Hòa mình vào các lễ hội ở Đồng Nai siêu độc đáo

Bên cạnh các điểm du lịch hay các món ăn ngon thì việc tham gia các lễ hội ở Đồng Nai cũng là một cách rất tuyệt để bạn biết thêm về con người và nét văn hóa đặc sắc nơi đây. Những lễ hội ở Đồng Nai nổi tiếng nhất 1. Lễ hội Kỳ Yên Một trong những lễ hội truyền thống nổi tiếng nhất ở Đồng Nai là lễ hội Kỳ Yên hay còn được gọi là lễ Vía thần, tức xin thần phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, bội thu và quê hương được yên bình, hạnh phúc. Đại lễ Kỳ Yên thường được tổ chức 3 năm 1 lần vào mùa

Bên cạnh các điểm du lịch hay các món ăn ngon thì việc tham gia các lễ hội ở Đồng Nai cũng là một cách rất tuyệt để bạn biết thêm về con người và nét văn hóa đặc sắc nơi đây.

Những lễ hội ở Đồng Nai nổi tiếng nhất

1. Lễ hội Kỳ Yên

Một trong những lễ hội truyền thống nổi tiếng nhất ở Đồng Nai là lễ hội Kỳ Yên hay còn được gọi là lễ Vía thần, tức xin thần phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, bội thu và quê hương được yên bình, hạnh phúc.

Đại lễ Kỳ Yên thường được tổ chức 3 năm 1 lần vào mùa xuân hoặc mùa thu tại một số đình làng thờ những người có công với làng xã của thành phố Biên Hòa như: đình Bình Kính thờ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, đình Tam Hiệp thờ anh hùng chống Pháp Đoàn Văn Cự, đình Mỹ Khánh thờ danh tướng Nguyễn Tri Phương hay đình Tân Lân thờ Đức Ông Trần Thượng Xuyên…

Lễ hội thường được tổ chức ở đình làng

Lễ hội ở Đồng Nai này thường được chia thành 2 phần chính là phần lễ và phần hội. Phần lễ được thực hiện nghiêm ngặt theo tuần tự: từ Túc yết, Đoàn cả, Tế tiền hiền cho đến hậu hiền, rồi Thỉnh sắc, Tỉnh sanh, Hồi sắc và Tống ôn…với các trang phục và lễ vật chỉn chu, đầy đủ.

Đến phần hội thì sôi động và nhộn nhịp hơn, mọi người có thể tự do ca múa hay tham gia vào những hoạt động mình yêu thích như: đờn ca tài tử, hát bội, hát tuồng, múa lân, đua thuyền, đấu võ, xô giàn hay đi kheo…Hoặc đơn giản chỉ đứng hưởng ứng và cổ vũ trong không khí náo nhiệt ấy, cũng đã cực kỳ hạnh phúc và sung sướng rồi đấy.

Chương trình hội với nhiều tiết mục đặc sắc (Ảnh @bwfutures)

2. Lễ hội Sa-yang-va

Lễ hội Sa-yang-va là một lễ hội truyền thống của người Châu Ro, thường được diễn ra vào tháng 3 âm lịch tại ấp Ruộng Lớn, xã Bảo Vinh, thị xã long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Đây là thời gian mà vụ lúa đã được thu hoạch xong, đang chuẩn bị tỉa hạt, vì vậy nó còn được gọi là lễ mừng lúa mới.

Vì là một lễ hội rất quan trọng ở Đồng Nai nên trước một tháng diễn ra ngày lễ thì mọi người đã nô nức chuẩn bị các lễ vật để cúng như: dựng cây nêu, nấu rượu ịt (rượu quảng) – loại nước lên men nhẹ có màu trắng đục và ngai ngái mùi lá tươi, làm bánh cúng (bánh dày, bánh nếp, cơm lam…) và lắp bàn thờ Yang để cúng…

Trong ngày lễ Sayangva, người ta sẽ đặt lên bàn thờ một mâm cúng gồm: thịt gà, thịt heo, bánh, rượu…Sau đó Bà Búp, Thầy Chang hoặc những người chủ gia đình, dòng tộc sẽ đọc lời thỉnh Yang và ông bà tổ tiên về chứng lòng thành, rồi khấn trả lễ mùa trước và cầu mong vụ mới sẽ được phù hộ nhiều hơn. Trong khi đó, bà chủ trong gia đình thì đeo gùi ra rẫy thực hiện nghi thức “rước hồn lúa” với 2 cây mía, 2 cây chuốc non và các bông lúa nhiều hạt đem về kho lúa để cúng.

Những người phụ nữ đi rước lễ về

Điểm đặc biệt của lễ hội ở Đồng Nai này là lễ cúng sẽ diễn ra trong không khí náo nhiệt của tiếng đàn cồng chiêng đánh theo nhịp điệu lúc thì khoan thai, lúc thì dồn dập và tiếng kèn lúa, đàn tre. Bởi đồng bào Châu Ro cho rằng như vậy thì các Yang và ông bà tổ tiên mới có thể vui vẻ về dự lễ và chứng giám.

Phần lễ đã nhộn nhịp như thế thì phần hội của Sa-yang-va chắc chắn cũng không thể kém cạnh được rồi. Lúc này, bà con sẽ tụ tập cùng nhau ca hát, nhảy múa các điệu múa truyền thống bên đống lửa, chơi các trò chơi dân gian thú vị và thưởng thức những món ăn thơm ngon hấp dẫn cho đến nửa đêm thì mới tan hội.

Các tiết mục múa hát sôi động

3. Lễ hội Lơh-yang-rơ

Lễ hội ở Đồng Nai chủ yếu là các lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có Lơh-yang-rơ - lễ hội truyền thống của người Kơho. Cũng là lễ mừng lúa mới, cũng được diễn ra sau khi vụ mùa đã được thu hoạch, nhưng người Kơho lại tổ chức nó linh đình hơn đồng bào Châu Ro.

Điển hình là lễ vật dang lên cúng Yang của họ thường là cả lợn, gà, vịt, dê, rượu cần, bánh chưng, bánh dày, bánh cốm dẹp và khoai môn đỏ. Bàn thờ cũng được trang trí tinh tế và cầu kỳ với cây bông vải, bông tre được bôi tiết con vật đặt bên trên lễ vật, đồng thời sử dụng hai sợi dây chỉ được đính bông trắng nối từ bàn thờ đến bình rượu cần để thần linh dễ dàng sử dụng được các vật tế.

Lễ Lơh-yang-rơ độc đáo

Ngoài ra, lễ hội nổi tiếng ở Đồng Nai này cũng có một điểm khác là họ sẽ cúng ở kho lúa trước sau đó mới di chuyển vào nhà. Khi tổ chức lễ hội thì bên cạnh các điệu múa hát sôi động, mọi người sẽ cùng nhau tâm sự, kể chuyện và làm quen…để từ đó phô diễn được nét đẹp truyền thống của dân tộc mình ra xung quanh.

4. Lễ hội cúng Bà

Lễ cúng Bà là một lễ hội ở Đồng Nai đã có từ lâu đời. Điểm đặc biệt của lễ hội này là nó không có ngày cố định mà mỗi miếu sẽ tổ chức vào một ngày phụ thuộc vào vía của Bà, có nơi năm nào cũng cúng, còn có những nơi 2 3 năm mới cúng một lần.

Bà ở đây là các nữ thần hay nữ tướng được nhân dân tín ngưỡng như: Bà Ngũ Hành nương nương, Bà Chúa Thượng ngàn, Bà Thiên Hậu thánh mẫu, Liễu Hạnh công chúa, Thủy Long thần nữ, Chúa Xứ nương nương, Chúa Tiên nương nương hay Linh Sơn thánh mẫu…Do vía Bà thường thuộc âm, nên lễ cúng vía Bà thường tổ chức cúng vào ban đêm và có thể cúng tại nhiều địa điểm chứ không nhất thiết phải thực hiện trong đình hay miếu như điền lệ. 

Lễ cúng vía Bà nhộn nhịp

Lễ vật cũng khá đơn giản, tùy tâm thùy sức mà thực hiện, có thể đủ đầy gồm: heo quay, heo luộc, xôi, bánh, đèn nhang…cũng có thể đơn giản chỉ chè, xôi, gà, vịt…đều được chứng, miễn là có lòng thành. Tuy nhiên, đây là cúng nữ thần nên bàn thờ cần được trang trí rực rỡ, có lộng che và rèm phủ.

Điểm ấn tượng nhất trong lễ hội ở Đồng Nai này là các tiết mụa diễn xướng tổng hợp với: Khai tràng, Chầu mời – thỉnh tổ, Chặp Địa – Nàng, Hát bóng rỗi, bóng múa và thực hiễn các trò tạp kỹ…vì chúng khong chỉ mang tính nghi lễ mà còn để giải trí, giúp không khí lễ hội thêm phần vui tươi hơn.

5. Lễ hội Tả Tài Phán

Một trong những lễ hội lớn ở Đồng Nai rất được coi trọng là Tả Tài Phán (Lễ Đại Phan) của cộng đồng dân tộc Hẹ (hay còn gọi là người Hoa) thường diễn ra vào tháng Chạp hàng năm với nhiều nghi thức mang tính dung hợp của nhiều tín ngưỡng, điển hình là Đạo giáo, để cầu an và tấn phong những thầy cúng ở các bậc Tài Phán Xí.

Bên cạnh các nghi thức cầu an, cầu siêu và ca diễn kịch tuồng hay hát bội, đấu thánh đăng và phần nước Ông thần thì phần pháp sư leo thang dao và đi qua dãy than hồng được xem là nghi lễ ấn tượng nhất trong lễ hội Tả Tài Phán. Vì đây là lúc mọi người sẽ kéo nhau đến xem rất đông để cầu phước lành, bình an cho bản thân và gia đình.

Phần rước kiệu trong lễ Tả Tài Phán

Hơn nữa, đây còn là lễ hội để những người đi xa có thể tề tựu cùng nhau, tâm sự hỏi thăm nhau, qua đó thặt chặt tình cả hơn. Vì vậy, nếu có dịp du lịch Đồng Nai thì bạn đừng nên bỏ qua nhé.

Có thể nói, lễ hội ở Đồng Nai không đơn giản chỉ là nơi mọi người có thể cầu nguyện, tỏ lòng biết ơn mà còn có thể gắn kết, nối liền tình cảm của mọi người với nhau, qua đó yêu thương và chia sẻ với nhau nhiều hơn.

Thúy Quỳnh (Tổng hợp) - GTOPVN.com.vn

Ảnh: Internet

Có thể bạn muốn xem