Đối phó với vết sứa cắn khi đi biển

BIỂU HIỆN TRÊN CƠ THỂ KHI BỊ SỨA CẮN Khi bị sứa cắn, các độc tố này sẽ rất nhanh ngấm qua da và xâm nhập vào cơ thể.  Vết thương do sứa đốt thường mẩn đỏ và có dạng thẳng hoặc xoắn. Nếu bị nhẹ, chỗ bị cắn thường sẽ sưng đỏ, có cảm giác nóng xung quanh và ngứa rát. Nếu nặng hơn, sau khi bị cắn khoảng 15 phút, nạn nhân sẽ thấy ngứa ở bàn tay, bàn chân; trên người nổi ban đỏ từng vùng; nổi mề đay toàn thân; tim đập nhanh; huyết áp hạ thấp; ho khan và thở khò khè. Vết sứa cắn thường sẽ sưng đỏ và gây ngứa rát nhiều Trong

BIỂU HIỆN TRÊN CƠ THỂ KHI BỊ SỨA CẮN

Khi bị sứa cắn, các độc tố này sẽ rất nhanh ngấm qua da và xâm nhập vào cơ thể. 

Vết thương do sứa đốt thường mẩn đỏ và có dạng thẳng hoặc xoắn. Nếu bị nhẹ, chỗ bị cắn thường sẽ sưng đỏ, có cảm giác nóng xung quanh và ngứa rát. Nếu nặng hơn, sau khi bị cắn khoảng 15 phút, nạn nhân sẽ thấy ngứa ở bàn tay, bàn chân; trên người nổi ban đỏ từng vùng; nổi mề đay toàn thân; tim đập nhanh; huyết áp hạ thấp; ho khan và thở khò khè.

Vết sứa cắn thường sẽ sưng đỏ và gây ngứa rát nhiều

Trong trường hợp nặng nhất, sứa cắn có thể gây đau đầu; tức ngực; tím tái, vã mồ hôi; khó thở; nôn khan; đau bụng; tiêu lỏng nhiều lần.

XỬ LÝ KHI BỊ SỨA CẮN

Người sơ cứu ban đầu cho nạn nhân bị sứa cắn cần đeo găng hay quấn khăn hoặc túi nilon (để tránh bị thương nếu chạm vào ngòi đốt của sứa)  và giúp nạn nhân lấy các xúc tu hay gai sứa còn bám trên người. Bạn có thể dùng dao hoặc các vật có cạnh (thìa,que kem…) để cạo nhẹ nhàng quanh vùng bị cắn, tránh làm mạnh tay để gây ra những tổn thương ngoài da khác.

Sau đó, cần phải rửa vết thương bằng nước biển để làm sạch các tế bào phóng độc chưa bị kích hoạt. Lưu ý không được rửa bằng nước ngọt để tránh gây tổn thương nặng hơn.

Hoặc bạn có thể pha dung dịch bao gồm 10 phần nước với 1 phần amoniac, giấm, soda hoặc mì chính để bôi vào vùng bị thương. Nếu không có sẵn những thứ trên, chanh hoặc đá lạnh để chà nhẹ lên vết thương sẽ giúp nọc độc không bị lan rộng hơn và giúp bạn để bớt đau hơn.

Dùng chanh chà nhẹ lên vết sứa cắn có thể khiến nọc độc không bị lan rộng

Ngoài ra, bạn có thể uống aspirin để vết sứa cắn bớt đau rát, nếu như bạn cảm thấy khó thở, buồn nôn, chóng mặt… thì nên thông báo với người thân/bạn bè để được đưa tới bệnh viện kịp thời.

Bạn có thể uống aspirin để giảm cảm giác đau rát khi bị sứa cắn

Khi đi biển, bạn nên mang theo một số loại thuốc giảm ngứa, thuốc kháng sinh, thuốc trợ tim, thuốc tiêu chảy và một chai giấm để có thể chủ động xử lý khi bạn hoặc người thân/bạn bè bị sứa cắn. Khi đang tắm biển, nếu thấy cơ thể bị ngứa bạn nên lên bờ ngay để xem có phải bị sứa cắn hay không để còn có biện pháp điều trị ngay nhé!

Có thể bạn muốn xem