Độc đáo cá ăn cơm bằng thìa, cá biết 'bú bình', vượt cạn lấy thức ăn ở miền Tây

Độc đáo cá ăn cơm bằng thìa, cá biết 'bú bình', vượt cạn lấy thức ăn ở miền Tây Video: Đàn cá trê vượt cạn để lấy thức ănAnh Nguyễn Thành Tâm, một nông dân ở Cồn Sơn, phường Bùi Hữu Nghĩa (quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) đang sở hữu đàn cá trê hàng ngàn con với khả năng vượt cạn để lấy thức ăn khiến nhiều người thích thú.Anh Tâm cho biết, nhận thấy cá trê là loài háu ăn nên anh dựa vào đặc tính này để dụ chúng lên cạn ăn mồi và bắt đầu việc huấn luyện cá.Đàn cá trê vượt cạn để lấy thức ăn. (Ảnh: Tô Tiến)“Để có đàn cá có đủ sức vượt cạn thì cần chọn được con giống tốt. Tôi nhập 10.000 con cá trê giống, sau đó tuyển chọn ra khoảng 2.000 con cá khỏe, dài để huấn luyện. Ban đầu, tôi tập cho chúng nổi lên mặt nước ăn thức ăn. Khi đàn cá đã dạn hơn,...

Video: Đàn cá trê vượt cạn để lấy thức ăn

Anh Nguyễn Thành Tâm, một nông dân ở Cồn Sơn, phường Bùi Hữu Nghĩa (quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) đang sở hữu đàn cá trê hàng ngàn con với khả năng vượt cạn để lấy thức ăn khiến nhiều người thích thú.

Anh Tâm cho biết, nhận thấy cá trê là loài háu ăn nên anh dựa vào đặc tính này để dụ chúng lên cạn ăn mồi và bắt đầu việc huấn luyện cá.

Đàn cá trê vượt cạn để lấy thức ăn. (Ảnh: Tô Tiến)

“Để có đàn cá có đủ sức vượt cạn thì cần chọn được con giống tốt. Tôi nhập 10.000 con cá trê giống, sau đó tuyển chọn ra khoảng 2.000 con cá khỏe, dài để huấn luyện. Ban đầu, tôi tập cho chúng nổi lên mặt nước ăn thức ăn. Khi đàn cá đã dạn hơn, tôi rải thức ăn trên miếng xốp đặt cố định giữa ao để chúng trèo lên lấy thức ăn”, anh Tâm chia sẻ.

Ngoài đàn cá trê vượt cạn để lấy thức ăn, anh Nguyễn Thành Tâm còn sở hữu 2 đàn cá độc đáo không kém là cá lóc "bay" và cá lóc "bú bình".

Anh Tâm cho biết, cá lóc có đặc điểm khá nhát, khi thấy người là trốn ngay lập tức. Tuy nhiên, anh đã huấn luyện cho đàn cá trở nên thân thiện bằng cách cho thức ăn vào bình sữa (loại bình sữa dành cho em bé bú) rồi hằng ngày đem cho cá lóc "bú".

Cá lóc "bú bình". (Ảnh: CTV)

"Ban đầu cá rất nhát, nhưng tôi đã kiên trì đem thức ăn cho chúng mỗi ngày. Giờ mỗi khi đem bình ra cho ăn là cả đàn kéo nhau đến bú'trông rất dễ thương", anh Tâm kể.

Đối với đàn “cá lóc bay”, ngay từ khi cá còn nhỏ, anh Tâm đã tách đàn, tập cho chúng quen với phản xạ âm thanh.

“Tôi chia nhỏ thức ăn thành nhiều bữa trong ngày, mỗi lần cho cá ăn, tôi sẽ dùng chiếc kẻng gõ, tạo nên âm thanh bắt tai với mục đích là để cá nhận biết. Đàn cá đói, khi nghe hiệu lệnh có thức ăn sẽ đồng loạt nhảy lên mặt nước để đớp mồi. Lâu dần, chúng sẽ cùng nhảy lên khỏi mặt nước để đớp thức ăn khi nghe hiệu lệnh”, anh Tâm nói.

Anh Tâm biểu diễn cá lóc "bay". (Ảnh: Tô Tiến)

Cũng tại khu vực Cồn Sơn, đàn cá tai tượng của anh Nguyễn Ngọc Chiến (27 tuổi) cũng khiến nhiều người không khỏi bất ngờ, bởi cá chỉ ăn cơm và phải được đút bằng thìa (muỗng) mới chịu ăn.

Chủ nhân của đàn cá đặc biệt này cho biết, khoảng 30 năm trước, ông cố của anh mưu sinh bằng nghề đánh bắt cá và chọn những con to để bán. Số còn lại, ông thường thả vào mương trong vườn nhà để nuôi.

Khi cụ qua đời, do bận lo hậu sự nên mấy ngày liền gia đình không ra cho cá ăn. Sau đó, dù dùng nhiều cách, nhưng anh Chiến không thấy cá ăn trở lại như trước.

Đàn cá tai tượng ăn cơm bằng thìa. (Ảnh: Tô Tiến)

"Tôi đem đồ thừa trong nhà, rồi mua thêm ngoài nữa nhưng không con cá nào chịu ăn hết. Tôi mới nhớ ông cố trước đó lấy cơm trắng cho chúng nên tôi thử bỏ cơm xuống, nhưng cá ăn rất ít. Tôi thử lấy muỗng đút xem sao, thì có mấy con dạn lắm đến ăn, 2 con rồi 3 con. Mấy ngày sau cá lên ăn nhiều lắm”, anh Chiến chia sẻ.

Hiện chỉ cần anh Chiến cầm muỗng gõ nhẹ vào tô là lập tức đàn cá tụ lại nổi đầu lên, chờ được đút cơm.

THANH TIẾN

Có thể bạn muốn xem