Đến Dinh Vạn Thủy Tú chiêm ngưỡng bộ xương cá ông lớn nhất Đông Nam Á

Dinh Vạn Thủy Tú được đánh giá là dinh vạn cổ và lớn nhất của nghề biển Bình Thuận. Nơi đây hiện đang lưu giữ bộ xương cá ông có kích thước lớn nhất khu vực Đông Nam Á.  Giới thiệu về Dinh Vạn Thủy Tú Dinh Vạn Thủy Tú án ngữ trên tuyến đường Ngư Ông, thuộc P. Đức Thắng, TP. Phan Thiết. Để tới đây, du khách có thể đi từ siêu thị Co.opmart đến hết cầu Trần Hưng Đạo sẽ có một tấm bảng hướng dẫm. Rẽ vào đường Ngư Ông và đi tiếp 500m nữa là đến được cổng vào vạn.  Dinh Vạn Thủy Tú Bình Thuận Khi đến đây, bạn không chỉ được ngắm nhìn

Dinh Vạn Thủy Tú được đánh giá là dinh vạn cổ và lớn nhất của nghề biển Bình Thuận. Nơi đây hiện đang lưu giữ bộ xương cá ông có kích thước lớn nhất khu vực Đông Nam Á. 

Giới thiệu về Dinh Vạn Thủy Tú

Dinh Vạn Thủy Tú án ngữ trên tuyến đường Ngư Ông, thuộc P. Đức Thắng, TP. Phan Thiết. Để tới đây, du khách có thể đi từ siêu thị Co.opmart đến hết cầu Trần Hưng Đạo sẽ có một tấm bảng hướng dẫm. Rẽ vào đường Ngư Ông và đi tiếp 500m nữa là đến được cổng vào vạn. 

Dinh Vạn Thủy Tú Bình Thuận

Khi đến đây, bạn không chỉ được ngắm nhìn vẻ đẹp cổ kính hàng trăm năm mà còn được tìm hiểu về những tín ngưỡng, phong tục tập quán của các ngư dân làng chài ở đây. 

Du khách đến tham quan vạn   

Lịch sử hình thành Dinh Vạn Thủy Tú

Theo sử sách ghi lại, Dinh Vạn Thủy Tú được ngư dân trong làng Thủy Tú xây dựng năm 1762 để thờ Cá Ông. Khi vừa xây dựng, vạn chỉ là một gian nhà gỗ, mái lợp bằng lá. Sau đó được tôn tạo lại hoàn chỉnh hơn bằng mái lóp gói, tường gạch với diện tích là 500 m2. 

Dinh Vạn Thủy Tú có tổng diện tích là 500 m2

Mặc dù trải qua thời gian khá dài nhưng nơi đây hiện vẫn giữ nguyên hầu như nguyên vẹn nét đẹp từ thuở ban sơ. Vạn có phong cách thiết kế, bài trí, thờ phượng gần giống với các ngôi đình. Do vậy nhiều người còn lầm tưởng và gọi đây là Đình Vạn Thủy Tú. Năm 1996, Dinh Vạn Thủy Tú đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia. Từ lúc xây dựng đến nay, vạn chứa một số lượng lớn khoảng 600 bộ xướng cá voi cùng nhiều loài khác có cùng họ. Khoảng một nửa trong số đó có lịch sử lên tới 100 - 150 năm. Những bộ xương to sẽ được ngư dân mang đi thờ cúng một cách tôn nghiêm. 

Khu vực thờ trong vạn 

Ngoài ra ở vạn còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa Hán - Nôm liên quan mật thiết đến nghề biển. Điều đó được thể hiện trong tượng thờ, khám thờ, liễn đối và văn khắc ở đại hồng chung. 

Không những vậy, Dinh Vạn Thủy Tú còn được công nhận là di tích cổ có lần sắc phong của những vị vua triều Nguyễn lớn. Trong chiến tranh phong kiến, các vị tướng lĩnh triều Nguyễn đã nhiều lần được cá voi cứu sống trên biển. Hiện vạn đang lưu giữ khoảng 24 sắc phong của những đời vua: Tự Đức, Thiệu Trị, Duy Tân, Đồng Khánh, Khải Định, Duy Tân. Trong đó, vua Thiệu Trị đã ban tặng đến 10 sắc thân, đây là điều hiếm thấy so với những di tích khác ở Việt Nam. 

Dinh Vạn Thủy Tú đã được sắc phong 24 lần   

Kiến trúc độc đáo ở dinh Vạn Thủy Tú

Dinh Vạn Thủy Tú Bình Thuận có lối thiết kế kiểu "tứ trụ", điều đó được thể hiện ở những kèo, vì, cột đều bắt đầu từ đỉnh của tứ trụ. Trong vạn được sử dụng những loại gỗ tốt được lắp ghép cẩn thận và chạm khắc rất tinh tế. 

Khuôn viên bên ngoài Vạn Thủy Tú

Nơi đây có khuôn viên rất rộng lớn với phong cách cổ xưa. Điểm nhấn trong khuôn viên chính là Ngọc Lân Thánh địa. Đây là nơi có diện tích lớn nhất trong khuôn viên và dùng để mai táng cá Ông mỗi khi Ông dạt từ biển vào. 

Không gian ngoài Vạn

Kiến trúc bên trong Dinh Vạn Thủy Tú

Từ bên ngoài bước vào trong, ở chính giữa vạn là nơi để thờ cùng Nam Hải cự tộc Ngọc lân Tôn thần (ông Nam Hải). Bên trái thờ Thủy long Thánh phi nương nương Tôn thần (nữ thần nước). Bên phải thờ Hy hoàng Thái hiệu Tiên sư Tôn thần (ông tổ nghe nông ngư nghiệp). Khu vực phía sau là điểm thờ những người có công trong việc khai phá, dựng làng, lập vạn. Ngoài ra ở cạnh chính điện lập một miếu thờ đức Quan Thánh. 

Du khách vào tham quan trong Vạn 

Bàn thờ Hy hoàng Thái hiệu Tiên sư Tôn thần

Chiêm ngưỡng bộ xương Cá Ông lớn cả nhất Đông Nam Á

Dinh Vạn Thủy Tú không chỉ là một vạn lớn, cổ nhất ở Bình Thuận mà nơi đây còn được biết đến nhiều do có bộ xương Cá Ông lớn nhất Đông Nam Á. Truyền thuyết dân gian kể lại rằng, sau khi được xây xong, Dinh Vạn có 1 Cá Ông rất to trôi dạt vào bờ biển ở ngay phía trước Dinh. Các ngư dân trong vùng đã được huy động lại với nhau mới có thể đưa Ông vào vạn để mai táng. 

(Ảnh: mamaira_meteor)

Bộ xương Cá Ông được bảo tồn gần như còn nguyên vẹn với cân nặng 65 tấn, dài 22m và được nhận định chính là loài cá voi lưng xám. Hiện bộ xương này đã có niên sử lên tới 100 năm. 

Bộ xương nặng 65 tấn, dài 22m 

Tìm hiểu về tục thờ cá Voi

Tới Dinh Vạn Thủy Tú Bình Thuận, du khách còn có dịp được tìm hiểu về tục thờ Cá Ông cùng các lễ hội, lễ nghi gắn liền với tín ngưỡng ngư nghiệp như: lễ tượng ngọc cốt Cá Ông đưa vào vạn thờ phụng (cá Ông nhỏ là sau 24 tháng, cá Ông lớn là 36 tháng); lễ mai táng xác Cá Ông khi bị lụy dạt vào biển trước vạn; lễ tế xuân diễn ra ngày 20 - 12/2; lễ hội cầu ngư đầu mùa diễn ra vào ngày 20 - 21/4; lễ hội Cầu ngư diễn ra từ ngày 19 - 22/6; lễ hội Cầu ngư mãn mừa vụ cá Nam diễn ra từ ngày 20 - 21/8 Âm lịch. 

Các lễ hội, lễ nghi này đã nhanh chóng trở thành ngày hội chung của nghề biển Phan Thiết có sức hút lớn đối với đông đảo ngư dân. Đây cũng là dịp để thể hiện sự thành kính của người dân đối với vị thần Nam Hải và mong muốn ông luôn phù hộ, độ trì cho việc đánh bắt thủy hải sản luôn gặp may mắn, bình an, cá tôm đầy ghe. 

Lễ hội ở Dinh Vạn Thủy Tú 

Dinh Vạn Thủy Tú không chỉ là một nơi để thờ tự thủy tổ nghề đánh bắt cá mà còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị liên quan đến lịch sử, phát triển của cư dân nghề cá. Nếu bạn có dịp tới Phan Thiết, Bình Thuận thì hãy tới đây để có thể tận mắt ngắm nhìn bộ xương Cá Ông có kích thước lớn nhất Đông Nam Á.

Thu Mơ (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

Có thể bạn muốn xem