào quốc lộ 21 khoảng 10 km là đến. Đoạn đường này đi nhanh và thoáng hơn nhiều so với 2 tuyến đường kể trên. 


Vé tham quan chùa Tam Chúc

Để vào tham quan chùa Tam Chúc, du khách có 2 lựa chọn là đi xe điện hoặc đi thuyền. Mỗi phương tiện đều mang lại trải nghiệm hấp dẫn cho bạn: 
 

chùa Tam Chúc Hà NamDu khách có thể chọn đi thuyền hoặc xe điện vào bên trong chùa. Ảnh:nhmiii 

Xe điện: Giá vé 90.000 đồng/khứ hồi. Ngồi trên xe điện, bạn vừa di chuyển, vừa có thể ngắm cảnh đẹp trên đường đi vào chùa. 
 

chùa Tam Chúc Hà NamMỗi phương tiện mang đến một trải nghiệm thú vị. Ảnh: wecheckin

Đi thuyền: Giá vé 200.000 đồng/người. Từ điện chính, du khách mua vé tại quầy rồi di chuyển sang điện thứ 2. Khi đã tham quan hết 2 điện, bạn tiếp tục lên chùa Ngọc. Đây là vị trí cao nhất trong quần thể chùa Tam Chúc. Từ đây, bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh chùa từ trên cao.
 

chùa Tam Chúc Hà NamGiá vé đi thuyền là 200.000 đồng/người. Ảnh:truyenhinhdulich

Khi đi thuyền, du khách sẽ mất khoảng 45 – 60 phút vì bạn được dừng chân tại một vài điểm tham quan đẹp. Tuy nhiên chiều về, thuyền sẽ đi nhanh hơn, khoảng 30 phút do đi thẳng một mạch, không còn dừng dọc đường nữa. 


Các điểm đến đẹp nhất trong quần thể chùa Tam Chúc 

Nhà khách Thủy Đình

Khi tham quan ngôi chùa đẹp ở Hà Nam này, bạn sẽ gặp nhà khách Thủy Đình đầu tiên. Tại khu vực nhà khách, du khách sẽ vào mua vé để đi xe điện hoặc đi thuyền. Ngoài ra, đây cũng là nơi có bản đồ để bạn tham khảo, tìm hiểu các thông tin về nhà chùa.
 

chùa Tam Chúc Hà NamQuần thể chùa Tam Chúc rộng lớn khi nhìn từ trên cao. Ảnh: chuhoangiabao

Bên trong nhà khách Thủy Đình được xây dựng với phong cách kiến trúc đẹp. Không gian bên trong bày biện trang nghiêm. Bạn sẽ choáng ngợp trước những bức tranh, hình  ảnh mô phỏng lại toàn bộ cảnh đẹp của chùa. Với các bạn trẻ có tinh thần sống ảo thì địa điểm này thật lý tưởng để chụp ảnh. 


Cổng Tam Quan

Sau khi check in ở nhà khách Thủy Đình, điểm đến tiếp theo dành cho du khách chính là Cổng Tam Quan. Các bạn trẻ từng đến thăm nơi này khẳng định rằng cổng Tam Quan như một biểu tượng của chùa Tam Chúc. 
 

chùa Tam Chúc Hà NamNgôi chùa đẹp trong từng góc nhỏ. Ảnh: _m.ahn96

Đúng như tên gọi, cổng được thiết kế theo kết cấu 3 cổng, gồm có 1 cổng chính và 2 cổng phụ. Trước cổng là điểm trả khách của xe điện và bến thuyền để đón/trả khách. Hai bên cổng có hai con đường lớn để du khách dễ dàng bộ lên Chính Điện. 


Vườn Cột Kinh

Qua khỏi cổng Tam Quan, du khách sẽ tiếp tục bắt gặp một hạng mục cực kỳ đẹp tại chùa Tam Chúc Hà Nam. Đó chính là vườn Cột Kinh – nơi có tổng cộng 32 cột kinh khổng lồ xếp ngay hàng thẳng lối.
 

chùa Tam Chúc Hà NamVườn cột kinh là điểm check in đẹp không thể bỏ qua. Ảnh:thao_nh

Được biết, khu vườn này được lấy ý tưởng từ Bảo vật quốc gia Cột Kinh chùa Nhất Trụ ở Hoa Lư. Trung bình, mỗi một cây cột nặng khoảng 200 tấn, làm từ chất liệu đá xanh lấy từ Thanh Hóa. Bên dưới cột đá là đài sen, thân cột hình lục giác. Trên mỗi cột Kinh có điêu khắc những lời Phật dạy rất đẹp và uy nghiêm.


Tam Điện nguy nga, tráng lệ

Càng đi sâu vào bên trong chùa Tam Chúc Hà Nam, du khách càng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp cổ kính, tráng lệ của quần thể du lịch tâm linh này. Ngôi chùa được quy hoạch với 3 Chính Điện, gồm Điện Quan Âm, Điện Pháp Chủ, Điện Tam Thế. 
 

chùa Tam Chúc Hà NamĐến chùa Tam Chúc là có ảnh đẹp mang về. Ảnh:huginhanoi

Mỗi Chính Điện sẽ thờ một vị Phật, mang ý nghĩa nhất định trong Phật giáo. Điểm chung của cả 3 điện chính là có những bức phù điêu được tạc thủ công bằng đá. Tất cả đá này được khai thác và mang về từ miệng núi lửa tại Indonesia. Có thể thấy rằng, mỗi Điện Thờ là một tác phẩm vô cùng kỳ công. 
 

chùa Tam Chúc Hà NamGóc nào trong chùa cũng toát lên nét đẹp cổ kính. Ảnh:phomday

Trên từng bức phù điêu bằng đá này sẽ kể lại câu chuyện về cuộc đời Đức Phật. Nếu bạn là người quan tâm Phật Giáo, bạn có thể hỏi thêm hướng dẫn viên trong chùa để hiểu rõ hơn. Đặc biệt, nếu không có hướng dẫn viên, bạn cũng có thể tự check mã để tìm hiểu thêm về ý nghĩa thực sự của các bức tranh này. 


Đàn tế trời chùa Ngọc

Chùa Tam Chúc là điểm đến ở Hà Nam được yêu thích không chỉ vì diện tích quá khủng mà còn vì trong chùa có rất nhiều hạng mục ấn tượng. Một trong số đó là đàn tế trời chùa Ngọc. Đây được xem là vị trí cao nhất trong quần thể chùa Tam Chúc, là nơi mà du khách nào cũng muốn check in. 
 

chùa Tam Chúc Hà NamBạn sẽ mất cả ngày để khám phá chùa Tam Chúc. Ảnh:ngoc.miuuu

Muốn lên được đàn tế trời chùa Ngọc, bạn phải đi bộ lên những bậc thang khá dài. Thế nhưng đừng vội nản. Vì khi đặt chân đến đây, bạn sẽ vỡ òa trước vẻ đẹp độc đáo của kiến trúc chùa Ngọc. Đồng thời từ vị trí này, bạn có thể phóng tầm nhìn ra toàn cảnh Tam Chúc, thu vào tầm mắt trọn vẹn cảnh đẹp. 


Đình Tam Chúc

Thêm một điểm đến tuyệt đẹp khác mà bạn không thể bỏ qua chính là đình Tam Chúc. Ngôi đình này nối với quần thể các điện chính của chùa Tam Chúc bằng một cây cầu bắc ngang qua hồ Lục Ngạn. Đình Tam Chúc là bơi thờ Hoàng hậu Dương Thị Nguyệt thời nhà Đinh. 
 

chùa Tam Chúc Hà NamDu khách nên tham khảo bản đồ để check in đúng điểm đến đẹp. Ảnh: seen.173

Thong thả dạo bước trên cây cầu dẫn đến Đình Tam Chúc, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng khung cảnh nên thơ của hồ Lục Ngạn. Đây là một hồ nước tự nhiên, rộng lớn và có diện tích tương đối lớn. Vào mùa sen nở, khung cảnh của hồ Lục Ngạn đẹp như chốn tiên cảnh với hàng nghìn đóa sen hồng khoe sắc. 

>> Xem thêm: Ngắm một Tam Chúc uy nghi tráng lệ trong bộ ảnh review xinh lung linh của cô nàng ‘đi thử mà say mê thật’


Những kinh nghiệm quan trọng khi khám phá chùa Tam Chúc 
 

Thời gian thích hợp khám phá chùa Tam Chúc 

Chùa Tam Chúc thuộc tỉnh Hà Nam, miền Bắc nước ta. Vùng đất này chia thành 4 mùa rõ rệt với khí hậu đặc trưng riêng của mỗi mùa. Đến Tam Chúc lúc nào cũng đẹp. Nhưng đẹp nhất và nhộn nhịp nhất là vào mùa xuân.
 

chùa Tam Chúc Hà NamThời gian phù hợp để đi chùa Tam Chúc Hà Nam là mùa xuân. Ảnh:tuan_phibonaxi 

Khoảng thời gian sau Tết, không khí ở chùa Tam Chúc lúc nào cũng đông vui, du khách mọi miền thường tề tựu về đây vãn cảnh, viếng thăm cảnh đẹp của ngôi chùa lớn nhất Việt Nam. Ngoài ra, bạn cũng có thể đến vào mùa hè để ít khách. Tuy nhiên mùa hè thường oi bức và nắng nóng.


Ăn uống như thế nào khi đến chùa

Gần chùa Tam Chúc Hà Nam có nhiều quán ăn, nhà hàng chay dành cho các tín đồ thích ăn chay. Ngoài ra, trong khuôn viên chùa cũng bố trí nhiều cây bán nước tự động phục vụ du khách. Ở đây có khu ẩm thực với giá được niêm yết sẵn. Vì thế, bạn không cần phải mang theo nhiều đồ ăn làm gì.
 

chùa Tam Chúc Hà NamBạn nhớ ăn diện lịch sự, kín đáo. Ảnh: thungan.doan

Ngay khu vực gần bãi đỗ xe có các quầy bán đồ ăn nhẹ bao gồm mì gói, nước uống, bánh kẹo, xúc xích,… Tốt nhất bạn nên ăn sáng trên đường rồi đến chùa mua thêm đồ ăn là được. 


Một số lưu ý quan trọng khác

Khu du lịch chùa Tam Chúc có diện tích cực kỳ rộng lớn ha. Vì thế muốn khám phá hết ngôi chùa, du khách nên chuẩn bị bản đồ hoặc lựa chọn khám phá các hạng mục chính để tránh mất thời gian đi lòng vòng. 

Chùa Tam Chúc Hà Nam là nơi linh thiêng, thanh tịnh. Vì thế khi đến đây, bạn nên mặc trang phục lịch sự, kín đáo. Tuyệt đối không mặc đồ quá hở hang, phản cảm. Tốt nhất, bạn nên diện quần dài, áo dài hoặc đầm dài để vừa chụp ảnh đẹp, vừa phù hợp cảnh vật.
 

chùa Tam Chúc Hà NamBạn nên diện trang phục dài cho lịch sự. Ảnh: thienly.thien

Để khám phá hết chùa, bạn phải đi bộ trong quãng đường dài, di chuyển tương đối nhiều. Tốt nhất, bạn nên chuẩn bị cho mình đôi giày bệt hoặc giày thể thao năng động. Không nên mang giày cao gót vì sẽ rất bất tiện.

Nếu đến vào cuối tuần hoặc dịp lễ, bạn chú ý giữ gìn tư trang vì rất đông người, an ninh không đảm bảo. Ngoài ra, khi vào các Điện trong chùa, du khách nên bước qua bậu cửa, không nên giẫm lên bậu cửa. Và quan trọng nhất, bạn nên giữ gìn trật tự, đi nhẹ, nói khẽ suốt hành trình khám phá chùa Tam Chúc. 
 

chùa Tam Chúc Hà NamThanh xuân này bạn nhất định phải đi chùa Tam Chúc một lần. Ảnh: tahongtuan_

Chùa Tam Chúc là điểm đến ở Hà Nam rất nổi tiếng, thu hút đông đảo du khách xa gần về đây viếng thăm. Có dịp đi Hà Nam, bạn hãy dành ra một ngày khám phá ngôi chùa xinh đẹp này, trải nghiệm nét văn hóa Phật giáo truyền thống của người Việt. 


Ngọc Anh

(Theo Báo Thể Thao Việt Nam)

Có thể bạn muốn xem