Học gì, ở đâu, bao lâu lên "sếp"

Học gì, ở đâu, bao lâu lên "sếp" Thưa các bạn, người chia sẻ với chúng ta hôm nay là anh Lê Quốc Việt  với 30 năm kinh nghiệm trong nghề quản trị khách sạn, du lịch, đã từng ở vị trí của nhà tuyển dụng, chắc chắn anh sẽ cho chúng ta thấy những góc nhìn, lời khuyên về định hướng chọn nghề, chọn trường và tương lai của nghề khách sạn trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay.  Cám ơn anh Việt đã dành cho NgheKhachsan.com buổi gặp mặt, trò chuyện thú vị này. Gần đây, ban biên tập nhận được nhiều câu hỏi của các bạn trẻ băn khoăn về việc học hành bài bản có quan trọng với nhân sự ngành không? Nên chọn học đại học hay cao đẳng hay trường nghề? ​ Trước tiên phải khẳng định rằng việc học rất quan trọng, nó trang bị cho bạn những kiến thức cơ...
Thưa các bạn, người chia sẻ với chúng ta hôm nay là anh Lê Quốc Việt  với 30 năm kinh nghiệm trong nghề quản trị khách sạn, du lịch, đã từng ở vị trí của nhà tuyển dụng, chắc chắn anh sẽ cho chúng ta thấy những góc nhìn, lời khuyên về định hướng chọn nghề, chọn trường và tương lai của nghề khách sạn trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay.  Cám ơn anh Việt đã dành cho NgheKhachsan.com buổi gặp mặt, trò chuyện thú vị này. Gần đây, ban biên tập nhận được nhiều câu hỏi của các bạn trẻ băn khoăn về việc học hành bài bản có quan trọng với nhân sự ngành không? Nên chọn học đại học hay cao đẳng hay trường nghề? Trước tiên phải khẳng định rằng việc học rất quan trọng, nó trang bị cho bạn những kiến thức cơ bản nhất, hành trang bước đầu cho chặng đường dài theo nghề sau này. Trang bị, hàng trang càng đầy đủ, hành trình của bạn sẽ càng thuận lợi. Việc có tấm bằng chuyên môn giúp bạn có thêm điểm trong mắt nhà tuyển dụng và cũng thực sự hữu ích để giúp các khách sạn, cơ sở kinh doanh đăng ký hạng sao và giúp bạn chủ động, linh hoạt hơn trong chuyển đổi công việc sau này, ví dụ như làm giảng viên dạy nghề hay những công việc yêu cầu bằng cấp. Việc học và chọn trường nào phụ thuộc vào đam mê và khả năng của bạn. Trường đại học trang bị cho bạn về kiến thức tổng hợp, thiên về quản trị, trường cao đẳng hay trung tâm dạy nghề sẽ thiên về thực hành chuyên môn hơn. Nếu điều kiện không cho phép, bạn có thể xin việc làm, học từ chính công việc hàng ngày rồi đăng ký các khóa học tại chức, học chuyên tu, nâng cao. Tôi cũng muốn nói thêm rằng, nếu đã học ở bất kể chuyên ngành nào khác, khi bước chân vào nghề khách sạn sẽ đều hữu ích vì bản thân ngành này như một xã hội thu nhỏ. Bạn học ngành nào cũng được, nếu hữu duyên, nghề sẽ chọn bạn. Hỏi: Có nên đi du học không, nhà tuyển dụng trong nước đánh giá như thế nào về các bạn đi du học chuyên ngành du lịch về. Trả lời: Cũng nên đi du học nếu bạn có điều kiện. Đó là cơ hội cọ sát tuyệt vời, giúp bạn tự lập, tự tin hơn. Bạn có thể chọn du học ở bất cứ nước nào: Thụy Sỹ, Úc, Mỹ, Canada, Singapore hay Trung Quốc, Hàn Quốc… đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Bạn có thể áp dụng phân tích SWOT (Streng/ Weekness/ Opportunity/ Threat) để tìm cho mình cơ hội thích hợp nhất. Nhưng thực tế hiện nay, nhiều nhà tuyển dụng không phân biệt hay đánh giá quá cao các bạn du học sinh về so với được đào tạo, thực hành trong nước. Cái quan trọng nhất vẫn là tố chất và thái độ của bạn. Có những bạn đi học về rất tự tin, nhưng cũng có những bạn cứ khăng khăng áp dụng khá máy móc những cái học được mà không phù hợp với thực tế ở trong nước. Thực tế có rất nhiều cơ hội trải nghiệm khác cho các bạn mà không bị áp lực về học phí như xin học bổng sau khi đã đi làm, làm việc ở khách sạn nước ngoài theo dạng xuất khẩu lao động, làm việc trên các du thuyền quốc tế… Hỏi: Ngoại ngữ đóng vai trò như thế nào trong công việc và ngoài tiếng Anh nên học ngoại ngữ 2 nào Tôi có thể khẳng định luôn là ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh cực kỳ quan trọng với nhân viên ngành khách sạn, du lịch. Kiến thức chuyên ngành là nguyên liệu nấu món thì ngoại ngữ chính là gia vị. Tiếng Anh giờ đã trở nên phổ cập, thông dụng và gần như bắt buộc với nhân viên nghề, đặc biệt là ở những nơi có nhiều khách du lịch quốc tế. Không chỉ vậy, có tiếng Anh tốt, bạn như đã có sẵn “visa” cho rất nhiều cơ hội rộng mở mà sẽ làm phong phú thêm cuộc sống, sự nghiệp của bạn. Ví dụ như ngay bản thân tôi, nhờ có tiếng Anh, tôi đã được nhận học bổng khóa đào tạo “Nâng cao năng lục quản trị” tại trường đại học Montana Hoa Kỳ do bộ Ngoại giao Mỹ đài thọ để rồi sau đó là rất nhiều cơ hội tham gia hội nghị, hội thảo, tập huấn quốc tế và thú vị nhất là đã 2 lần được gặp mặt tổng thống Obama. Sau khi đã giao tiếp tốt bằng tiếng Anh ở đủ tất cả các kỹ năng, nếu có điều kiện, bạn hãy học thêm ngoại ngữ 2. Ở Việt Nam hiện nay, khó để nói rằng ngoại ngữ 2 nào quan trọng hơn, điều đó phụ thuộc vào sở thích, điều kiện và tính toán cơ hội của bạn. Nếu bạn đang làm ở khách sạn có nhiều khách Nhật, tất nhiên học tiếng Nhật là lợi thế. Ngôn ngữ nào cũng có thế mạnh và nhu cầu ngách, thông dụng và hot nhất hiện nay ở Việt Nam là Nhật, Hàn, Trung, Thái, Pháp, Đức, Nga, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… Hỏi: Nên chọn nghề, ngành học gì? Muốn làm quản lý khách sạn, nên bắt đầu từ vị trí nào, bao lâu và lộ trình lý tưởng nào cho sinh viên mới ra trường hay người mới vào nghề? Để chọn nghề khách sạn, trước tiên bạn phải là người yêu thích nghề phục vụ và phải có tính kỷ luật, cẩn thận, chu đáo và trung thực. Để chọn nghề nào hoàn toàn phụ thuộc vào 2 yếu tố: mong muốn, sở thích và tính cách của bạn. Nếu bạn là người hướng ngoại, năng động, hoạt bát, có ngoại hình tốt, có khiếu ngoại ngữ… hãy chọn theo những công việc ở tiền sảnh (front office), nếu bạn thích nấu ăn, có tài nấu nướng, tất nhiên chọn nghề đầu bếp. Là người sáng tạo, thích giao tiếp, khéo ăn nói… hãy thử sức với sales, marketing hoặc tổ chức sự kiện… Về cơ hội thăng tiến, ngoại trừ bạn làm việc trong khách sạn của gia đình, còn lại thì hầu hết đều trải qua từ những vị trí nhân viên ban đầu. Bước tiếp theo là lên giám sát, trưởng ca rồi trưởng bộ phận rồi lên đến tổng quản lý… Cơ hội cho tất cả các vị trí, các bộ phận. Bạn tôi có những người trở thành GM từ vị trí nhân viên kỹ thuật. Bản thân tôi cũng vậy, ngay khi mới học xong, tôi bước chân vào nghề khách sạn là từ nhân viên bảo vệ ca đêm, sau đó là dọn phòng. Nhưng thực tế có 1 số vị trí có thể được thăng tiến nhanh hơn, đó là bộ phận sales, marketing, quan hệ khách hàng hay lễ tân, khi có đủ tố chất, kỹ năng và thái độ tốt, bạn khẳng định được bản thân mình nhanh và dễ hơn. Không có mẫu số chung thăng tiến nào cho tất cả mọi người. Hãy chuẩn bị, tích lũy cho mình hàng trang tốt nhất gồm kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và ngoại ngữ, thêm tố chất, đặc biệt là tố chất lãnh đạo (leadership) và thái độ tốt, cơ hội sẽ đến với bạn rất nhanh và sớm. Có những người làm trưởng bộ phận chỉ sau vài năm đi làm, có những GM rất trẻ khi chưa đến 30. Cụ thể, khi tôi là quản lý 1 khách sạn 4 sao, bộ phận buồng nhận một bạn sinh viên khoa Du lịch, trường Đại học Mở Hà Nội vào thực tập. Sau 2 tháng, bạn đó được trưởng buồng đề nghị giữ lại làm nhân viên chính thức. Được thời gian ngắn, do có tiếng Anh và thái độ tốt, bạn được chuyển sang làm nhân viên trực tổng đài. Vài tháng sau thì ra đứng quầy lễ tân do thiếu người. Tại đây, bạn rất khéo ăn nói với khách, up-selling dịch vụ rất tốt và được chuyển sang bộ phận sales chỉ sau 6 tháng. Hiện nay, bạn đã làm giám đốc kinh doanh của một tập đoàn nổi tiếng. Điều đó cho thấy rằng năng lực, thái độ rất quan trọng, quản lý của bạn họ rất tinh và và phần lớn khá công bằng. Cơ hội thăng tiến trong ngành này rất sẵn, đó là khi sếp của bạn được thăng chức, khi bạn chuyển chỗ làm…Lời khuyên của tôi là đừng ngại việc gì cả, đừng so đo thiệt hơn, hãy trách nhiệm với công việc và làm tất cả trong điều kiện cho phép vì sự hài lòng của khách, mỗi việc bạn làm đều cho bạn thêm kinh nghiệm, thêm kỹ năng và uy tín với quản lý và đồng nghiệp.

Có thể bạn muốn xem