Gà đốt lá chúc An Giang, đặc sản gây thương nhớ với bao thực khách gần xa

Bên cạnh những món đặc sản đã quá quen thuộc nhưng thốt nốt, bún mắm, cơm tấm,… thì xứ thốt nốt còn có một món gà đốt lá chúc An Giang độc đáo, tuy đơn giản nhưng lại hấp dẫn khó cưỡng. Gà đốt lá chúc An Giang, đặc sản ăn một lần là nhớ mãi An Giang từ lâu đã trở thành một trong những điểm du lịch miền Tây được đông đảo các tín đồ đam mê xê dịch yêu thích. Nơi đây không chỉ khiến du khách ấn tượng về những cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, trữ tình hay hùng vĩ mà còn thu hút bởi nền ẩm thực độc đáo. Ẩm thực An Giang là

Bên cạnh những món đặc sản đã quá quen thuộc nhưng thốt nốt, bún mắm, cơm tấm,… thì xứ thốt nốt còn có một món gà đốt lá chúc An Giang độc đáo, tuy đơn giản nhưng lại hấp dẫn khó cưỡng.

Gà đốt lá chúc An Giang, đặc sản ăn một lần là nhớ mãi

An Giang từ lâu đã trở thành một trong những điểm du lịch miền Tây được đông đảo các tín đồ đam mê xê dịch yêu thích. Nơi đây không chỉ khiến du khách ấn tượng về những cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, trữ tình hay hùng vĩ mà còn thu hút bởi nền ẩm thực độc đáo.

Ẩm thực An Giang là nền ẩm thực pha trộn giữa ẩm thực Việt cũng với ẩm thực của người Khơme. Ảnh: vncgarden

Ẩm thực An Giang là nền ẩm thực pha trộn giữa ẩm thực Việt cũng với ẩm thực của người Khơme. Chính vì thế, khi đến đây bạn sẽ có cơ hội được thưởng thức vô vàn những món ăn được chế biến từ những nguyên liệu dân dã, đậm chất địa phương nhưng cực kỳ thơm ngon và hấp dẫn. Một trong số đó phải kể đến món gà đốt lá chúc An Giang ở khu vực hồ Ô Thum.

Một trong những món đặc sản ở đây là món gà đốt lá chúc An Giang. Ảnh: atpic.angiang

Trước kia, có nhiều người dân ở An Giang thậm chí còn không biết đến hồ Ô Thum nằm ở đâu cũng như món ăn đặc sản này. Cho đến khi có nhiều nhóm bạn trẻ tìm đến khám phá vùng đất này và chia sẻ lên các trang mạng xã hội thì nơi đây mới được biết đến nhiều hơn.

Món gà đốt lá chúc An Giang này thực chất có nguồn gốc từ Campuchia. Ảnh: baophapluat

Món gà đốt lá chúc An Giang này thực chất có nguồn gốc từ Campuchia. Và nó được được du nhập đến Việt Nam và dần dần sau một thời gian thì có chút biến tấu để phù hợp với khẩu vị của người địa phương.

Quán gà đốt lá chúc An Giang đầu tiên ở đây có lẽ là quán “Siêu Gà Đốt”. Ảnh: 2dep

Quán gà đốt lá chúc An Giang đầu tiên ở đây có lẽ là quán “Siêu Gà Đốt”. Ắt hẳn khi mới nghe lần đầu bạn sẽ khá ấn tượng với cái tên này và nghĩ chắc gà ở đây phải ngon lắm, nhưng đến lúc hỏi thì mới biết là vì chủ quán có tên là Chan Siêu lại bán món gà đốt thế nên mới đặt luôn tên quán là Siêu Gà Đốt.

Nhờ hương vị thơm ngon và cách chế biến độc đáo mà có thêm nhiều quán gà đốt khác được mở ra. Ảnh: santourgiare

Sau đó, nhờ hương vị thơm ngon và cách chế biến độc đáo mà người này truyền tai đến người kia rồi cứ thế lại có thêm nhiều quán gà đốt khác được mở ra để phục vụ nhu cầu của các du khách bốn phương.

Món đặc sản An Giang này thoạt nhìn thì có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách chế biến. Ảnh: thamhiemmekong

Món đặc sản An Giang này thoạt nhìn thì có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách chế biến ngon đúng điệu. Đầu tiên là ở khâu lựa chọn nguyên liệu cũng phải kỹ lưỡng, gà dùng để chế biến phải là loại gà gà đồi hoặc gà ta thả vườn.

Đầu tiên là ở khâu lựa chọn nguyên liệu cũng phải kỹ lưỡng. Ảnh: thamhiemmekong

Những loại gà này tuy nhỏ, mỗi con chỉ nặng khoảng chừng 1,3 đến 1,8 kg thôi nhưng thịt rất chắc, ngọt và dai, chứ không bị bỡ như nhiều giống gà khác nên ăn nhiều cũng chẳng hề thấy ngán. Bên cạnh đó, món ngon này không thể trọn vẹn nếu như thiếu đi những gia vị truyền thống như muối, sả, ớt, tỏi.

Gà đốt tuy nhỏ nhưng thịt rất chắc, ngọt và dai. Ảnh: youtube

Không chỉ có thế, món ăn này còn phải có thêm một loại gia vị độc đáo nữa đó chính là lá chúc.  Đây là một loại lá cây khá giống với cây chanh nhưng có mùi thơm hơn nên sẽ khiến món ăn có hương vị đặc trưng hơn hẳn.

Món ăn này phải có thêm một loại gia vị độc đáo nữa đó chính là lá chúc. Ảnh: thithunkhoi

Ngoài ra, còn một điều đặc biệt nữa ở món gà này là nó không được làm sẵn mà chỉ khi nào có khách gọi thì mới được sơ chế, tẩm ướp gia vị rồi đem đi đốt. Nhờ đó mà gà đốt lá chúc An Giang này lúc nào cũng được tươi, thơm và ngọt tự nhiên.

Ngoài ra, còn một điều đặc biệt nữa ở món gà này là nó không được làm sẵn mà chỉ khi nào có khách gọi thì mới được chế biến. Ảnh: canthomekongtour

Tuy nhiên, chính điều này lại gây ra một chút bất tiện vì thực khách muốn thưởng thức món ăn đều phải chờ đợi khá lâu, tối thiểu cũng phải từ 40 phút đền gần một tiếng. Gà sau khi làm sạch sẽ thì ướp với các loại gia vị rồi mới bắt đầu đem đi đốt.

Cách đốt gà khá giống với món gà chiên. Ảnh: vivianzh4ng

Người ta sẽ chuẩn bị một cái nồi gang lòng sâu, bên dưới lót một lớp lá sả, lá chúc, và bôi một lớp dầu ăn lên bề mặt của da gà để tránh cho gà bị cháy. Cách làm này khá giống với món gà chiên, nhưng khác ở chỗ là không có quá nhiều dầu trong nồi và còn có thểm nhiều loại gia vị khác.

Khâu đốt gà thì cũng được xem là khâu quan trọng nhất, người nấu phải biết canh chỉnh lửa sao cho thật chuẩn thì gà mới ngon được. Ảnh: Lang thang An Giang

Khâu đốt gà thì cũng được xem là khâu quan trọng nhất, người nấu phải biết canh chỉnh lửa sao cho thật chuẩn thì gà mới ngon được. Theo một vài chủ quán chia sẻ lại, ban đầu họ sẽ bật lửa thật to để đốt gà trong vòng 15 đến 20 phút cho đến khi da gà chuyển sang màu vàng thì hạ nhỏ lửa dần để thịt gà chín đều từ ngoài vào trong.

Một con gà đốt lá chúc An Giang đạt chuẩn phải có lớp da vàng ươm, giòn rụm, mùi thịt hòa lẫn với xả và lá chúc tỏa ra thơm phức. Ảnh: vnexpress

Một con gà đốt lá chúc An Giang đạt chuẩn phải có lớp da vàng ươm, giòn rụm, mùi thịt hòa lẫn với xả và lá chúc tỏa ra thơm phức. Khi ăn, người ta sẽ bày nguyên con gà lên mâm và bưng ra cùng với 1 cây kéo, một bao tay để tự cắt xé gà tùy ý thích. Nhưng đa phần thực khách đều thích việc xé gà bằng tay vì họ cho rằng ăn như vậy mới hấp dẫn.

Đa phần thực khách đều thích việc xé gà bằng tay vì họ cho rằng ăn như vậy mới hấp dẫn. Ảnh: trtbicht

Từng miếng thịt gà nóng hổi, dai dai, ngọt nước ăn không đã đủ thấy ngon rồi nhưng nếu chấm với chén muối tiêu hay chén nước mắm pha thì lại càng đậm đà hơn. Ngoài ra, nếu thích bạn có thể gọi thêm đĩa cơm chiên để no lâu và một đĩa gỏi chua chua ngọt ngọt ăn kèm để kích thích vị giác hơn.

Từng miếng thịt gà nóng hổi, dai dai, ngọt nước chấm với chén muối tiêu hay chén nước mắm pha thì lại càng đậm đà. Ảnh: dienmayxanh

Có thể nói, dù cho khí hậu ở An Giang vào những ngày mùa khô khắc nghiệt như thế nào, đường đi đến hồ Ô Thum cũng không quá gần, thế nhưng khi được thưởng thức những miếng gà đốt lá chúc An Giang giữa khung cảnh mát mẻ, thơ mộng cũng hoàn toàn xứng đáng.

>> Xem thêm: An Giang có món gì ngon mà bạn nhất định phải thử

Một số địa chỉ quán gà đốt lá chúc An Giang

Vì nhu cầu ngày càng cao của du khách mà ngày nay, khi đến với Ô Thum, xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn ở An Giang, bạn sẽ không khó để tìm thấy được một hàng bán món gà đốt. Nhưng không phải quán nào cũng ngon và đảm bảo chất lượng, và dưới đây là gợi ý một số địa chỉ mà bạn có thể tham khảo:

Gà siêu đốt, ấp Phước Thọ, xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn Ry Cà Rốt, Châu Lăng, Huyện Tri Tôn Gà Đốt Thành Đạt, khu du lịch Hồ Ô Thum, xã Ô Lâm, Tri Tôn

Chẳng phải ngẫu nhiên mà món gà đốt lá chúc An Giang này lọt Top 100 món ăn đặc sản Việt Nam. Thế nên, nếu có dịp du lịch An Giang và du lịch An Giang thì bạn nhất định phải dành thời gian để thưởng thức món ăn này đấy nhé!

Minh Nguyên

(Theo Báo Thể Thao Việt Nam)

Nguồn: https://thamhiemmekong.com/thong-tin-du-lich-mien-tay/tham-ho-o-thum-thuong-thuc-mon-ga-dot-tru-danh-cua-giang.html; https://2dep.vn/ga-dot-la-chuc-mon-ga-an-mot-lan-nho-mot-doi-cua-vung-bay-nui-an-giang-01106329.html; https://www.24h.com.vn/am-thuc/mon-ga-dot-la-chuc-lot-top-100-mon-an-dac-san-viet-nam-ngon-den-co-nao-c460a1230800.html

Có thể bạn muốn xem