Du khách trải nghiệm khác biệt ở Đà Lạt sau giãn cách

Du khách trải nghiệm khác biệt ở Đà Lạt sau giãn cách Để đến Đà Lạt, Tín phải có thẻ xanh Covid-19, khai báo y tế khi di chuyển và ở trạm y tế phường nơi lưu trú, đồng thời xét nghiệm nhanh. Đà Lạt là lựa chọn của nhiều khách du lịch Sài Gòn sau giãn cách với các chuyến đi ngắn ngày dịp cuối tuần. Diệp Phúc Tín, sinh năm 1992, cũng vừa đi Đà Lạt 2 ngày hôm 19 và 20/11 vừa qua. Đây là chuyến du lịch đầu tiên của anh sau dịch, di chuyển bằng xe đạp từ Sài Gòn lên Đà Lạt trong 3 ngày, chặng đường hơn 300 km. "Mình đợi chuyến đi này quá lâu rồi", Tín háo hức nói. Anh cho biết thành phố đang vào mùa hoa dã quỳ rất đẹp và thời tiết mát mẻ, không quá lạnh, rất dễ chịu. Anh Tín chụp ảnh cùng hoa dã quỳ khi đi...
Để đến Đà Lạt, Tín phải có thẻ xanh Covid-19, khai báo y tế khi di chuyển và ở trạm y tế phường nơi lưu trú, đồng thời xét nghiệm nhanh. Đà Lạt là lựa chọn của nhiều khách du lịch Sài Gòn sau giãn cách với các chuyến đi ngắn ngày dịp cuối tuần. Diệp Phúc Tín, sinh năm 1992, cũng vừa đi Đà Lạt 2 ngày hôm 19 và 20/11 vừa qua. Đây là chuyến du lịch đầu tiên của anh sau dịch, di chuyển bằng xe đạp từ Sài Gòn lên Đà Lạt trong 3 ngày, chặng đường hơn 300 km. "Mình đợi chuyến đi này quá lâu rồi", Tín háo hức nói. Anh cho biết thành phố đang vào mùa hoa dã quỳ rất đẹp và thời tiết mát mẻ, không quá lạnh, rất dễ chịu. Anh Tín chụp ảnh cùng hoa dã quỳ khi đi Đà Lạt. Ảnh: Diệp Tín Anh Tín chụp ảnh cùng hoa dã quỳ khi đi Đà Lạt. Ảnh: Diệp Tín Trước dịch, Tín thường xuyên du lịch bằng xe đạp vì quan niệm mỗi chặng đường đi qua cũng đã là đích đến. Anh từng đi Đà Lạt bằng xe đạp vài lần, hành trình vẫn thân quen nhưng có vài điều khác biệt trong chuyến đi này: anh phải có thẻ xanh Covid-19, khai báo y tế trong quá trình di chuyển đến Lâm Đồng, đến trạm y tế phường nơi mình lưu trú tại Đà Lạt xét nghiệm nhanh âm tính với Covid-19. "Tôi cảm thấy yên tâm cho bản thân và những người mình tiếp xúc khi đã tiêm đủ vaccine và có xét nghiệm âm tính với Covid-19", anh Tín chia sẻ cảm nhận khi đi du lịch thời Covid-19. Đà Lạt trong mắt anh lúc này vắng vẻ và hàng quán cũng ít hơn trước, những quán quen anh thường ghé cũng chưa mở bán. Đổi lại, anh cảm thấy mọi thứ ở thành phố lúc này rất đẹp, quảng trường Lâm Viên sạch sẽ, không đông người. Đi du lịch tự túc nên anh có kế hoạch hạn chế ăn uống tại hàng quán và nơi tập trung nhiều người, chuẩn bị dụng cụ nấu ăn, ghé chợ mua rau củ rồi về tự nấu. Trong 2 ngày ở Lâm Đồng, anh dành phần lớn thời gian đạp xe thăm thú xung quanh, đi cung đường Liên Khương - Đơn Dương, leo đèo D'ran lên Đà Lạt, xong đạp xe vòng quanh thành phố, ghé đồi cỏ hồng chụp ảnh, tự nấu ăn rồi lưu trú lại một khách sạn ở phường 4. Anh Tín dừng chân nghỉ bên đồi cỏ hồng, điểm đến không thể bỏ qua tại Đà Lạt vào những tháng cuối năm. Ảnh: Diệp Tín Anh Tín dừng chân nghỉ bên đồi cỏ hồng, điểm đến không thể bỏ qua tại Đà Lạt vào những tháng cuối năm. Ảnh: Diệp Tín Tín chia sẻ, nếu có dự định đi Đà Lạt lúc này, bạn nên tìm hiểu thông tin, quy định và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch tại địa phương. Ngoài ra, bạn cũng nên liên hệ trước với cơ sở lưu trú để đặt phòng trực tiếp, đảm bảo là nơi đó vẫn còn hoạt động và nhận khách. "Sau chuyến này mình sẽ sắp xếp thời gian để đến miền Trung trong thời gian tới", anh Tín nói về kế hoạch xê dịch cuối năm. Tương tự Tín, Trần Trung Hiếu, sinh năm 1991, vừa trở về sau chuyến đi 2 ngày một đêm. Đây là điểm du lịch đầu tiên của anh sau nhiều tháng giãn cách xã hội vì Covid-19. "Mỗi năm tôi thường đi Đà Lạt một lần và vốn có cảm tình với người dân, phong cảnh và cả dịch vụ du lịch tại đây", Hiếu nói. Hiếu đi Đà Lạt bằng máy bay, di chuyển đến Lâm Đồng có các yêu cầu như: kết quả âm tính với Covid-19 (xét nghiệm nhanh hoặc PCR có giá trị trong 72 giờ trước khi khởi hành); đã được tiêm 2 mũi vaccine, mũi thứ 2 cách ngày đi tối thiểu 14 ngày; khai báo y tế di chuyển nội địa trên app PC-Covid; khi đến Đà Lạt, tới trạm y tế phường nơi lưu trú để khai báo y tế. Nhiều thủ tục hơn trước nhưng sau nhiều tháng giãn cách xã hội, chuyến đi này là một trải nghiệm dễ chịu với Hiếu: "Tôi thường sẽ ghé các quán cà phê có phong cảnh đẹp để hoà mình với thiên nhiên, thứ mà tôi tìm kiếm sau gần nửa năm phải ở trong phòng. Tôi cũng dành phần nhiều thời gian tại homestay lưu trú với các hoạt động nhẹ nhàng để giảm thiểu nguy cơ khi đến các nơi đông người". Suốt kỳ nghỉ, Hiếu phải quen với việc quét mã QR khai báo y tế khi tới bất cứ địa điểm công cộng nào ở Đà Lạt như chợ đêm, các quán cà phê và ngay cả khi đổ xăng xe máy. Anh nghĩ việc đi du lịch trong thời Covid-19 sẽ có những e ngại nhất định. Để chuyến đi thoải mái hơn, Hiếu khuyên du khách nên tìm hiểu những thông tin, quy định và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch tại địa phương. Hiếu chọn ngồi ở một góc cà phê ngoại ô thành phố để thư giãn. Ảnh: Hiếu Trần Hiếu chọn ngồi ở một góc cà phê ngoại ô thành phố để thư giãn. Ảnh: Hiếu Trần Hiếu cho rằng dù mọi thứ đang dần trở lại và bắt đầu làm quen với trạng thái bình thường mới thì vẫn sẽ có một chút e dè trong các vấn đề giao tiếp xã hội, trong đó có du lịch. Trong những ngày qua, trên các diễn đàn mạng xã hội lan truyền hình ảnh về việc hàng quán Đà Lạt trưng bảng hạn chế khách ngoại tỉnh và cộng đồng thắc mắc phải chăng có hiện tượng kỳ thị du khách khi đến Đà Lạt. Hiếu thấy đó chỉ là cách hàng quán thể hiện sự lo ngại về mặt y tế tại địa phương chứ không phải kỳ thị như nhiều người nói. "Người dân Đà Lạt trước giờ mến khách và khi mình đi du lịch cũng không thấy bị kỳ thị gì. Nếu có một số quán không tiếp khách ngoại tỉnh thì cũng là họ lo cho sức khỏe của bản thân chứ ai cũng muốn làm ăn kinh doanh mà", anh chia sẻ. Huỳnh Nhi

Có thể bạn muốn xem