Hàng quán TP.HCM tiếp tục than thiếu nhân viên sau ngày bán tại chỗ

Hàng quán TP.HCM tiếp tục than thiếu nhân viên sau ngày bán tại chỗ “Những ngày mở bán tại chỗ, lượng khách đến quán tăng vọt. Ấy thế mà lại không đủ người làm. Ngỡ vui nhưng rất mệt. Từ chủ giờ phải kiêm bếp, chạy bàn, thu ngân, quét dọn… Chỉ mong tuyển được nhân viên để dàn trải công việc, phục vụ khách cũng chu đáo hơn” - anh Tâm, chủ quán ăn trên đường Đỗ Xuân Hợp, TP.Thủ Đức chia sẻ tình hình. Hàng quán được mở bán tại chỗ có điều kiện Thay vì chỉ được bán mang đi, hiện tại, hàng quán tại TP.HCM được mở bán tại chỗ trong điều kiện đảm bảo tiêu chuẩn an toàn về phòng, chống dịch đối với cơ sở kinh doanh ăn uống. https://www.GTOP/tin-tuc/tieu-chuan-an-toan-cho-nha-hang-mo-cua-don-khach-sau-gian-cach Ghi nhận nhanh trên các trục đường, lượng khách đến khá đông, chưa kể không ít đơn mua mang về hoặc ship đi. Nhu cầu ăn uống ngoài...

“Những ngày mở bán tại chỗ, lượng khách đến quán tăng vọt. Ấy thế mà lại không đủ người làm. Ngỡ vui nhưng rất mệt. Từ chủ giờ phải kiêm bếp, chạy bàn, thu ngân, quét dọn… Chỉ mong tuyển được nhân viên để dàn trải công việc, phục vụ khách cũng chu đáo hơn” - anh Tâm, chủ quán ăn trên đường Đỗ Xuân Hợp, TP.Thủ Đức chia sẻ tình hình.

Hàng quán được mở bán tại chỗ có điều kiện

Thay vì chỉ được bán mang đi, hiện tại, hàng quán tại TP.HCM được mở bán tại chỗ trong điều kiện đảm bảo tiêu chuẩn an toàn về phòng, chống dịch đối với cơ sở kinh doanh ăn uống.

https://www.GTOP/tin-tuc/tieu-chuan-an-toan-cho-nha-hang-mo-cua-don-khach-sau-gian-cach

Ghi nhận nhanh trên các trục đường, lượng khách đến khá đông, chưa kể không ít đơn mua mang về hoặc ship đi. Nhu cầu ăn uống ngoài của người Sài Gòn vẫn rất lớn sau dịch. Bởi, nhiều người luôn chực trào mong muốn được ra ngoài hít thở và gặp gỡ mọi người, giao lưu trò chuyện cùng nhau sau nhiều tháng liền “ai ở đâu, ở yên đấy” vô cùng ngột ngạt.

“Quán dê H.S mở cửa trở lại 3 ngày nay cho tín hiệu khả quan với lượng khách tăng vọt. Khách đến đông nhất từ khoảng 18h-19h, ngồi kín 16 bàn có sẵn lẫn 5 bàn đặt thêm. Nhiều hôm số khách đặt trước đã full quán rồi, khách đến sau đành phải từ chối phục vụ vì không còn chỗ ngồi nữa” - anh Tâm cho biết.

Tuyển mãi không ra nhân viên

Những tưởng chuyện thiếu hụt lao động chỉ xảy ra tại các nhà máy, không công nghiệp hàng vạn công nhân, thế nhưng thực trạng này cũng đang biểu hiện rõ với ngành dịch vụ ăn uống. Bằng chứng là nhiều chủ quán, quản lý nhà hàng, chủ đầu tư các cơ sở ăn uống than không có nhân viên phục vụ khách.

“Quán đăng tin tuyển nhân viên lương cao hơn 10 ngày nay nhưng chưa tuyển được ai. Gọi nhân viên cũ quay lại làm việc thì không có người nào đồng ý. Số này phần đông đã đổi việc khác, còn lại thì bỏ về quê và không có ý định quay lại TP.HCM nữa vì sợ dịch. Giờ hai vợ chồng phải kiêm tất cả công việc từ đầu bếp, phục vụ bàn cho đến thu ngân, quét dọn… Hôm nào đông khách không xoay nỗi thì gọi nhờ người thân ra phụ hoặc giảm số lượng khách nhận xuống để đảm bảo chất lượng. Bởi cạnh tranh sau ngày mở cửa rất lớn, chỉ cần một chút sai sót nhỏ sẽ dễ làm mất uy tín và thương hiệu quán, khách cũng không hài lòng mà bỏ sang quán khác ok hơn”

Một quán khác ở Quận Gò Vấp cũng chịu cảnh tương tự. Ngoài đầu bếp hiện quán chỉ có 2 nhân viên phụ việc là người quen nhờ giúp tạm những tháng nghỉ dịch. 2 vợ chồng chủ cũng chạy hết công suất mới kịp phục vụ khách. Vị chủ quán này cũng than trời vì cảnh khó tuyển người. Ông nhận định tình hình chắc còn kéo dài vì dù đăng thông báo tìm nhân viên cả tháng nay vẫn chưa có ai liên hệ xin nhận việc.

Quy định mở cửa còn nhiều bất cập

TP.HCM là một trong những tỉnh thành ban hành tiêu chuẩn an toàn cho nhà hàng mở cửa sau giãn cách nghiêm ngặt nhất. Trong đó, quy định cấm hàng quán phục vụ đồ uống có cồn tại chỗ cho thực khách khiến nhiều cơ sở bị giảm doanh thu lẫn mất khách. Bởi hiện tại nhu cầu tụ tập của người dân rất cao sau thời gian dài không được tự do giao lưu cộng đồng, họ cần không gian thoải mái và dịch vụ đầy đủ để tận hưởng. Do đó, việc không được ăn uống thoải mái khiến nhiều người rời bỏ từ quán này sang quán khác đầy đủ hơn.

“Không ít khách “quay xe” từ Gò Vấp sang Thủ Đức khi biết hàng quán ở đây không được bán bia, rượu cho khách”.

Bên cạnh đó, quy định lao động phải tiêm mũi 1 ít nhất 14 ngày mới được nhận vào làm cũng bất cập. Bởi không phải ai cũng được tiêm chủng rồi, nhất là lao động ngoại tỉnh hoặc có nhưng lại chưa đủ thời gian tiêm quy định. Ngoài ra, khó khăn về tài chính để lo chi phí xăng xe hay tàu/ xe, tiền thuê trọ và ăn uống tháng đầu hay ám ảnh khoảng thời gian dịch bệnh nặng cũng ảnh hưởng đến quyết định quay trở lại của thành phố của nhiều người.

Về phía lãnh đạo thành phố và bản quản lý KCN nhận định, khó khăn về thiếu hụt lao động chỉ là vấn đề tạm thời, tương tự như tình hình sau Tết Nguyên đán hàng năm. Người lao động ngoại tỉnh khả năng cao sẽ lại tìm đến TP.HCM tìm sinh kế sau khoảng thời gian chất vật và buồn tẻ ở quê do đã quen với không khí tấp nập và nếp sống nhanh nơi thành thị…

Có thể bạn muốn xem