Giúp Laundry đọc - hiểu 15 ký hiệu chế độ, tính năng cơ bản trên máy giặt

Giúp Laundry đọc - hiểu 15 ký hiệu chế độ, tính năng cơ bản trên máy giặt Bạn là Laundry mới vào nghề và loay hoay với một loạt các từ/ cụm từ hay ký hiệu lúc Anh, lúc Việt trên các máy giặt? Bạn hoang mang không hiểu nghĩa và tính năng cụ thể của nó ra sao để chọn nút ấn đúng? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của GTOP để tự tin đọc - hiểu 15 ký hiệu chế độ cơ bản, thường gặp trên máy giặt. Bạn đã đọc - hiểu và thao tác đúng các chế độ, tính năng trên máy giặt? Laundry phải đọc - hiểu các chế độ, tính năng cơ bản trên máy giặt? Rõ ràng, đây là yêu cầu bắt buộc. Vì công việc chính của nhân viên laundry là làm sạch đồ vải trong khách sạn, bao gồm đồ vải phục vụ khách và áo quần, đồ vải cá nhân của khách (nếu có). Để hoàn...

Bạn là Laundry mới vào nghề và loay hoay với một loạt các từ/ cụm từ hay ký hiệu lúc Anh, lúc Việt trên các máy giặt? Bạn hoang mang không hiểu nghĩa và tính năng cụ thể của nó ra sao để chọn nút ấn đúng? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của GTOP để tự tin đọc - hiểu 15 ký hiệu chế độ cơ bản, thường gặp trên máy giặt.

giúp laundry đọc - hiểu 15 ký hiệu chế độ, tính năng trên máy giặt
Bạn đã đọc - hiểu và thao tác đúng các chế độ, tính năng trên máy giặt?

Laundry phải đọc - hiểu các chế độ, tính năng cơ bản trên máy giặt?

Rõ ràng, đây là yêu cầu bắt buộc. Vì công việc chính của nhân viên laundry là làm sạch đồ vải trong khách sạn, bao gồm đồ vải phục vụ khách và áo quần, đồ vải cá nhân của khách (nếu có). Để hoàn thành nhiệm vụ này, họ cần thao tác với máy giặt, không có chuyện giặt tay do khối lượng đồ vải lớn và nhiều nguyên do khác. Vậy nên, nhân viên giặt là cần thiết phải đọc - hiểu gần như toàn bộ ký hiệu chế độ, tính năng trên máy giặt để ấn nút, chọn chế độ giặt tương ứng đúng, tránh trường hợp làm hỏng đồ vải, gây thiệt hại về tiền và uy tín, chất lượng dịch vụ của khách sạn.

Ý nghĩa các ký hiệu chế độ, tính năng thường gặp trên máy giặt

Dưới đây là 15 trong số hàng trăm ký hiệu chế độ, tính năng mà một chiếc máy giặt đa năng có thể hữu dụng - “phục vụ” tất tần tật nhu cầu làm sạch đồ vải của người dùng.

[Lưu ý:

+ Một số ký hiệu có thể không giống nhau ở từng loại máy giặt khác nhau

+ Dưới đây là các chế độ, tính năng cơ bản, thường gặp nhất, không phải là tất cả; vì thế sẽ có một số chế độ, tính năng khác không xuất hiện trong bài viết này]

>Detergent (chất tẩy rửa)

Detergent trong máy giặt chính là khay đựng hóa chất tẩy rửa đồ vải, thường có 2-3 ngăn đựng riêng biệt là ngăn bột giặt (powder detergent) - nước giặt riêng (liquid detergent) - nước xả (softener). Tùy vào tính chất của từng loại vải, tình trạng đồ vải và nhu cầu sử dụng mà Laundry lựa chọn loại, đồng thời tính toán liều lượng của từng loại hóa chất ở từng ngăn cho phù hợp, đảm bảo đồ vải được giặt sạch, thơm, giữ nguyên chất lượng; hóa chất dùng vừa đủ, không thừa…

>Cottons (vải bông)

Là chế độ giặt cho đồ vải có chất liệu vải bông như áo sơ mi, áo ngủ, quần áo mặc nhà… và đồ lót đang gặp tình trạng bẩn hoặc rất bẩn. Thông thường, nên sử dụng chế độ giặt bằng nước nóng với mức nhiệt độ nước khoảng 900C là thích hợp.

>Mixed (hỗn hợp)

Khi cần giặt nhiều quần áo với đa dạng thành phần vải, hãy chọn tính năng “mixed”, chế độ giặt bằng nước nóng với mức nhiệt độ nước vào khoảng 600C.

>Refresh cottons (làm mới vải bông)

Thay vì chỉ là chế độ “cottons” cơ bản, một số máy giặt cải tiến thêm chế độ “refesh cottons” không chỉ giúp làm sạch hiệu quả mà còn loại bỏ mùi hôi, giảm vết nhăn trên đồ vải nhờ chương trình giặt kết hợp chạy cùng vapour (giặt hơi nước)

>Refresh mixed (làm mới hỗn hợp)

Tương tự như “refresh cottons”, “refresh mixed” cũng giúp giặt sạch đồ vải hỗn hợp (nhiều loại vải khác nhau), loại bỏ mùi hôi và giảm vết nhăn hiệu quả.

>Delicates (vải dễ hỏng, vải mỏng)

Tính năng này thích hợp cho đồ vải mỏng và dễ hỏng như tơ lụa, hàng thổ cẩm, cần giặt ở mức nhiệt độ nước là 400C.

>Quick (giặt nhanh)

Tính năng này được chọn khi cần làm sạch các loại đồ vải (quần áo) từ chất liệu vải tổng hợp và hỗn hợp; có bám bẩn. Các vết bẩn này thường gặp ở tình trạng sáng màu nên cần được làm sạch nhanh, với mức nhiệt độ nước vào khoảng 300C. Lưu ý: thời gian giặt nhanh là khác nhau ở từng loại máy giặt khác nhau.

giúp laundry đọc - hiểu 15 ký hiệu chế độ, tính năng trên máy giặt
Những loại máy giặt khác nhau sẽ quy định ký hiệu chế độ khác nhau phù hợp

 

>Spin (vắt)

Tính năng này được chọn nhằm mục đích vắt ráo đồ vải, quần áo đã được giặt sạch trong lồng máy giặt

>Rinse & Spin (xả & vắt)

Tính năng này được chọn khi có thêm nước xả làm mềm vải vào khay softener ở bước đầu tiên của chu trình giặt. Đồ vải sau khi giặt sạch sẽ được xả sạch và vắt khô.

>Energy saver (bộ tiết kiệm năng lượng)

Với những đồ vải không hoặc bẩn ít, chế độ này sẽ được chọn để giúp tiết kiệm đáng kể điện năng tiêu thụ. Tuy nhiên, hiệu quả làm sạch không cao, không bằng so với sử dụng chế độ giặt sạch thông thường

>Baby (đồ trẻ em)

Nếu khách sạn thường xuyên phục vụ khách đi theo hình thức gia đình thì cần thiết nên trang bị máy giặt có chức năng này. Bởi da trẻ nhỏ rất nhạy cảm nên cần có chế độ giặt riêng. Với máy giặt có tính năng “baby”, đồ vải sẽ được tăng cường xả sạch hoàn toàn, không còn sót xà phòng gây hại cho da bé.

>Bedding (bộ giường ngủ)

Đây là chế độ dành riêng cho việc làm sạch chăn, ga, áo gối… trên giường ngủ. Nhờ tính năng này, Laundry sẽ giảm đáng kể việc dùng sức cho mỗi lần giặt loại đồ vải nặng, kích thước lớn.

>Sensitive plus (cho da nhạy cảm)

Tương tự như trẻ em, những khách có làn da nhạy cảm, dễ dị ứng thường “khó chiều”. Ngay cả chuyện giặt ủi quần áo của họ cũng phải đặc biệt chú ý. Tuyệt đối không để cặn bột giặt còn sót lại trên đồ vải. Do đó, một số khách sạn trang bị tính năng này, giúp giặt sạch hoàn toàn chất bẩn, đồng thời xả thật kỹ để đảm bảo không gây nên bất kỳ khó chịu nào cho người mặc.

>Jeans (đồ jeans)

Đồ vải bằng chất liệu jeans và đồ tối màu nên chọn chế độ giặt này để ngăn chặn cặn lóng, đồng thời hạn chế phai màu do chất tẩy rửa

>Wool (đồ len)

Tính năng này dùng giặt đồ vải bằng len, giặt nhẹ nhàng và chậm để chất liệu len không bị chạy hay co lại, giữ nguyên độ bền và chất lượng đồ vải.

Tham khảo thêm nhiều ký hiệu giặt là thường gặp trên máy giặt và quần áo: Tại đây!

Lưu ý cần nhớ

Để đảm bảo đồ vải được làm sạch hiệu quả đồng thời máy giặt hoạt động tốt, bền lâu - khi thao tác, Laundry cần nhớ:

- Luôn luôn phân loại đồ vải (theo chất liệu và màu) trước khi cho vào máy giặt

- Cho một lượng đồ vải bẩn thích hợp vào buồng máy giặt thay vì nhồi nhét hết cỡ

- Xử lý đồ vải trước khi cho vào máy để tránh hệ quả không mong muốn; chẳng hạn: đồ vải có đính kim tuyến, đồ lót, nylon, sợi tổng hợp mỏng cần cho vào lưới giặt để bảo vệ - đồ len, đồ có xơ vải cần lộn mặt trái ra ngoài…

- Với đồ vải có vết bẩn cứng đầu nên ngâm trước với hóa chất và giặt riêng

- Chọn chế độ giặt cho phù hợp với từng loại vải, từng chất liệu vải

- Chọn máy giặt có đa dạng chế độ, tính năng để phục vụ tốt nhất mọi nhu cầu làm sạch nhiều loại đồ vải

- ...

giúp laundry đọc - hiểu 15 ký hiệu chế độ, tính năng trên máy giặt
Đồ vải sẽ được làm sạch, bền màu và dùng lâu nếu chọn đúng chế độ giặt, hóa chất tẩy rửa

 

Công việc của Laundry tuy không quá phức tạp, không đòi hỏi bằng cấp hay kỹ năng đặc biệt nhưng để hoàn thành tốt nhiệm vụ làm sạch và đảm bảo chất lượng đồ vải, duy trì tuổi thọ của máy giặt thì cần “học” thêm nhiều. Chẳng hạn như đọc - hiểu một số ký hiệu, tính năng cơ bản trên máy giặt được GTOP chia sẻ trên đây.

Ms. Smile

(tổng hợp)

Quy trình giặt là trang phục cho khách lưu trú

Có thể bạn muốn xem