Gần 40% nhân sự du lịch vẫn chưa thể trở lại ngành

Gần 40% nhân sự du lịch vẫn chưa thể trở lại ngành Theo kết quả khảo sát được Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB) công bố mới đây, tính đến hết tháng 3/2021, vẫn còn 39% lao động ngành du lịch chưa thể phục hồi công việc như trước đại dịch Covid-19.   Gần 40% lao động ngành Khách sạn - Nhà hàng - Du lịch vẫn chưa thể quay lại nghề   Hội đồng Tư vấn du lịch vừa công bố kết quả khảo sát khả năng chống chịu của doanh nghiệp du lịch trong dịch Covid-19. Đây là khảo sát do TAB phối hợp cùng Chương trình Du lịch Bền vững Thụy Sĩ và Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Tư nhân thực hiện. Có 432 doanh nghiệp du lịch tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và 16 địa phương khác với nhiều quy mô khác nhau đã tham gia trả lời. Theo đó, tính đến hết quý I...

Theo kết quả khảo sát được Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB) công bố mới đây, tính đến hết tháng 3/2021, vẫn còn 39% lao động ngành du lịch chưa thể phục hồi công việc như trước đại dịch Covid-19.

 

Gần 40% nhân sự du lịch vẫn chưa thể trở lại ngành

Gần 40% lao động ngành Khách sạn - Nhà hàng - Du lịch vẫn chưa thể quay lại nghề

 

Hội đồng Tư vấn du lịch vừa công bố kết quả khảo sát khả năng chống chịu của doanh nghiệp du lịch trong dịch Covid-19. Đây là khảo sát do TAB phối hợp cùng Chương trình Du lịch Bền vững Thụy Sĩ và Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Tư nhân thực hiện. Có 432 doanh nghiệp du lịch tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và 16 địa phương khác với nhiều quy mô khác nhau đã tham gia trả lời.

Theo đó, tính đến hết quý I năm nay, tỷ lệ nhân sự ngành du lịch có việc làm so với trước dịch là 61%. Mà trong con số 61% đó, đa số nhân viên phải chấp nhận giảm thời gian làm việc, giảm lương.

Cụ thể, tỷ lệ lao động một số ngành du lịch so với trước dịch được TAB ghi nhận như sau:

  - Hàng lưu niệm: 57,8%

  - Lữ hành quốc tế: 59,4%

  - Lưu trú: 61,4%

  - Lữ hành nội địa: 63%

  - Ăn uống: 65,4%

  - Vận chuyển: 66,2%

  - Vui chơi giải trí: 70,3%

 

Gần 40% nhân sự du lịch vẫn chưa thể trở lại ngành

 

Như vậy đồng nghĩa với việc có gần 40% lao động vẫn chưa thể trở lại ngành - lực lượng này có thể đã chuyển sang ngành khác hoặc vẫn đang thất nghiệp.

Bên cạnh đó, kết quả khảo sát còn cho thấy đại dịch Covid-19 đã khiến doanh thu của nhiều doanh nghiệp ngành du lịch sụt giảm mạnh. Có khoảng 56% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết doanh thu cả năm 2020 chưa bằng 1/4 của năm 2019. Trong đó, các doanh nghiệp du lịch nhỏ, lữ hành quốc tế, lữ hành nội địa và đơn vị vận chuyển du lịch là chịu tác động nặng nề nhất. Không chỉ tác động đến doanh thu, dịch bệnh còn làm tăng thêm những chi phí phát sinh như: chi phí quản lý, trợ cấp tài chính cho nhân viên nghỉ việc…

Cũng chính vì thế mà có đến 88% doanh nghiệp tham gia khảo sát mong muốn được giảm - giãn nộp thuế, miễn hoặc hoãn đóng bảo hiểm xã hội - bảo hiểm y tế - công đoàn phí. Và số doanh nghiệp muốn giảm bớt các cuộc thanh, kiểm tra không cần thiết là 86%. Đặc biệt, 91% doanh nghiệp hy vọng sẽ được hỗ trợ sớm nhất tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 cho người lao động.

Trên thực tế, nhiều du khách gặp khó khăn về tài chính sau dịch, cộng với việc khách du lịch ngày càng quan tâm hơn đến những điểm đến an toàn. Cho nên theo ông Hoàng Nhân Chính - Trưởng ban Thư ký TAB, doanh nghiệp du lịch cần chuyển đổi sang hình thức tiếp thị, tư vấn và chăm sóc khách hàng thông qua nền tảng trực tuyến.

Theo đánh giá của TAB, 2021 tiếp tục là một năm nhiều khó khăn với ngành du lịch bởi đại dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ khó lường. Và nhiều doanh nghiệp du lịch dự đoán, phải đến nửa sau của năm 2022, ngành dịch vụ này mới có thể khôi phục trở lại bình thường.

 

(Theo Zing News)

Hộ chiếu vaccine là gì? Ngành du lịch thế giới sẽ sớm hồi phục nhờ hộ chiếu vaccine?

 

Có thể bạn muốn xem