Đình Bình Thủy - điểm đến tâm linh nổi tiếng xứ Tây Đô

Đình Bình Thủy - điểm đến tâm linh nổi tiếng xứ Tây Đô Là điểm đến tâm linh nổi tiếng tại Cần Thơ, đình Bình Thủy sở hữu nét đẹp kiến trúc nghệ thuật đặc sắc với giá trị văn hóa cao. Đây cũng là niềm tự của người dân xứ Tây Đô nói riêng và miền Tây Nam Bộ nói chung. Là một trong những công trình văn hóa tâm linh đặc sắc, đình Bình Thủy hay gọi là Long Tuyền Cổ Miếu vẫn giữ được nét đẹp trong nghệ thuật kiến trúc cổ của vùng sông nước Tây Nam Bộ. Và ngôi đình này đã được công nhận là di tích cấp quốc gia vào năm 1989.   Cổng đình   Giới thiệu đình Bình Thủy Đình Bình Thủy được thành lập vào năm 1844. Ban đầu đình được xây dựng để thờ thành hoàng làng Bình Hưng - Phủ Ba Xuyên - An Giang. Lúc này kiến trúc ngôi đình chủ yếu...

Là điểm đến tâm linh nổi tiếng tại Cần Thơ, đình Bình Thủy sở hữu nét đẹp kiến trúc nghệ thuật đặc sắc với giá trị văn hóa cao. Đây cũng là niềm tự của người dân xứ Tây Đô nói riêng và miền Tây Nam Bộ nói chung.

Banner Tour

Là một trong những công trình văn hóa tâm linh đặc sắc, đình Bình Thủy hay gọi là Long Tuyền Cổ Miếu vẫn giữ được nét đẹp trong nghệ thuật kiến trúc cổ của vùng sông nước Tây Nam Bộ. Và ngôi đình này đã được công nhận là di tích cấp quốc gia vào năm 1989.

 

 

Giới thiệu đình Bình Thủy

Đình Bình Thủy được thành lập vào năm 1844. Ban đầu đình được xây dựng để thờ thành hoàng làng Bình Hưng - Phủ Ba Xuyên - An Giang. Lúc này kiến trúc ngôi đình chủ yếu được làm từ tre gỗ và lợp lá.

Năm 1852 tuần phủ Huỳnh Mẫn Đạt khi đi tuần tra gặp phải bão lớn. Ông đã trú tạm vào rạch Bình Hưng. Và thấy may mắn vì thoát nạn kiếp, tuần phủ đã tổ chức tiếc và đổi tiên luôn thành Bình Thủy. Sau đó, ông trình lên vua Tự Đức và xin sắc phong thành hoàng cho làng.

Đến năm 1904, ngôi đình lại được tri phủ Nguyễn Đức Nhuận phê duyệt trùng tu và cất lại vì kiến trúc cũ sắp bị đổ vỡ.

Năm 1908, làng Bình Thủy lại đổi sang thành Long Tuyền. Sở dĩ đổi sang tên gọi này vì người dân thấy con sông giống hình dáng con rồng. Đình thần hoàng Bình Thủy cũng từ đó đã sang tên mới Đình thần Long Tuyền. Và về sau ngôi đình miếu này đổi tên thành Long Tuyền Cổ Miếu.

Năm 1909, đình được xây dựng tiếp sau 1 thời gian bị trì hoãn. Năm 1910 thì hoàn thành việc trùng tu.

Đến năm 1979, xã Long Tuyền chia cắt thành 3 xã nhỏ: Bình Thủy - An Thới - Long Tuyền. Và Long Tuyền Cổ Miếu vẫn thuộc địa phận Bình Thủy nên nó đã được gọi tên là đình Bình Thủy.

 

 

Đình Bình Thủy ở đâu Cần Thơ?

  • Giờ mở cửa đình Bình Thủy: Sáng 7h30 - 10h30; chiều 13h30 - 17h30
  • Địa chỉ: 46/11A Lê Hồng Phong - Bình Thuỷ - Bình Thủy - TP. Cần Thơ
  • Giá vé vào đình: Free
  • Phí gửi xe máy: 5.000VNĐ/xe

Đình Bình Thủy Cần Thơ có tọa lạc trên đường Lê Hồng Phong thuộc phường Bình Thủy - Quận Bình Thủy và cách TP. Cần Thơ tầm khoảng 5km. Từ trung tâm thành phố, du khách di chuyển theo tuyến đường Nguyễn Trãi - qua đường Cách Mạng Tháng 8 và Lê Hồng Phong - sẽ đến được đình.

Long Tuyền Cổ Miếu được bao bọc xung quanh là những hàng rào tứ giác: phía Bắc giáp với bờ sông Hậu; phía Đông giáp với rạch Bình Thủy hay là rạch Long Tuyền; phía Nam gần với đường Lê Hồng Phong và tuyến đường lớn như: Bùi Hữu Nghĩa, Cách Mạng Tháng 8...; phía Tây giáp với khu dân sống.

Với tọa lạc như trên, đình Bình Thủy chính là công trình văn hóa tâm linh hội tụ đầy đủ các yếu tố phong thủy: “nhất cận giang; nhị cận quan; tam cận thị”.

 

Đình Bình Thủy ở đâu Cần Thơ?Phía Bắc giáp bờ sông Hậu

 

Ghé thăm đình Bình Thủy Cần Thơ với kiến trúc độc đáo
 

Kiến trúc đình

Nằm trên khu đất rộng hơn 500.000m2, ngôi đình này sở hữu 2 miếu thờ thần Hổ và thần Nông. Gần cổng đình có 2 miếu thờ thần Khai kênh dẫn nước và thần Rừng.

Về kiến trúc đình Bình Thủy khác biệt so với kiến trúc đình ngoài Bắc. Nhưng nó lại ảnh hưởng bởi kiến trúc người Hoa phần nhiều. Khu vực cổng đình hướng ra lộ lớn; khu đình chính thì hướng ra bờ sông. Tại bờ sông cũng được xây dựng hàng cột mang tên là Long Tuyền Cổ Miếu. Nhà trước và nhà sau của đình có hình dáng vuông và chiều nào cũng đủ 6 cột trụ.

Để vào được khu vực đình chính thì bạn sẽ qua cổng tam quan ngay từ đầu hẻm. Cổng đình được lợp mái ngói xanh, phía đỉnh của mái được trang trí lưỡng long tranh trâu. Dưới là hàng chữ Hán tên Đinh và 2 câu đối kế bên.

Bên phải cổng là khu đất trống với cổng tam quan xây dựng lớn hướng ra mặt sông. Trên cổng lợp mái ngói màu gạch có ghi chữ Tiếng Việt là đình Bình Thủy.

 

 

Khuôn viên đình

Khuôn viên đình được phân chia làm 2 khu vực chính: đình chính và lục ấp. Với khu đình chính bao gồm 5 ngôi nhà và khu lục ấp bao gồm 1 khu nhà để chuẩn bị đồ lễ cúng. Kế bên là 1 nhà hát được bố trí khoa học, ngăn nắp mang đến một không gian thoáng đãng. Đình Bình Thủy không chỉ là nơi thờ cúng trang nghiêm mà là nơi dành cho những chức sắc trong làng, hội họp để bàn việc nước, tập trung chống giặc ngoại xâm.

 

 

Khu vực trước sân đình

Bên trái cổng chính là khu đình chính với 2 cổng nhỏ vào bên trong đề hàng chữ Đình - Thần; Long - Tuyền. Hai bên cổng đều có mái chồng. Trên nóc đình là tượng điêu khắc rồng nhìn cân đối với nhau.

Bên trái góc sân từ ngoài vào trong sẽ thấy 1 miếu thờ Tây Lang - nơi thờ bộ binh. Bên phải chính là miếu Đông Lang - nơi thờ thủy binh. Giữa là 1 quyển bình phong bằng xi măng cỡ lớn. Trên đó còn trang trí 1 con Tứ Bất Tướng. Phía trên chính là tượng 2 chú chim điểu. Hai bên bức bình phong trang trí bình hoa và giỏ lam đào.

 

 

Kiến trúc mái đình

Đình chính được xây dựng theo kiến trúc mái 2 tầng kiểu thượng lầu hạ hiên. Mái đình được lợp ngói xanh với họa tiết trang trí tinh xảo, hình tượng điêu khắc cầu kỳ, nghệ thuật.

Phần mái chóp bên dưới là hình tượng kỳ lân. Ở chóp mái ngói thứ 2 là hình tượng ông Nhật, bà Nguyệt và hình tượng cá chép hóa rồng. Ở giữa đỉnh mái chính là trang trí hình tượng lưỡng long tranh châu.

Tông màu tường chủ đạo là màu vàng đan xen là màu gỗ nâu đậm của cánh cửa nhìn rất hài hòa. Phía trước chính là 6 câu đối màu chữ đen viết trên nền đỏ bằng tiếng Hán. Trước cửa chính có trấn yểm 1 tấm bùa.

 

 

Kiến trúc bên trong chính đình

Bên trong điện thờ chính được chia nhỏ thành những bàn thờ Nghi Trung, Nghi Hạ. Với bàn thờ Nghi Thượng được đặt ngay bên gian nhà nhỏ cạnh chính đình.

Việc bài trí những bàn thờ ở trong đình đa dạng, phong phú và thể hiện rõ văn hóa và hé mở tính phóng khoáng, khơi gợi lòng bao dung đón nhận mọi tinh hoa theo thời gian và không gian.

Bên cạnh thờ những vị thần linh, thần hoàng làng hay những vị tiền hiền có công mở đất. Đình Bình Thủy còn lập thêm những bàn thờ khác để thờ cúng các vị anh hùng có công giữ nước như: Nguyễn Huệ, Võ Huy Tập, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Trãi, Đinh Công Trứ, Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu...Và sau ngày giải phóng đất nước 30/4/1975, đình còn lập thêm bàn thờ tưởng nhớ chủ tịch Hồ Chí Minh.

 

 

 

Nếu có dịp về với Cần Thơ, bạn hãy dành một chút thời gian ghé thăm đình Bình Thủy nhé. Đến đây, bạn sẽ được chìm đắm trong kiến trúc độc đáo của ngôi đình với không gian thoáng đãng, mát lành mà sông Hậu mang đến.

 

Nguyễn Chiên (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

Có thể bạn muốn xem