Doanh thu tiềm năng của Khách sạn đến từ đâu?

Doanh thu tiềm năng của Khách sạn đến từ đâu? Các chuyên gia đầu ngành hay những chủ khách sạn có nhiều năm kinh nghiệm quản lý đều khuyên "người mới" nên định hướng đầu tư và thiết kế ngay từ đầu - tránh tình trạng cứ xây rồi lại đập sửa, nâng cấp vừa mất khách, mất nguồn thu lại tốn thêm nhiều kinh phí phát sinh khác. Đặc biệt, chính sự định hướng đúng đắn của chủ đầu tư trong việc kinh doanh góp phần tạo ra doanh thu tiềm năng vô cùng lớn. Vậy doanh thu tiềm năng của khách sạn đến từ đâu? Cùng GTOP tìm hiểu từ chia sẻ của một "chuyên gia" nhé! Bạn có biết doanh thu tiềm năng của khách sạn đến từ đâu? Doanh thu tiềm năng của khách sạn đến từ đâu? Trước khi trả lời câu hỏi "Doanh thu tiềm năng của khách sạn đến từ đâu?", hãy thử...

Các chuyên gia đầu ngành hay những chủ khách sạn có nhiều năm kinh nghiệm quản lý đều khuyên "người mới" nên định hướng đầu tư và thiết kế ngay từ đầu - tránh tình trạng cứ xây rồi lại đập sửa, nâng cấp vừa mất khách, mất nguồn thu lại tốn thêm nhiều kinh phí phát sinh khác. Đặc biệt, chính sự định hướng đúng đắn của chủ đầu tư trong việc kinh doanh góp phần tạo ra doanh thu tiềm năng vô cùng lớn. Vậy doanh thu tiềm năng của khách sạn đến từ đâu? Cùng GTOP tìm hiểu từ chia sẻ của một "chuyên gia" nhé!

doanh thu tiềm năng của khách sạn đến từ đâu
Bạn có biết doanh thu tiềm năng của khách sạn đến từ đâu?

Doanh thu tiềm năng của khách sạn đến từ đâu?

Trước khi trả lời câu hỏi "Doanh thu tiềm năng của khách sạn đến từ đâu?", hãy thử trả lời hết những thắc mắc sau:

Đối với 1 khách sạn thì:

  • Chúng ta cần bao nhiêu loại phòng?
  • Nên có nhiều loại phòng để có thể linh hoạt về giá, các bước nhảy về giá giữa các phòng có thể min - max theo ý mình? 
  • Sự lựa chọn, trộn lẫn và cân bằng giữa các loại phòng khác nhau là gì? Tại sao có loại phòng tồn nhiều, có loại phòng luôn luôn hết và được đặt sớm nhất?
  • Làm thế nào để phân loại phòng, theo phong cách, theo kích thước hay theo một tiêu chí nào khác hoặc pha trộn phong cách?
  • Với các khách sạn khác nhau chúng ta có thể tạo ra các loại phòng khác nhau? Theo tiện nghi, hướng phòng, tầng cao?

Tại sao lại có những câu hỏi này, và tại sao phải trả lời các câu hỏi trên? Hãy cùng quay lại thời kỳ đầu tiên của một khách sạn nhé!

Hãy nhìn lại bảng thiết kế để xem lại các loại phòng trong khách sạn của bạn. Rất đáng đồng tiền, bát gạo để suy nghĩ nhiều hơn về điều này trước khi bắt đầu xây dựng. Có quá nhiều chủ đầu tư đã phải dùng hai từ “Tiếc nuối” và “Giá như” để ước họ có thể xây dựng phòng khách sạn theo một cách khác.

Và thậm chí có thể giống như các công ty điện thoại di động như Apple, Samsung…phát hành các mẫu mới mỗi năm. Ngành công nghiệp ô tô cũng đã làm điều này trong nhiều năm và giờ đến lượt ngành khách sạn. 

Vậy nếu có thể trả lời được hết các câu hỏi ở trên thì sẽ mang lại điều gì? Đó chính là DOANH THU các bạn ạ….

Tiềm năng doanh thu là điều cần được xem xét khi định hình và kinh doanh khách sạn. Chúng ta có thể tạo ra bao nhiêu tiền, mang lại bao nhiêu tiền? Đó luôn là một câu hỏi rất hay để hỏi phải không?

doanh thu tiềm năng của khách sạn đến từ đâu
Việc xem xét, định hướng đầu tư và thiết kế ngay từ đầu trong kinh doanh giúp mang đến doanh thu tiềm năng cao cho khách sạn

Làm gì để gia tăng tiềm năng doanh thu của khách sạn?

Hãy thử tính toán một khách sạn 100 phòng. Nếu chúng ta định cấu hình khách sạn đó với 3 loại phòng, bạn có thể có một bài toán như sau:

  • Loại S = 60
  • Loại D = 30
  • Loại P = 10

Bây giờ nếu cho các loại phòng có giá:

  • Loại S - $ 100
  • Loại D - $ 150
  • Loại P - $ 200

Chúng ta có thể ước tính được doanh thu của khách sạn này, với tỷ lệ lấp đầy 100% sẽ là: ((60x100) + (30 × 150) + (10 × 200)) × 365 = 4.562.500$

Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta phân chia các loại phòng khác nhau cho cùng một tài sản?

  • Loại S1 - 30 giá bán $ 100
  • Loại S2 - 30 giá bán $ 125
  • Loại D1 - 15 giá bán $ 150
  • Loại D2 - 15 giá bán $ 170
  • Loại P1 - 5 giá bán $ 200
  • Loại P2 - 5 giá bán $ 225

Và doanh thu ước tính sẽ là: 5,008,750$ tăng $456,250$ (tăng 10%).

Hãy tưởng tượng rằng 75% doanh thu tăng thêm được tạo ra nằm ở điểm mấu chốt đó?

Bằng cách này, bạn có thể đạt được các mức giá khác nhau, phân khúc khác nhau chỉ bằng cách thay đổi màu sắc của các bức tường và trang trí trong giai đoạn thiết kế chẳng hạn. Hoặc đơn giản chỉ là cách sử dụng các tầng khác nhau trong khách sạn. Và đặc biệt, điều đó không hề tốn chi phí nếu như nó được thực hiện từ đầu.

Vậy thì cách này nên áp dụng cho các phân khúc khách sạn nào? 1 sao, 2 sao, hay chỉ dành cho các phân khúc cao cấp? Xin thưa rằng với phương pháp này, bạn có thể áp dụng cho bất kỳ khách sạn nào.

Sẽ thật sai lầm nếu nghĩ rằng phương pháp này chỉ áp dụng cho các khu nghỉ mát hoặc khách sạn sang trọng. Vì bất kỳ khách sạn nào chúng ta cũng có thể tối ưu hóa doanh thu và giảm chi phí. 

doanh thu tiềm năng của khách sạn đến từ đâu
Phân chia các loại phòng khác nhau cho cùng một tài sản mang lại hiệu quả kinh doanh cao

Trong một khách sạn bình dân, bạn có thể chỉ cần thêm một dấu '+' hoặc 'cộng' đằng sau tên danh mục phòng của bạn, để làm nổi bật tạo ra sự khác biệt, ấn tượng.

Chỉ cần nhắm mắt lại và tưởng tượng nó cực kỳ đơn giản - dễ dàng như thế nào:

Chúng ta cần sử dụng tên loại phòng như một công cụ bán hàng, kết hợp thương hiệu hoặc khái niệm của cá nhân hay tập thể của bạn vào đó. Chúng là những sản phẩm biết nói và luôn là một phần của chiến lược định vị thương hiêu, doanh thu tổng quát. Nó sẽ giúp bạn tạo nên sự khác biệt với phần còn lại. 

Đừng ngại khó, hãy thay đổi để ngày mai tốt đẹp hơn – Thái độ của bạn sẽ quyết định chính bạn!


Hy vọng những chia sẻ thực tế của tác giả và sự tổng hợp của GTOP trong bài viết trên đây sẽ hữu ích với các nhà quản lý, chủ đầu tư kinh doanh khách sạn trong việc định hướng đầu tư và thiết kế trong kinh doanh; đảm bảo doanh thu tiềm năng ở mức cao nhất, đồng thời không phát sinh quá nhiều chi phí ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận chung.

(Nguồn bài viết: Bryan Nguyen)

Có thể bạn muốn xem