“Gượng cười” với 15+ câu nói xát muối vào tim Hotelier của khách

“Gượng cười” với 15+ câu nói xát muối vào tim Hotelier của khách Chính “định kiến xã hội” về nghề của một bộ phận khách hàng thiếu văn minh đã phần nào khiến nhiều bạn trẻ mới chập chững làm quen với công việc bị buồn lòng rồi nản chí mà từ bỏ, đứt gánh giữa đường. Nhiều người mặc nhiên cho mình cái quyền “Tôi bỏ tiền ra mua dịch vụ nên tôi có quyền làm/ nói những gì tôi muốn”… Nhiều "thượng đế" không biết rằng, những câu nói tưởng chừng như vô hại của họ đang vô tình giết chết động lực làm việc của một số người (Ảnh nguồn Internet)  List những câu nói xát muối vào tim Hotelier của khách Hotelier là gì? Hẳn nhiều bạn trẻ mới tìm hiểu về Nghề Khách Sạn sẽ search tìm nghĩa Việt hóa của “Hotelier”. Nếu sử dụng Google dịch, kết quả trả lại cho thuật ngữ “Hotelier” sẽ là người...

Chính “định kiến xã hội” về nghề của một bộ phận khách hàng thiếu văn minh đã phần nào khiến nhiều bạn trẻ mới chập chững làm quen với công việc bị buồn lòng rồi nản chí mà từ bỏ, đứt gánh giữa đường. Nhiều người mặc nhiên cho mình cái quyền “Tôi bỏ tiền ra mua dịch vụ nên tôi có quyền làm/ nói những gì tôi muốn”…

Nhiều "thượng đế" không biết rằng, những câu nói tưởng chừng như vô hại của họ đang vô tình giết chết động lực làm việc của một số người (Ảnh nguồn Internet)
 

List những câu nói xát muối vào tim Hotelier của khách

Hotelier là gì?

Hẳn nhiều bạn trẻ mới tìm hiểu về Nghề Khách Sạn sẽ search tìm nghĩa Việt hóa của “Hotelier”.

Nếu sử dụng Google dịch, kết quả trả lại cho thuật ngữ “Hotelier” sẽ là người chủ khách sạn, người sở hữu khách sạn. Tuy nhiên, trong Ngành khách sạn, khi được hỏi “Hotelier là gì?” – gần như mọi cá thể đều mặc định hiểu đó là từ dùng để chỉ những người làm việc trong ngành này nói chung, từ cấp nhân viên cho đến giám sát, quản lý.

Đâu là câu nói xát muối vào tim Hotelier nhất từ khách?

Trên các fanpage, group của GTOP, nhiều nhân sự Nghề Khách Sạn chia sẻ rằng dù đã quen nhưng đâu đó trong họ vẫn cảm thấy buồn khi nghe khách nói những câu đại loại như:

+ “Bố mẹ cho tiền ăn học ra đi dọn phòng”

+ “Nam nhi chi chí ai lại đi chùi toilet cho thiên hạ hả con?”

+ “Chỉ bọn không ăn học mới đi làm ngành này”

+ “Đi làm mà trang điểm có khác gì bọn gái ngành không chứ”

+ “Làm Bartender dễ mà, ai chẳng làm được”

+ “Dọn phòng là trách nhiệm và công việc của bọn mày, bọn tao bày bừa như thế nào là quyền của bọn tao”

+ “Có phục vụ đồ ăn thức uống thôi cũng chậm chạp. Không thấy tôi đang đói đây à?”

+ “Một thằng bồi bàn như mày thì biết cái gì mà nói. Gọi Quản lý ra đây!”

+ “Làm nghề này lương ba cọc ba đồng rồi có đủ tiêu không em? – Chị có người bạn làm giống em, tiền không đủ sống, lấy gì dư.”

+ “Lương em bao nhiêu mà đòi đền váy của chị?”

+ “Chị không bao giờ quay lại khách sạn em nữa đâu”

+ “Ăn giỏi học chăm để lớn lên làm ông này bà kia cho sướng thân chứ đừng cúi đầu phục vụ thiên hạ như mấy anh chị này nghe không con”

+ “Con mà không học hành đàng hoành thì mai mốt ra làm phục vụ như mấy anh chị này đấy”

+ “Kiếm việc khác mà làm đi chứ làm gì nghề này hả em, có danh giá gì đâu.”

Nghề Khách Sạn được mệnh danh là nghề chịu tiếng oan nhiều nhất trong các ngành nghề (Ảnh nguồn Internet)
 

Cả những câu nói “dở khóc dở cười” đến cứng cả họng:

+ “Sao cứ nhìn mặt tôi cười mãi thế. Em là đang cười đểu hay cười khinh tôi đấy?”

+ “Why are you always laughing, are you OK?”

+ “Chị đi bao nhiêu là khách sạn rồi mà chưa từng gặp qua khách sạn nào như vậy.”

+ “Chị mà biết thế này, không bao giờ chị đặt bên em”

+ “Các em sợ anh không trả được tiền hay sao mà phải thu tiền trước. Anh chưa thấy khách sạn nào làm việc như khách sạn em”

+ “Chị cũng mở khách sạn, chị biết hết chứ, chả có ai như các em đâu”

Hotelier nên phản ứng thế nào trước những câu nói đó?

Đặc thù ngành dịch vụ yêu cầu nhân viên Nghề Khách Sạn phải luôn coi “Khách hàng là thượng đế” – rằng nhiệm vụ công việc của mình là mang đến cho khách những trải nghiệm tốt nhất với sự hài lòng cao nhất. Bên cạnh những vị thượng đế lắm chiêu khó chiều như trên, vẫn còn rất nhiều những khách dễ thương, lịch sự và văn minh – họ thấu hiểu bản chất ngành nghề để cảm thông và bỏ qua những lỗi nhỏ, họ động viên và vực lên tinh thần yêu nghề trong từng nhân viên bằng hành động và thái độ tích cực nhất. Do đó, là những Hotelier lâu năm, chúng tôi thừa hiểu bản thân không nên để tâm quá đến những câu nói không mấy thân thiện và góp ý kia – cứ làm tốt việc của mình là được – tuyệt đối không phản pháo hay tỏ thái độ lại với khách – cứ cười nhẹ lịch sự và phục vụ tiếp – rồi họ sẽ đi khỏi, và chúng ta lại chờ đón những vị khách tuyệt vời đúng nghĩa…

Còn những Hotelier trẻ, những em mới chân ướt chân ráo vào nghề - nếu chẳng may các em được người khác tô vẽ bức tranh màu hồng đẹp đẽ về nghề thì nên dừng bút đi, trải nghiệm thực tế để có cái nhìn chân thực hơn – rằng nghề nào cũng có cái sướng - khổ đặc trưng, đã chọn lựa và quyết tâm theo đuổi thì phải chấp nhận và vượt lên trên những lời “xỉa xói” đó – cứ kiên nhẫn và bình tĩnh lắng nghe khách – từ tốn trả lời những câu hỏi trống không không mấy hợp lý từ khách với thái độ lịch sự và chuyên nghiệp, tự tin – học cách những anh chị đi trước phản ứng và phục vụ khách thế nào để lấy làm kinh nghiệm cho bản thân – rồi các em sẽ quen dần với điều đó, thậm chí trở nên “miễn nhiễm”…

Phục vụ khách hàng từ TÂM là phương châm làm việc của Hotelier (Ảnh nguồn Internet)

 

“Bạn phải yêu và tự hào với sự lựa chọn của chính mình – đến một lúc nào đó, cả cộng đồng sẽ nhìn thấy và tôn trọng bạn, tôn trọng nghề của bạn”. Hãy cứ bỏ ngoài tai những “lời nói gió bay” vô căn cứ, thiếu suy nghĩ của một bộ phận “thượng đế” không mấy văn minh – đam mê và yêu lấy công việc của mình, không ngừng hoàn thiện và khẳng định bản thân, phấn đấu vươn lên vị trí cao hơn để thành công – đó là câu trả lời viên mãn nhất cho những câu nói xát muối của khách về Nghề Khách Sạn.

Hiện tại, Tôi tự hào được là một “Hotelier” – Còn bạn?

 

Có thể bạn muốn xem