Du lịch Hội An "sính ngoại" nên hàng quán ế khách?

Du lịch Hội An "sính ngoại" nên hàng quán ế khách? Ghé Hội An vào buổi chiều cuối tuần tháng 3, chạnh lòng khi thấy hàng quán dọc 2 bên đường các con phố đi bộ từng nhộn nhịp nay đìu hiu, vắng vẻ. Đếm sơ có đến hàng trăm gian hàng đóng cửa chờ thời, không ít trong số đó đang thanh lý, trả mặt bằng vì ế khách. Hội An những ngày này "Ế"... Du lịch Hội An, Quảng Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2020, doanh thu từ du lịch lữ hành của Quảng Nam giảm mạnh đến gần 80% so với năm 2019 và là 1 trong những đại phương có mức giảm mạnh nhất cả nước. Con số “khủng” này cho thấy Covid-19 tác động mạnh bạo thế nào đến tình hình kinh doanh du lịch của doanh nghiệp cũng như đời sống kinh tế,...

Ghé Hội An vào buổi chiều cuối tuần tháng 3, chạnh lòng khi thấy hàng quán dọc 2 bên đường các con phố đi bộ từng nhộn nhịp nay đìu hiu, vắng vẻ. Đếm sơ có đến hàng trăm gian hàng đóng cửa chờ thời, không ít trong số đó đang thanh lý, trả mặt bằng vì ế khách.

du lịch hội an
Hội An những ngày này "Ế"...

Du lịch Hội An, Quảng Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2020, doanh thu từ du lịch lữ hành của Quảng Nam giảm mạnh đến gần 80% so với năm 2019 và là 1 trong những đại phương có mức giảm mạnh nhất cả nước. Con số “khủng” này cho thấy Covid-19 tác động mạnh bạo thế nào đến tình hình kinh doanh du lịch của doanh nghiệp cũng như đời sống kinh tế, tinh thần của người dân.

Cùng GTOP điểm qua một vài dẫn chứng đau lòng về tình hình du lịch 1 năm qua tại phố Hội sau khi chịu ảnh hưởng kép bởi dịch bệnh và thiên tai:

- Hàng trăm gian hàng tại khu vực phố cổ không treo biển “giảm giá 50%” hay “thanh lý toàn bộ cửa hàng” cũng sẽ là “cho thuê nhà”, “bán nhà”, thậm chí cửa đóng then cài im lìm chẳng buồn nghe ngóng khách

- Nếu trước dịch, ngày bán hàng thu tiền triệu là bình thường thì nay cố bán vài trăm nghìn cũng khó trong khi hàng tháng phải xoay trả đủ 30 triệu tiền thuê mặt bằng (chia sẻ của chị Lý, chủ cửa hàng khăn lụa, cà vạt 25m2 tại đường Trần Phú). “Từ giờ đến lúc trả nhà, quán phải cố gắng xả hàng, giảm giá kịch sàn (cà vạt từ 6$ giảm còn 50.000 đồng/ chiếc, khăn từ 13-15$ giảm còn 80.000-100.000 đồng/ chiếc). Tuy nhiên, dù bán lỗ nhưng cũng chỉ lác đác vài khách Việt ghé xem vào cuối tuần, có khi vào nhìn rồi lại ra…”

- Nhiều gian bán đồ lưu niệm, âu phục hay đồ da cũng đóng cửa từ sau đợt dịch thứ 2 và lũ lụt kinh hoàng hồi năm 2020. Các quán cà phê vốn là góc sống ảo của nhiều bạn trẻ nay cũng im lìm

- Nhiều mặt bằng đẹp vốn luôn trong tình trạng “giành giật” của “con buôn” nay lại rao cho thuê mãi chả ai hỏi han đến. Chủ một mặt bằng tại đường Trần Phú cho hay anh tin cho thuê từ tháng 11 năm ngoái nhưng đến nay vẫn chưa có khách nào chốt thuê dù giá hiện tại đã giảm 1/3, thậm chí 1 nửa so với trước.

- Người thuê thì: “Trước đây, chỉ mong ký được hợp đồng thuê mặt bằng 2-3 năm để không lo bị tăng giá, có nơi đẹp còn phải năn nỉ ký cho được 5 năm. Nhưng nay thì tiền thuê là gánh nặng, dù đã được giảm, đành trả nhà vì không có khách nước ngoài, đợi sau tính tiếp”.

- Các tuyến phố đi bộ sầm uất và nhộn nhịp nhất khu phố cổ như Trần Phú, Nguyễn Thái Học, Bạch Đằng nay tối om, không ánh đèn mờ; lác đác vài ba cửa hàng hé cửa, không thì nhường chỗ ngồi tạm cho mấy gánh hàng rong, vài ba bàn cao lầu, mì Quảng rồi chè, đồ ăn vặt… Số ít quán cà phê, đồ ăn Âu còn mở cửa cũng đành thay đổi menu và giá thành để tồn tại, vì cần phù hợp với khách Việt. “Thực đơn hiện tại của quán chuyên phục vụ khách nước ngoài giờ giảm hẳn chỉ còn 18 món, với nửa đồ ăn bản địa như cao lầu, bánh ướt, bún thịt nướng, cơm gà…, giá thì chỉ từ vài chục nghìn 1 phần ăn”.

- Các khách sạn, cơ sở lưu trú cũng không khá hơn. Mặc dù lượng lớn khách nội địa bắt đầu trở lại Hội An dịp cuối tuần gần đây cũng phần nào cải thiện tình hình kinh doanh nhưng không nhiều, các thứ vẫn lác đác, vắng hoe. “Từ sau Tết khách đã đông hơn, dịp cuối tuần gần đây tỷ lệ lấp đầy được khoảng 90% nhưng trong tuần thì chỉ có 2-4 phòng, trong khi trước dịch ngày nào cũng full” - nhân viên homestay tại đường Phan Đình Phùng cho biết. Ở một diễn biến khác, những khách sạn quy mô lớn hơn lại bất lực đóng cửa từ cuối năm ngoái vì thu không đủ bù chi.

Được biết, sau chừng 1 năm không còn khách Tây, nhiều hàng quán tại đây lâm cảnh ế ẩm. Nhiều người thả tay ngừng kinh doanh thay vì cố bám vào chút thu nhập từ khách nội. Có ý kiến cho rằng nguyên do hàng quán Hội An ế khách vì họ sính ngoại, chuộng khách ngoại, thờ ơ với khách nội - đối tượng khách tiềm năng có thể cứu sống người làm du lịch ở thời điểm hiện nay. Có thật vậy không?

du lịch hội an
Hàng trăm hàng quán từng nhộn nhịp, sầm uất... nay đìu hiu, không một bóng khách

Hàng quán Hội An ế khách vì sính ngoại?

Hiện tại, lãnh đạo tỉnh và các doanh nghiệp đã thực hiện nhiều giải pháp để kích cầu du lịch. Khách nội có đến và có tăng, nhưng nguồn thu từ việc khách chi mua dịch vụ lại không cao. Nhiều người cho rằng, chính tư duy “sính ngoại”, “phân biệt đối xử khách Tây - khách Ta”, “bên trọng - bên thờ ơ” khiến du khách Việt Nam thôi không có tinh thần ủng hộ.

Hơn 1 năm không còn khách Tây, du lịch tại Hội An và nhiều khu du lịch khác của Việt Nam đìu hiu, ảm đạm trong khi thực tế nhu cầu du lịch trong nước của khách Việt rất lớn sau thời gian dài bị hạn chế đi lại. Thêm nữa, khi đâu đâu cũng hô vang khẩu hiệu: “người Việt đi du lịch Việt”, “khách Việt cứu du lịch Việt” nhưng thực tế thì người kinh doanh lại không hoàn toàn nhận được sự hưởng ứng của du khách nội? Và vì sao “sự sống” của họ lại phụ thuộc quá nhiều, thậm chí hoàn toàn vào lượng khách quốc tế đến vậy?

“Hội An sẽ còn rất lâu nữa mới nằm trong danh sách điểm đến của tôi”.

Chia sẻ chủ quan nhưng thực tế của một vị khách có dịp ghé vào cửa hàng lưu niệm tại Hội An và không mấy vui vẻ vì nhận được ánh nhìn thờ ơ của chủ tiệm cũng như nhân viên, trong khi cùng lúc đó lại niềm nở với đoàn khách Tây.

Theo người này, có lẽ do lúc đó anh ăn mặc khá tuềnh toàng, lại là người Việt nên chẳng ai buồn hỏi han hay đoái hoài suốt từ khi bước vào cho đến lúc rời đi. Vậy là thay vì được chào đón niềm nở, nhiệt tình giới thiệu các mặt hàng, anh hoàn toàn đơn độc trong cửa hàng đó. Thế nên, chỉ một hành động nhỏ thôi cũng có thể làm mất thiện cảm với khách hàng vì cung cách phục vụ thiếu thiện chí, không chuyên nghiệp, nhiều người vì vậy mà chẳng bao giờ quay lại hay giới thiệu bạn bè ủng hộ nữa.

Lướt sơ một vòng cũng dễ thấy, điểm chung của các địa điểm du lịch nổi tiếng khác chuyên phục vụ khách nước ngoài, người bán đa phần thường phớt lờ, thậm chí xua đuổi khách Việt. Một phần vì bán cho khách Tây giá cao hơn, đỡ bị mặc cả; phần khác do người Việt quá hiểu kiểu nói thách của người bán, thêm nữa lại quen trả giá, có khi vào xem cho biết, coi cho vui rồi chê mắc bỏ đi nên chẳng mặn mà gì.

Thế nhưng, điều này nảy sinh thái độ phân biệt đối xử giữa khách Tây và khách Ta, thể hiện vô cùng lộ liễu khiến họ tự đánh mất đi thiện cảm của du khách trong nước và dẫn đến viễn cảnh đáng buồn như hiện nay. Bởi, từ khi dịch Covid-19 ập đến, du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khách quốc tế không còn, tư duy bán hàng sính ngoại dần không thể tiếp diễn, người bán lao đao vì mất trắng thu nhập từ lượng lớn khách nước ngoài vốn chiếm hơn 90% tổng doanh thu thường ngày trước đây trong khi khách nội vốn đã ngán ngẫm và quay lưng từ lâu. Chính sự cộng hưởng này khiến nhiều cửa hàng rơi vào cảnh ế ẩm triền miên, không thể xoay chuyển tình hình bởi mọi sự chèo kéo, mời gọi khách Việt giờ khá vô nghĩa.

du lịch hội an
Phải chăng, vì du lịch Hội An "sính ngoại"?

 

Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, trong khi không ít người đồng tình với ý kiến trên - số khác lại bênh vực. Bởi họ cho rằng, đối tượng khách mục tiêu của các cửa hàng này vốn dĩ luôn là khách nước ngoài, nay kinh doanh không người mua cũng dễ chấp nhận - vì những mặt hàng đó không đáp ứng phần đa nhu cầu và sở thích của khách Việt (như nón lá chẳng hạn). Thêm nữa, rõ ràng thói quen của người Việt là vào để chụp ảnh, vào xem trước đã, mua hay không tính sau. Do đó, nhiều người nghĩ, họ sao phải tốn thời gian cho người không có nhu cầu mua, trong khi khách tiềm năng cần nhiều quan tâm hơn vẫn ở đó. Mặc khác, tâm lý người Việt hay thích tự do, thoải mái lựa chọn, cần gì sẽ tự hỏi, họ thấy phiền khi có nhân viên kè kè theo sau nói năng liên hồi - vì vậy, để khách Việt có không gian riêng sẽ hợp lý hơn…

Dĩ nhiên, ý kiến chủ quan không thể bao hàm hết để đánh giá một vấn đề. Thế nhưng, rõ ràng thì Hội An đúng là đang gặp khó khi khách Tây không có, khách Việt tuy đông nhưng không ai mua. Nguyên nhân từ đâu hẳn còn phải bàn luận nhiều.

Bạn nghĩ lý do có khả năng nhất khiến hàng quán ở Hội An ế ẩm là gì? Chia sẻ dưới comment để cùng phân tích nhé!

(Theo VnExpress​)

Có thể bạn muốn xem