Doanh thu ngành khách sạn Việt đang ở đâu so với khu vực?

Doanh thu ngành khách sạn Việt đang ở đâu so với khu vực? Theo khảo sát do trang Grant Thorton thực hiện thì doanh thu ngành khách sạn Việt Nam năm 2015 vừa qua vào khoảng 338 000 tỷ đồng, tương ứng với 15 tỉ đô la Mỹ. Doanh thu này cho thấy sự tăng trưởng rõ rệt gần 5 tỷ đô la Mỹ trong năm 2014. Kết quả khảo sát​ năm 2015 Khảo sát này cho thấy các thông số về ngành dịch vụ Khách sạn năm 2015 như sau: - Giá phòng có dấu hiệu giảm khoảng 11,3% trên toàn quốc: Theo đó, các khách sạn 4 sao có mức thuê phòng khoảng 87 USD mỗi đêm, đã giảm xuống còn 72,3 USD - Công suất thuê phòng trung bình của tất cả các khách sạn từ trung bình đến cao cấp tăng khoảng 1,2%, trong đó, dấu hiệu đáng mừng là số lượng ở khách sạn 5 sao tăng khoảng...

Theo khảo sát do trang Grant Thorton thực hiện thì doanh thu ngành khách sạn Việt Nam năm 2015 vừa qua vào khoảng 338 000 tỷ đồng, tương ứng với 15 tỉ đô la Mỹ. Doanh thu này cho thấy sự tăng trưởng rõ rệt gần 5 tỷ đô la Mỹ trong năm 2014.

Kết quả khảo sátnăm 2015

Khảo sát này cho thấy các thông số về ngành dịch vụ Khách sạn năm 2015 như sau:

- Giá phòng có dấu hiệu giảm khoảng 11,3% trên toàn quốc: Theo đó, các khách sạn 4 sao có mức thuê phòng khoảng 87 USD mỗi đêm, đã giảm xuống còn 72,3 USD

- Công suất thuê phòng trung bình của tất cả các khách sạn từ trung bình đến cao cấp tăng khoảng 1,2%, trong đó, dấu hiệu đáng mừng là số lượng ở khách sạn 5 sao tăng khoảng 1,6%.

Theo đánh giá của Grant Thornton, năm 2015 vừa qua là một thời điểm khó khăn, đặc biệt là đối với ngành khách sạn ở Việt Nam. Vấn đề này là do tác động trực tiếp từ các cuộc khủng hoảng từ một số nền kinh tế lớn trên thế giới, đồng thời, các yếu tố về địa chính trị, hay an ninh, an toàn của ngành du lịch toàn cầu hiện đang bị thách thức nghiêm trọng.

Những khởi sắc năm 2016

Hiện nay, theo thống kê trong 6 tháng đầu năm 2016, thì số lượt khách quốc tế đến du lịch tại Việt Nam đạt đến 4,7 triệu người, đã tăng 21,3% so với thời gian cùng kỳ năm trước và đặc biệt, các đối tượng khách hàng này cũng đang đặc biệt quan tâm đến vấn đề an toàn và sức khoẻ.

Báo cáo của Savills cũng cho thấy từ khoảng thời gian quý 3/2016 trở đi, có khoảng 33 dự án khách sạn tương lai đã dự kiến sẽ bước gia nhập thị trường. Tuy nhiên, thực tế, chỉ có 15 dự án đang dự kiến cung cấp khoảng 4.700 phòng, còn lại, các dự án khác vẫn chưa có quy mô chính thức.

Tại thị trường dịch vụ vô cùng phát triển như TP.HCM, có một khách sạn 4 sao và bốn khách sạn 3 sao đã gia nhập thị trường, trong khi đó, có ba khách sạn 3 sao đóng cửa. Tổng nguồn cung đã đạt hơn 15.400 phòng từ 121 dự án, cho thấy dấu hiệu tăng 3% theo quý và 12% theo năm. Từ quý 3/2016 đến 2018, hơn 3.100 phòng từ 14 dự án dự kiến sẽ gia nhập thị trường.

Vấn đề của ngành dịch vụ khách sạn Việt

Những con số trên tuy có dấu hiệu thay đổi đáng kể, nhưng vẫn còn tương đối thấp so với các nước trong khu vực. Vấn đề này có thể là do sự thiếu hụt nhân lực đáng kể trong ngành, số lượng nhân lực đáp ứng được chỉ có khoảng 15 000 người, trên tổng số 40 000 lao động mà thị trường đang cần. Trong số 15 000 người, họ cũng chưa được đào tạo thực tế, và mức lương của họ cũng chưa cao để đáp ứng hết các nhu cầu cuộc sống.

Theo các nhà nghiên cứu, tiềm năng phát triển của ngành này vẫn còn nhiều điểm tuyệt vời, với sự đa dạng về bất động sản, cùng nhu cầu của thị trường đa dạng sẽ là một điểm cộng quý báu cho ngành này tại Việt Nam.

Có thể bạn muốn xem