Chùa Mía làng cổ Đường Lâm | Địa điểm du lịch tâm linh gần Hà Nội

Chùa Mía làng cổ Đường Lâm | Địa điểm du lịch tâm linh gần Hà Nội Chùa Mía thuộc làng cổ Đường Lâm là điểm du lịch tâm linh sở hữu những pho tượng cổ đẹp nhất Việt Nam được hàng ngàn du khách ghé thăm mỗi năm. Bài viết này sẽ là những kinh nghiệm bổ ích bạn nên biết để có một chuyến đi suôn sẻ nhất. Giới thiệu chùa Mía Sơn Tây Hà Nội Chùa Mía là nơi hội tụ quần thể di tích đền chùa, miếu mạo được xây dựng từ lâu đời. Đây là vùng đất vẫn giữ được nét truyền thống với lối kiến trúc cổ xưa độc đáo. Chùa Mía còn có tên hiệu là Sùng Nghiêm Tự. Tuy nhiên, cái tên chùa Mía được người dân và du khách biết đến nhiều nhất. Tương truyền từ thuở xa xưa người dân nơi đây mến mộ uy đức của cung phi đã đứng ra tôn tạo lại chùa nên...

Chùa Mía thuộc làng cổ Đường Lâm là điểm du lịch tâm linh sở hữu những pho tượng cổ đẹp nhất Việt Nam được hàng ngàn du khách ghé thăm mỗi năm. Bài viết này sẽ là những kinh nghiệm bổ ích bạn nên biết để có một chuyến đi suôn sẻ nhất.

chùa mía

Giới thiệu chùa Mía Sơn Tây Hà Nội

Chùa Mía là nơi hội tụ quần thể di tích đền chùa, miếu mạo được xây dựng từ lâu đời. Đây là vùng đất vẫn giữ được nét truyền thống với lối kiến trúc cổ xưa độc đáo. Chùa Mía còn có tên hiệu là Sùng Nghiêm Tự.

Tuy nhiên, cái tên chùa Mía được người dân và du khách biết đến nhiều nhất. Tương truyền từ thuở xa xưa người dân nơi đây mến mộ uy đức của cung phi đã đứng ra tôn tạo lại chùa nên tạc tượng bà đem thờ trong chùa và tôn sùng bà thành Bà Chúa Mía. Cho đến ngày nay, chùa được tu bổ rất nhiều lần nhưng nhìn chung kiến trúc và quy mô vẫn giữ nguyên vẹn như trước. Con đường đi vào chùa Mía đã được xây đắp đẹp và sạch hơn.

Kiến trúc chùa Mía

Kiến trúc chùa Mía ở làng cổ Đường Lâm gồm các tòa tam quan; thượng điện; chính điện; nhà tổ và hành lang nối kề nhau theo mô phỏng hình chữ Mục. Bước đến cổng Tam quan phía bên phải du khách sẽ thấy cây đa to cổ kính; rễ cây rắn chắc; thân cây vòng tay mấy người ôm mới xuể.

Đối đỉnh với ngọn cây đa già là tòa bảo tháp Liên hoa được xây dựng để thờ Xá lợi Phật. Vào bên trong là nội điện cấu trúc gồm tiền đường, bảo điện, đại hùng, thượng điện uy nghi, bề thế. Tượng Phật trong chùa Mía không chỉ có số lượng mà còn phong phú cả về hình dáng. 287 pho tượng trong chùa là 287 gương mặt; dáng vẻ hoàn toàn khác nhau và được bài trí thành cụm rất hợp lý.

Tượng phật chùa Mía

Đẹp nhất ở đây phải kể đến tượng Tuyết Sơn, Bá Đại Hòa Thượng, bà Chúa Mía hay Tượng Quan Âm Nam Hải. Một nửa số tượng trong chùa được tạc bằng gỗ mít và sơn son thếp vàng bên ngoài. Riêng tượng bà Chúa Mía tạc bằng gỗ mít và đặt trong khám gỗ sát Tam bảo điện.

Chùa Mía ở đâu?

Chùa Mía có lịch sử từ rất lâu đời hư hỏng khá nặng trước khi được các thiện nam, tín nữ tôn tạo lại. Hiện nay, chùa là danh lam thắng cảnh nổi tiếng thuộc xứ Đoài cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 45km đi về phía Tây. Chùa tọa lạc thanh tịnh trên ngọn đồi giữa làng Đồng Sàng thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, HN.

Chùa Mía với kiến trúc cổ xưa yên bình giữa thiên nhiên

Đường đi chùa Mía như thế nào?

Để tới chùa Mía làng cổ Đường Lâm phương tiện tiết kiệm, đơn giản nhất du khách có thể sử dụng là xe buýt. Từ bến Mỹ Đình đến bến xe Sơn Tây đi xe 71, bến xe Kim Mã đi xe buýt 70 và bến xe Hà Đông đi xe 77. Ngoài ra, đây cũng là một trong những điểm du lịch gần Hà Nội vừa rẻ vừa vui du khách có thể đi xe máy vì quãng đường không quá xa và khá dễ nhớ.

Những lưu ý khi đi lễ chùa

Bạn nên tham khảo cách sắm lễ đi chùa và lưu ý kiêng kỵ từ những người đi trước, đặc biệt là những du khách lần đầu đến chốn linh thiêng càng nên chú ý. Một số vật phẩm không thể thiếu khi đi lễ chùa như nhang trầm tỏ thành kính hay các loại bánh kẹo phù hợp dâng lễ khi đến chùa.

Trước tiên, bạn nên đặt lễ và thắp nhang ở chánh điện trước khi đi các nơi thờ cúng khác trong chùa. Vào cuối buổi lễ trước khi về bạn có thể trò chuyện với các sư thầy hoặc làm công đức, cúng dường. Trang phục khi đến chùa cần nghiêm trang, kín đáo đúng thuần phong mỹ tục.

Lễ hội chùa Mía là vào thời điểm nào trong năm?

Nên đến tham quan chùa Mía làng cổ Đường Lâm vào thời điểm nào trong năm? Du khách có thể đến vãn cảnh chùa vào tất cả các mùa trong năm vì mỗi thời điểm cảnh sắc nơi đây lại có một vẻ đẹp rất riêng cho du khách thưởng ngoạn. Tuy vậy, thời điểm lý tưởng nhất với nhiều lễ hội là khoảng những tháng đầu năm.

Thời điểm đầu năm thích hợp đi lễ chùa

Các khu tham quan khác gần chùa Mía

Đến chùa Mía, nhất định bạn không nên bỏ qua các điểm tham quan đặc biệt trong làng cổ Đường Lâm phải kể đến như:

Giếng cổ Đường Lâm

Được xây dựng từ đá ong và vữa từ rất lâu đời và hiện nay đã được tu sửa lại bằng xi măng. Nơi đây thời xưa là điểm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của cả làng.

Đền thờ Phùng Hưng

Đền thờ Phùng Hưng tại Đường Lâm có quy mô lớn nhất. Nơi đây có quần thể kiến trúc cung đình với hoa văn, linh vật đặc sắc.

Đền thờ Ngô Quyền

Đền thờ rộng rãi nằm giữa cánh đồng lúa bát ngát có không khí trong lành và mát mẻ. Nơi đây nằm trên ngọn đồi cao được mệnh danh là vị trí đẹp nhất của ấp Đường Lâm thuở xưa.

Các ngôi nhà cổ

Nhà của ông Hà Nguyên Huyến, nhà của chị Dương Lan, nhà ông Nguyễn Văn Hùng là ba ngôi nhà cổ được nhiều du khách lui tới.

Đình làng Mông Phụ

Đình làng mang đậm dấu ấn kiến trúc Việt cổ xưa mô phỏng kiến trúc kiểu nhà sàn. Sự kỳ diệu giữa thiết kế và địa thế ngôi đình là điểm nổi bật của di tích này.

Đặc sản trong làng cổ Đường Lâm

Đến chùa Mía làng cổ Đường Lâm du khách chắc chắn không thể nào quên thưởng thức những món ăn ngon khó cưỡng nơi đây. Một số món đặc sản nhất định phải kể đến như gà mía; bánh tẻ hay món ăn dân dã chè lam; kẹo dồi rất được lòng du khách. Trong đó, gà mía là món đặc sản tiến Vua xưa được coi như một sản vật quý tượng trưng cho sự sung túc, đủ đầy của các gia đình.

Món ăn này thời xưa được liệt vào danh sách món ăn cung đình và thời nay thường xuất hiện trong các mâm cơm ngày Tết hay hội làng, lễ lạt. Gà có vị ngọt, thơm đậm đà với phần da rất giòn, mỡ vàng ươm thường giới thiệu trong các bữa ăn trưa cho những du khách lần đầu đến với làng cổ.

Bánh chè lam Hà Nội

Các ngôi nhà cổ Đường Lâm với những dấu tích xưa còn mãi

Có nên đi viếng chùa Mía Sơn Tây?

Chùa Mía làng cổ Đường Lâm là ngôi chùa linh thiêng được nhiều du khách lui tới trong nhiều năm gần đây. Chùa Mía không đông đúc khách viếng thăm như chùa Hương hay chùa Tây Phương nhưng hiện nay cũng là một điểm đến thú vị cho du khách vãn cảnh và lễ chùa vào dịp đầu năm.

Không gian yên tĩnh, thoáng đãng nằm giữa phong cảnh thiên nhiên rộng lớn nơi đây rất thích hợp cho những du khách đang tìm chốn an yên tránh xa thế tục. Ngoài ra, du khách có thể ghé qua chợ Mía ngay gần chùa để thưởng thức những sản vật đa dạng, phong phú của địa phương. Nơi đây bày bán rất nhiều thức quà quê du khách có thể mua về làm quà như bánh tẻ, kẹo bột, chè lam, tương nếp.

Trên đây là những review chi tiết nhất về chuyến tham quan chùa Mía làng cổ Đường Lâm. Hi vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn có một chuyến du lịch vui vẻ và suôn sẻ nhất có thể.

Có thể bạn muốn xem