Đứng hình trước vẻ đẹp kiêu hãnh của thác Nàng Tiên Mộc Châu

Ít ai biết rằng, ngoài thác 7 tầng ở Chiềng Khoa quá đỗi nổi tiếng thì gần đây cái tên thác Nàng Tiên lại được dân phượt gọi tên bởi vẻ đẹp nguyên sơ, trong trẻo mà tạo hóa ban tặng. Nói đến thác Nàng Tiên ở Mộc Châu thì hẳn nhiên ít người biết đến vì đây là điểm đến còn khá nguyên sơ, mộc mạc và mới đi vào khai thác du lịch từ năm 2020. Thế nhưng, ai đã từng đặt chân đến thác rồi thì đều phải thảng thốt, đứng tim trước vẻ đẹp kiêu sa, thánh thiện mà những dải thác trắng xóa nối tiếp nhau đổ xuống tạo nên một thắng cảnh đẹp đến nao lòng.

Ít ai biết rằng, ngoài thác 7 tầng ở Chiềng Khoa quá đỗi nổi tiếng thì gần đây cái tên thác Nàng Tiên lại được dân phượt gọi tên bởi vẻ đẹp nguyên sơ, trong trẻo mà tạo hóa ban tặng.

Nói đến thác Nàng Tiên ở Mộc Châu thì hẳn nhiên ít người biết đến vì đây là điểm đến còn khá nguyên sơ, mộc mạc và mới đi vào khai thác du lịch từ năm 2020. Thế nhưng, ai đã từng đặt chân đến thác rồi thì đều phải thảng thốt, đứng tim trước vẻ đẹp kiêu sa, thánh thiện mà những dải thác trắng xóa nối tiếp nhau đổ xuống tạo nên một thắng cảnh đẹp đến nao lòng. Trong thời gian tới, chắc chắn cái tên thác Nàng Tiên nổ tên nhiều nhất và được nhiều người tìm đến tham quan.

Thắng cảnh tại thác đẹp nên thơ, mộc mạc

Thác Nàng Tiên ở đâu Mộc Châu?

Thắng cảnh thác Nàng Tiên có tọa lạc thuộc bản Nà Chá - Chiềng Khoa - Vân Hồ - Sơn La. Thác cách trung tâm huyện Vân Hồ khoảng 7km về phía Đông Nam. Được hình thành bởi nguồn nước bắt nguồn từ dòng suối Tân, hợp lưu từ nhánh bản Suối Lìn - Vân Hồ và bản Suối Khem - Phiêng Luông nên thác nước đổ rất đẹp.

Và cái tên thác Nàng Tiên có truyền thuyết gắn với lễ hội Hoa Ban rất huyền bí và tạo sự tò mò, hiếu kỳ cho khách tham quan.

Đẹp như tiên cảnh

Thác Nàng Tiên gắn liền với truyền thuyết thần kỳ

Cứ nhắc đến thác Nàng Tiên thì người Thái lại nhắc đến câu chuyện về 2 thiếu nữ xinh đẹp Khăm Kiêu và Khăm Ke có cha mẹ chính là người Thái trắng di cư từ Đà Bắc - Hòa Bình về xã Chiềng Khoa để lập ấp. Và vùng đất mới đã được gọi tên là Mường Mây do khí hậu nơi đây hay có sương mù.

Từ đó, cư dân muôn nơi đổ về đây để lập xóm, lập làng. Hai nàng Khăm Kiêu, Khăm Khe đã từ từ dạy họ dựng nhà, làm ruộng, múa xòe, điệu phí, điệu khèn...Trước sự nhiệt tình, đôn hậu và cảm phục đức tính của 2 nàng, người dân đã tôn thành tiên và gọi 2 nàng là Nàng Mương, Nàng Bẳng.

Cũng từ đó, dân lập đền thờ để tên gọi của đền là Nàng Bẳng - Nàng Mương hay tên gọi là bà Chúa Sơn Lâm. Tầm đến tháng 3 khi bước vào mùa hoa ban nở trắng vùng, dân làng lại đến đền thờ để thắp hương, cầu an với hy vọng thu hoạch được vụ mùa ấm no, đầy đủ. Và thông lệ năm lẻ: dân cúng những con vật 2 chân; năm chẵn dân cúng con vật 4 chân, 5 chân. Và cứ 5 năm sẽ lại tổ chức lễ hội lớn để tưởng nhớ công lao của 2 nàng.

Và tháng 3 cũng là tháng được tổ chức lễ hội hoa ban tại Chiềng Khoa. Ý nghĩa của lễ hổi là thỉnh bái nàng Ban - đại diện sự trắng trong, thuần khiết với tình yêu thủy chung của người Thái. Vào thời gian này, còn là dịp cúng Then trời - mong cho mùa màng bội thu. Đồng thời, bảo trợ được sự phá đám của Phi ma.

Ảnh chụp thác từ trên cao xuống

Thác Nàng Tiên Chiềng Khoa đi mùa nào đẹp?

Thắng cảnh thác Nàng Tiên vào mùa nào cũng đẹp bởi thác được bao bọc và nằm giữa khu rừng nguyên sinh xanh tươi với thảm thực vật đa dạng, xanh mướt. Phần đa các thảm thực vật đều giữ được nguyên bản của nó. Do đó, đến đây du khách sẽ bị ngợp trước cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, mộc mạc mà tạo hóa ban tặng.

Và theo kinh nghiệm cũng như chia sẻ của nhiều phượt thủ: thời điểm đẹp nhất ghé thăm ngọn thác này từ tháng 3 - tháng 5. Đây chính là khoảng thời gian chuyển giao giữa mùa Xuân sang mùa Hè. Lúc này sẽ xuất hiện những con mưa phùn nhẹ, nước trên thác đổ xuống cũng theo đó chuyển thành màu xanh ngọc bích hòa cùng sắc xanh của thảm thực vật tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình. Và chắc chắn, với những ai mê sống ảo, muốn lượm được những pic ảnh xuất thần hẳn nhiên phải chớp lấy cơ hội chụp cháy máy thì thôi.

Thác đẹp kỳ vĩ

Di chuyển đến thác Nàng Tiên như thế nào?

Từ trung tâm thị trấn Mộc Châu, men theo quốc lộ 43 tầm khoảng 25km. Đến ngã rẻ có tấm biển chỉ dẫn thác Nàng Tiên 2km thì bạn cứ theo đó rẽ phải và tiếp tục đi một đoạn nữa là sẽ tới nơi. Cũng theo tuyến đường này bạn đi khoảng 2km sẽ tới được thác Chiềng Khoa.

Ở gần lối đi vào thác sẽ có chỗ gửi xe thì bạn nên gửi ở bãi rồi tiếp tục di chuyển vào trong để tham quan nhé. 

Lưu ý: Đoạn đường 500m cuối cùng khi vào bãi đỗ xe có khá nhiều sỏi đá. Nên phải chắc tay lái, động cơ xe phải khỏe để đi vào an toàn nhé.

Bản đồ

Giá vé tham quan thác Nàng Tiên

Nhìn chung mới đi vào khai thác du lịch từ năm 2020 nên giá vé tham quan thác Nàng Tiên khá rẻ chỉ 20.000 VNĐ/người. Phí gửi xe máy là 5.000 VNĐ/xe; Xe ô tô là: 20.000 VNĐ/xe.

Với những ai ham hố check-in sống ảo, khi lên tầng 3 tham quan thì thuê bè gỗ chụp ảnh mất 10k.

Bên cạnh đó, gần thác Nàng Tiên còn có thêm dịch vụ homestay tập thể với mức giá vừa phải từ 120 - 150k/đêm cho những du khách muốn nghỉ qua đêm tại đây.

Thác Nàng Tiên Mộc Châu đẹp mộng mơ

Nhiều bạn cứ nghĩ thác nước nào cũng như cũng thác nước nào vì nó đều chảy từ trên cao xuống và tung những dải lụa trắng xóa tạo nên 1 bức tranh thiên nhiên tươi xinh. Thế nhưng, khi đến thác Nàng Tiên Mộc Châu bạn sẽ phải thay đổi suy nghĩ vì:

Sở hữu thảm thực vật phong phú

Điểm hấp dẫn khi đến thắng cảnh thác Nàng Tiên là sở hữu thảm thực vật trù phú, xanh mướt với địa hình nguyên sơ. Thế nên, khi đặt chân tới đây ai ai cũng đều chung quan điểm như mình đang ở chốn bồng lai tiên cảnh hạ giới. Nhất là đi vào khoảng thời gian nắng vàng, thì ánh sáng mặt trời phản chiếu qua thảm thực vật càng khiến cho màu xanh trở nên nõn nà, căng tràn nhựa sống. Đây cũng là thời điểm đẹp nhất để check-in tạo hình.

Sở hữu thảm thực vật phong phú

3 tầng thác hiện hùng vĩ hiện ra

Thác Nàng Tiên sở hữu 3 tầng thác, mỗi tầng thác lại mang một vẻ đẹp kỳ vĩ, sắc thái khác nhau. 

Tầng 1: Cách chỗ bãi đậu xe 100m đi vào một đoạn là bạn sẽ gặp tầng thác đầu tiên. Cảnh sắc tầng thác 1 đẹp hiền hòa, thơ mộng vì sở hữu một hồ nước sâu, trong vắt ngang hông người lớn. Và với độ sâu này thì du khách có thể xuống tắm táp thoải mái.

Tầng 1 là hồ nước xanh lịm

Tầng 2: Lên tầng thứ 2 của thác thì du khách phải men ngược theo dòng nước. Đường lên tầng 2 có vách đá có cây cầu bắc ngang bằng tre khá chắc chắn nên bạn an tâm di chuyển lên trên nhé. Lên tầng này bạn sẽ được trổ tài chụp ảnh như một nhiếp ảnh gia thực thụ với những bức ảnh siêu mượt, background chính là thác đổ xuống hồ nước màu xanh ngọc bích nhìn cực phê. Vì ảnh chỉ có thể chụp trên cao xuống chứ không thể đứng sát được. 

Tầng 2 khung cảnh đẹp mộng mơ

Tầng 3: Độ sâu của hồ nước tầng 2 và tầng 3 rộng sâu mênh mông. Mặt đá ở đây cũng được phủ xanh bởi những lớp rêu mỏng. Thế nên, khi di chuyển không cẩn thận bạn dễ bị trượt ngã. Và độ cao được tính từ chân thác lên tầng 3 tầm khoảng 150m.

Và theo nhiều phượt thủ chia sẻ, đây là tầng cuối cùng và cũng là tầng mang nhiều sắc thái thái nhất. Thác nước tầng 3 rất cao, những bụi nước thì thác nước đổ xuống tung bọt trắng xóa mát lịm. Và nếu ai muốn sở hữu những tấm hình xinh xẻo, đẹp ngây ngất thì hãy thuê bè gỗ và chụp hình nhé. Thành quả sẽ thu lượm được những bộ ảnh siêu chất lượng mà ai cũng bị lay động bởi cảnh quá đẹp, kỳ vĩ và trong trẻo.

Tầng 3 thuê bè gỗ chụp ảnh

Là ngọn thác mới đi vào khai thác du lịch ở Mộc Châu, thế nhưng thác Nàng Tiên vẫn khoe được nét đẹp thanh tú, kỳ vỹ và giữ được vẻ đẹp nguyên sơ, mộc mạc mà thiên nhiên ban tặng. Đến đây, bạn sẽ bị đắm chìm trong không gian xanh mướt của cảnh quan thiên nhiên với thảm thực vật trù phú. Đặc biệt, được ngắm những tầng thác đổ mượt mà từ trên cao chảy xuống thì chao ôi! đến rồi chẳng nỡ rời đi!!!

Nguyễn Chiên (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

Có thể bạn muốn xem