Độc đáo kiến trúc Pháp

Nhà Bạch Công Tử là công trình cổ với kiến trúc mang phong cách Pháp độc đáo và thu hút tọa lạc ở thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Nhà Bạch Công Tử nằm ở đâu? Ngôi nhà cổ Bạch Công Tử nằm ở số 62, đường Đinh Bộ Lĩnh, phường 3, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Trước kia đây là khu vực thuộc làng Mỹ Chánh, quận Kiến Hưng, tỉnh Định Tường. Bên cạnh nhà cổ Huỳnh Thủy Lê Đồng Tháp hay nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ thì đây là một ngôi nhà cổ có kiến trúc đẹp và độc đáo ở miền Tây. Trong thời gian sắp tới, chính quyền thành phố Mỹ Tho có

Nhà Bạch Công Tử là công trình cổ với kiến trúc mang phong cách Pháp độc đáo và thu hút tọa lạc ở thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

Nhà Bạch Công Tử nằm ở đâu?

Ngôi nhà cổ Bạch Công Tử nằm ở số 62, đường Đinh Bộ Lĩnh, phường 3, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Trước kia đây là khu vực thuộc làng Mỹ Chánh, quận Kiến Hưng, tỉnh Định Tường. Bên cạnh nhà cổ Huỳnh Thủy Lê Đồng Tháp hay nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ thì đây là một ngôi nhà cổ có kiến trúc đẹp và độc đáo ở miền Tây. Trong thời gian sắp tới, chính quyền thành phố Mỹ Tho có kế hoạch sưu tầm và phục dựng lại các đồ vật trang trí trong ngôi nhà để bảo tồn và phục vụ các hoạt động tham quan của khách du lịch gần xa.

Ngôi nhà nằm ở số 62, đường Đinh Bộ Lĩnh. Ảnh: thamhiemmekong

Theo nhiều chuyên gia thì ngôi nhà của Bạch công tử được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1925 – 1927 với tổng diện tích 322 m2 trên một khu đất rộng lớn lên hơn 4.000 m2. Ban đầu, bao quanh khu nhà là cả vườn cây ăn trái rộng lớn. Hiện tại, công trình này nằm trong khuôn viên của Trung tâm văn hóa Thành phố Mỹ Tho. Phía sau ngôi nhà cổ kính là hội trường và dãy nhà hai tầng.

Công trình kiến trúc nghệ thuật mang phong cách châu Âu. Ảnh: Quỳnh Trần

Giai thoại về chủ nhân ngôi nhà Bạch Công Tử

Ngôi nhà cổ đồng thời là địa điểm du lịch Tiền Giang nổi tiếng này do ông Lê Công Phước (dân gian thường gọi là Bạch Công tử) xây dựng theo kiến trúc Pháp. Bạch công tử thường được gọi là Tư Phước hay George Phước (1895-1950). Trong khoảng thời gian đó, ông nổi tiếng bởi sự giàu có, được mệnh danh là tay chơi có tiếng xứ miền Nam, cùng với Hắc Công Tử (tức công tử Bạc Liêu).

Công trình được xây dựng vào năm 1925 - 1926. Ảnh: vntrip

Trong ký ức của nhiều người, lúc sinh thời, ông Lê Công Phước đã được biết đến là người giàu có. Thậm chí người ta còn gọi vị công tử này là "ông hoàng ăn chơi" khắp Nam kỳ lục tỉnh vào những năm đầu thế kỷ 20. Người đời đặt biệt danh "Bạch công tử" cho ông là để phân biệt với "Hắc công tử" Trần Trinh Huy (hay Công tử Bạc Liêu).

Ông Lê Công Phước nổi danh giàu có, là ông hoàng ăn chơi khắp Nam kỳ lục tỉnh. Ảnh: baoapbac

Ông được đi du học bên Pháp nên rất "sính" chất Tây. Căn nhà cũng được xây theo kiến trúc Pháp. Sau năm 1975, ngôi nhà được sử dụng làm trụ sở UBND phường 3, đến năm 1990 Phòng Văn hóa - Thể thao TP Mỹ Tho tiếp nhận và tiếp tục sử dụng làm trụ sở.

Sinh thời, ông Lê Công Phước nổi danh giàu có, là “ông hoàng ăn chơi” khắp Nam kỳ lục tỉnh những năm đầu thế kỷ 20. Người đời xưa đặt biệt danh “Bạch công tử” cho ông vừa bởi vì ông có nước da trắng trẻo, thư sinh đặc trưng của xứ Mỹ Tho, mang phong thái ung dung, dĩnh đạc vừa là để phân biệt với “Hắc công tử” Trần Trinh Huy là chủ nhân của ngôi nhà công tử Bạc Liêu và giai thoạt "đốt tiền nấu trứng" nổi tiếng.

Nhà của Bạch Công Tử năm 1969. Ảnh: thamhiemmekong

Vì từng được du học ở Pháp vào năm 1909 với tên gọi George Phước, có thời gian tiếp xúc với văn hóa, kiến trúc phương Tây nên khi trở về Việt Nam, ông cho xây dựng căn nhà của mình theo kiểu Pháp kết hợp Việt đặc trưng - theo lối của những gia đình giàu có sống ở đầu thế kỷ XX.

Kiến trúc cổ độc đáo của nhà Bạch Công Tử

Ngay khi bước vào nhà của Bạch Công Tử, du khách sẽ thấy phía trước cửa chính, trên mái nhà đều à những phù điêu được chạm trổ tinh xảo với chi tiết hoa lá, chim phượng...

Ngôi nhà trải qua gần 100 năm tồn tại. Ảnh: welcometovinhlong

Nhìn bao quát thì ngôi nhà cổ kính này có tới tám mái lợp bằng ngói vảy cá đặc trưng của Việt Nam. Riêng khu vực hành lang lại tuân theo phong cách kiến trúc kiểu Pháp đặc trưng với phần tường dày 20 cm, bó nền bằng gạch thẻ. Tường ốp đá da quy, nền lại lót gạch bông đậm chất Tây.

Càng đi sâu vào bên trong ngôi nhà du khách càng nhận ra độ tinh xảo ở phần trần, các chi tiết chạm trổ ở cột nhà. Trong nhà, toàn bộ hệ thống kèo cột đều được làm từ gỗ quý. Nhà Bạch Công Tử có tất cả sáu phòng với gian chính diện có treo bức hình Bạch công tử. Tại vòm cửa chính và các vòm cửa bên trái hay bên phải đều được khắc nổi, chạm lộng các đề tài đặc trưng của phương Đông như rồng, phượng, chim, thú và hoa lá...

Trên mái nhà có những phù điêu được chạm trổ tinh xảo. Ảnh: thamhiemmekong

Ấn tượng nhất là trên vách tường ở gian tiền sảnh có bốn bức tranh tường với kích thước 2,4 m2 nằm đối diện nhau. Đây đều là những bức tranh chạm hình chim muông, hoa lá, cảnh quan miền sông nước Cửu Long... Tuy nhiên qua nhiều lần sửa nhà, cạo sửa, sơn phết, các bức hiện đã bị lu mờ, mất hết chi tiết, màu sắc.

Từ sau năm 1975, sau nhiều biến cố lịch sử, ngôi nhà cổ đã được sử dụng làm trụ sở UBND phường 3, thành phố Mỹ Tho. Sau đó một thời gian, cụ thể là đến năm 1990 thì nhà của Bạch Công Tử được Phòng Văn hóa - Thể thao TP Mỹ Tho sử dụng làm trụ sở.

Ngôi nhà trước khi được trùng tu lại. Ảnh: baoapbac

Đến ngày 27.1.2016, nhà Bạch Công Tử được tỉnh Tiền Giang xếp hạng nhà là Di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh. Từ đó trở đi, các đồ vật trang trí trong nhà như: bàn ghế, đèn chùm, bộ trường kỷ, các tiểu cảnh mới được sưu tầm và phục dựng lại. Khuôn viên tòa nhà bao gồm phía hai bên và khoảng sân rộng phía trước nhà cũng được trồng thêm cây xanh để phục vụ khách tham quan du lịch Tiền Giang.

Khuôn viên nhà cổ được trồng thêm nhiều cây xanh. Ảnh: thamhiemmekong

Ngôi nhà cổ của Bạch Công Tử đã trải qua gần 100 năm tồn tại. Trải qua bao biến cố, sự tàn phá của thời tiết nhưng vẫn giữ được vẻ độc đáo như một công trình cổ kính mang dấu ấn kiến trúc nghệ thuật châu Âu kết hợp những nét trang trí Việt Nam. Đây là điểm đến thú vị và độc đáo tại trung tâm thành phố Mỹ Tho. Nếu có dịp đến du lịch Tiền Giang, bạn đừng bỏ qua địa điểm này nhé.

Thanh (Tổng hợp) - luhanhVietNam.com.vn

Ảnh: Internet

Có thể bạn muốn xem