Du lịch Việt hồi sinh thế nào trong 1 tháng qua?

Du lịch Việt hồi sinh thế nào trong 1 tháng qua? Tháng 10/2021 được xem là thời khắc vàng của du lịch Việt khi nhiều hoạt động của ngành chính thức “mở cửa” có điều kiện. Vậy 1 tháng qua, du lịch Việt Nam hồi sinh thế nào? Nhiều địa phương tổ chức đón khách du lịch nội và ngoại tỉnh từ đầu tháng 10 đến nay Năm 2021 đen tối của du lịch Việt Thực tế ghi nhận những ảnh hưởng của Covid-19 đến du lịch ở đợt dịch lần thứ 4 năm 2021 này tiêu cực và nặng nề hơn so với năm 2020. Khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí vẫn đóng cửa, công ty lữ hành du lịch vẫn “nằm im” chờ khách, các cơ sở kinh doanh dịch vụ liên quan cũng bất động đợi chỉ thị của Chính phủ. Hàng loạt doanh nghiệp tuyên bố ngưng hoạt động, phá sản. Hàng triệu lao...

Tháng 10/2021 được xem là thời khắc vàng của du lịch Việt khi nhiều hoạt động của ngành chính thức “mở cửa” có điều kiện. Vậy 1 tháng qua, du lịch Việt Nam hồi sinh thế nào?

du lịch Việt hồi sinh thế nào trong 1 tháng qua
Nhiều địa phương tổ chức đón khách du lịch nội và ngoại tỉnh từ đầu tháng 10 đến nay

Năm 2021 đen tối của du lịch Việt

Thực tế ghi nhận những ảnh hưởng của Covid-19 đến du lịch ở đợt dịch lần thứ 4 năm 2021 này tiêu cực và nặng nề hơn so với năm 2020. Khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí vẫn đóng cửa, công ty lữ hành du lịch vẫn “nằm im” chờ khách, các cơ sở kinh doanh dịch vụ liên quan cũng bất động đợi chỉ thị của Chính phủ. Hàng loạt doanh nghiệp tuyên bố ngưng hoạt động, phá sản. Hàng triệu lao động nghề du lịch mất việc làm, không thu nhập tính theo năm.

Thống kê của Tổng cục Du lịch cho thấy, lượng khách nội địa trong 9 tháng đầu năm 2021 giảm 16% so với cùng kỳ năm 2020 và giảm 52% so với năm 2019 - Tổng doanh thu từ du lịch 9 tháng đầu năm 2021 giảm 41% so với cùng kỳ năm 2020 khi chỉ đạt gần 137.000 tỷ đồng.

Trước nguy cơ biến mất của ngành, lãnh đạo du lịch các cấp chính quyền và lãnh đạo cơ sở kinh doanh du lịch đồng loạt kêu cứu chính phủ, đồng thời đề xuất lẫn hối thúc việc nhanh chóng khôi phục ngành du lịch, hướng đến khôi phục nền kinh tế chung cũng như giữ chân nhân sự cốt cán ở lại.

Thí điểm để từng bước hồi sinh

Cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 vừa qua, hàng loạt địa phương là “vùng xanh” như Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hải Phòng, Quảng Bình, Thanh Hóa, Lâm Đồng, TP.HCM… mở lại du lịch nội tỉnh, tất cả theo hình thức “tour khép kín” và bắt đầu cho tín hiệu khả quan về sự phục hồi của ngành.

Tour khép kín là hình thức đi tour mà tất cả những người tham gia đều đã tiêm đủ 2 mũi vaccine (có nơi quy định 1 mũi) - phải có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 và bắt buộc phải đi theo đúng chương trình tour định sẵn.

“Cần bắt đầu luôn và ngay” để thích ứng kịp thời với giai đoạn chuyển giao kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 trong giai đoạn “bình thường mới” là chia sẻ và mong muốn của nhiều doanh nghiệp du lịch trong nước trong văn bản đề nghị được phép “mở cửa” trình Chính phủ suốt 1 tháng qua, có kèm kế hoạch thực hiện cụ thể.

Là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4, TP.HCM lại là một trong những tỉnh thành đầu tiên tổ chức lại hoạt động du lịch với 2 tour thí điểm dành riêng cho hàng trăm các y bác sĩ tuyến đầu chống dịch về Cần Giờ và Củ Chi hồi đầu tháng 10 theo kiểu tour khép kín cùng loạt tour thương mại đón tiếp và phục vụ khách nội - ngoại tỉnh thuộc vùng liên kết an toàn tiếp sau đó. Điển hình như đoàn khách từ TP.HCM trên dưới 10 người xếp hàng đi cáp treo ở núi Bà Đen hay đoàn gần 100 khách đi chinh phục cáp treo Vân Sơn tại Tây Ninh. Một đoàn khách khác gồm 6 người xuất phát từ TP.HCM theo tour khép kín đi Quảng Bình trải nghiệm các dịch vụ tại Chày Lập Farmstay, khám phá hang động Tú Làn. Đây cũng là tour liên tỉnh khép kín đầu tiên trên cả nước bằng đường hàng không kể từ khi “mở cửa” du lịch sau đợt dịch lần thứ 4.

du lịch Việt hồi sinh thế nào trong 1 tháng qua
Đoàn khách từ TP.HCM xếp hàng đi cáp treo ở núi Bà Đen, Tây Ninh

Từ Hà Nội, hôm 23/10, tour khép kín đầu tiên gồm 17 du khách đi Bắc Giang để tham quan khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử, chùa Vĩnh Nghiêm, Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng. Một đoàn khác gồm 60 người tham gia tour “Kiến trúc Pháp trong lòng thủ đô”…

Ở Bà Rịa - Vũng Tàu đợt giữa tháng 10 đón 80 khách ngoại tỉnh đến nghỉ dưỡng tại The Grand Hồ Tràm Resort & Casino và Bình Châu Hot Springs cũng theo dạng tour khép kín. Ngày 23/10 tỉnh cũng đón đoàn khách đầu tiên đến lưu trú tại Six Senses Con Dao, 1 trong những khu nghỉ dưỡng giá nghìn đô của Việt Nam.

Quảng Ninh và Hải Phòng hợp tác kết nối - trao đổi du khách khi mở tour dành cho người dân 2 tỉnh từ đầu tháng 11. Hay TP.HCM cũng thống nhất kết nối du lịch và cho phép đi lại với Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định từ 1/11 này.

Như vậy, du lịch nội địa đang từng bước hồi sinh trong điều kiện “thích ứng an toàn với dịch”, đảm bảo các điều kiện phòng, chống dịch Covid-19 an toàn, hiệu quả.

Về kế hoạch đón khách quốc tế, hiện nhiều địa phương đã được chỉ định để “mở cửa”. Điển hình như Phú Quốc với kế hoạch phục vụ khách ngoại cuối tháng 11. Hay Khánh Hòa, Quy Nhơn, Hội An, Đà Nẵng cũng đã chuẩn bị sẵn sàng và đang trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt mong muốn được đón khách quốc tế ngay từ tháng 11 này.

Thời cơ chín muồi nhưng cần hết sức thận trọng

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam, đây là thời điểm chín muồi để mở cửa du lịch, từng bước phục hồi và phát triển ngành đồng thời kích thích phục hồi các ngành kinh tế liên quan khác. Tuy nhiên, cần thận trọng trong công tác chuẩn bị, triển khai kế hoạch đón khách, nhất là lên phương án đảm bảo an toàn trong cung ứng dịch vụ. “Cần lấy an toàn phòng dịch là tiêu chí đầu tiên và quan trọng nhất trong kế hoạch mở cửa” - vị này nhấn mạnh. Ngoài ra, mức độ bao phủ vaccine cũng hạn chế một số địa phương đẩy nhanh kế hoạch đón khách. Số khác lại chưa thực sự nắm bắt tốt thời cơ phục hồi nên còn chần chừ, chậm triển khai, giữ khư khư quy định phòng dịch cứng nhắc khi cứ mãi “đóng cửa” các dịch vụ trước đó trong khi đã được xác định là “vùng an toàn” hoặc “có nguy cơ bùng phát dịch thấp”...

du lịch Việt hồi sinh thế nào trong 1 tháng qua
Hội An, Quảng Nam đề xuất được mở cửa đón khách quốc tế trong tháng 11

“Mở cửa du lịch trong và ngoài nước giai đoạn cuối năm 2021 và đầu năm 2022 đối với Việt Nam có tỷ lệ thành công cao. Tuy nhiên cũng đi kèm những rủi ro có thể dự kiến. Do đó, để tránh nguy cơ đối diện với khủng hoảng vượt quá nặng lực kiểm soát thì cần phải có phương án và kế hoạch, quy trình đón khách chặt chẽ và hoàn thiện, đảm bảo an toàn ở mức cao nhất, thậm chí tuyệt đối.” - cảnh báo của chuyên viên tư vấn phát triển điểm đến du lịch Outbox Consulting.

Có thể bạn muốn xem