Chùa Ba Vàng | Địa điểm du lịch tâm linh siêu đẹp tại Quảng Ninh

Chùa Ba Vàng | Địa điểm du lịch tâm linh siêu đẹp tại Quảng Ninh Chùa Ba Vàng nên đi vào thời gian nào là hợp lý? Sắm lễ đi chùa Ba Vàng gồm có những gì? Xem ngay bài viết dưới đây để biết những thông tin hữu ích cho chuyến du lịch hành hương sắp tới của bạn nhé! Chùa Ba Vàng ở đâu Chùa Ba Vàng hay còn được biết đến với tên gọi Bảo Quang Tự chính là một ngôi chùa nổi tiếng  của Quảng Ninh được xây dựng vào năm 1676 tức năm Ất Dậu. Chùa Ba Vàng nằm trên trục đường Quang Trung của thành phố Uông Bí. Tọa lạc tại vùng đất linh thiêng ở phía Tây thành phố Uông Bí, ở độ cao 340m trên núi Thành Đẳng, chùa Ba Vàng chính là một địa điểm du lịch tâm linh thu hút số lượng lớn du khách hành hương bái Phật. Sau Tết, chùa Ba Vàng là...

Chùa Ba Vàng nên đi vào thời gian nào là hợp lý? Sắm lễ đi chùa Ba Vàng gồm có những gì? Xem ngay bài viết dưới đây để biết những thông tin hữu ích cho chuyến du lịch hành hương sắp tới của bạn nhé!

Chùa Ba Vàng ở đâu

Chùa Ba Vàng hay còn được biết đến với tên gọi Bảo Quang Tự chính là một ngôi chùa nổi tiếng  của Quảng Ninh được xây dựng vào năm 1676 tức năm Ất Dậu. Chùa Ba Vàng nằm trên trục đường Quang Trung của thành phố Uông Bí. Tọa lạc tại vùng đất linh thiêng ở phía Tây thành phố Uông Bí, ở độ cao 340m trên núi Thành Đẳng, chùa Ba Vàng chính là một địa điểm du lịch tâm linh thu hút số lượng lớn du khách hành hương bái Phật.

Sau Tết, chùa Ba Vàng là một gợi ý hay để gia đình bạn vừa có thể tham quan cảnh đẹp; vừa có thể thư thái tâm hồn cầu mong một năm may mắn, bình an.

Nên đến chùa Ba Vàng vào thời gian nào

Chùa Ba Vàng nên đi vào thời gian nào là thích hợp nhất? Câu hỏi này có lẽ chính là vấn đề thắc mắc của số đông du khách. Vốn là điểm đến của du lịch tâm linh vô cùng nổi tiếng. Vào bất kỳ thời gian nào trong năm, bạn cũng có thể đến đây để tham quan, thắp hương bái Phật.

Mỗi năm, chùa Ba Vàng thường tổ chức 2 lễ hội lớn: một là dịp khai hội đầu năm diễn ra vào ngày 8 tháng Giêng âm lịch. Lễ hội còn lại là Lễ hội hoa cúc được diễn ra vào ngày 9/9 âm lịch (ngày tết Trùng Dương, một ngày tết có từ xa xưa của người Việt). Thời điểm tổ chức 2 lễ hội này cũng chính là thời điểm đông vui nhất ở đây. Nếu các bạn muốn đi lễ và trải nghiệm không khí lễ hội thì nên đến chùa vào những thời điểm trên. Còn với những ai không muốn đông đúc, tĩnh lặng thì có thể đến chùa vào những khoảng thời gian khác trong năm.

Lễ hội hoa cúc ở chùa Ba Vàng thu hút đông đảo du khách thập phương

Địa điểm tham quan

Giống như những ngôi chùa Bắc Bộ khác, chùa Ba Vàng có kiến trúc gồm 3 gian bái đường và một gian hậu cung với các ban thờ Phật, ban thờ Mẫu và ban thờ Đức Ông. Được trùng tu tôn tạo lại, ngày nay ngôi chùa này nổi tiếng là ngôi chùa có quần thể kiến trúc nguy nga, tráng lệ với chính điện lớn nhất Việt Nam.

Thiết kế kiến trúc

Đi lễ chùa du khách sẽ được tham quan hệ thống tượng pháp có thiết kế độc đáo, lạ mắt nổi bật với chiều cao trên 2m. Trong số những bức tượng tại chùa Ba Vàng, nổi tiếng nhất chính là tượng Phật A Di Đà, tượng pháp gỗ lớn nhất miền Bắc.

toàn cảnh chùa Ba Vàng

Một địa điểm tham quan mà du khách không thể bỏ qua đó là giếng cổ lâu đời không bao giờ cạn nước. Người đời lưu truyền lại rằng, nước giếng cổ này vô cùng quý. Nếu ai uống được nước từ giếng thì sẽ luôn khỏe mạnh và chữa khỏi được bách bệnh. Vì lý do này, các Phật tử, du khách khi tới nơi đây chia sẻ lại đó là nhất định phải uống nước lấy lên từ giếng. Khu giảng đạo của chùa, trai phòng, thư viện hay lầu chuông, hòn non bộ sau cổng tam quan cũng là những địa điểm thú vị mà du khách nên ghé tham quan khi tới đây.

chính điện chùa ba vàng

Chính điện lớn nhất Việt Nam của chùa Ba Vàng

Sắm lễ như thế nào?

Nhiều du khách thắc mắc đi chùa ngày đầu năm cần chuẩn bị gì, mặc trang phục nào, hành lễ ra sao? Đầu tiên, bạn cần phải chú ý sửa soạn sắm lễ cẩn thận vì nếu sắm lễ không đúng thì sẽ ảnh hưởng lớn tới việc thắp hương bái Phật. Sắm lễ đi chùa cũng có một số quy định mà Phật tử cần biết và tuân thủ theo.

sắm lễ chùa ba vàng


Sắm sửa lễ chay đi chùa Ba Vàng

Những quy định mà người hành lễ nhất định phải biết

  1. Khi đến dâng hương ở chùa thì chỉ sắm lễ chay (hương, hoa tươi, trái cây, oản phẩm, xôi chè), không sắm lễ mặn (trâu, dê, lợn, gà, giò, chả,…).
  2. Khi sắm lễ, bạn sắm tiền âm phủ hay vàng mã để lễ Phật tại chùa. Nếu có sắm sửa lễ này thì người hành lễ chỉ đặt ở ban thờ thánh Mẫu, Đức Ông chứ tuyệt đối không đặt ở ban thờ Phật, Bồ Tát. Không riêng gì tiền âm phủ, ngay cả tiền thật thì Phật tử chỉ nên đặt ở hòm công đức của chùa.
  3. Một lưu ý nữa là khi mua hoa tươi lễ Phật thì người hành lễ nên chọn hoa sen, hoa huệ hay hoa mẫu đơn…. Những loại hoa tạp hay hoa dại thì không nên chọn để dâng lễ. Trước ngày đi dâng hương bái Phật thì nên ăn chay, kiêng giới và năng làm việc thiện. Khi đi chùa nên chọn trang phục lịch sự, kín đáo, tuyệt đối không mặc áo ngắn, váy ngắn làm ảnh hưởng sự tôn nghiêm nơi cảnh chùa.
  4. Những đồ lễ bạn có thể dễ dàng chuẩn bị trước ở nhà để tránh tình trạng mua phải giá đắt khi mua ngay tại chùa.
  5. Nên tìm hiểu kỹ lưỡng và hỏi giá cả những dịch vụ ở chùa để tránh bị chặt chém. Với những du khách đi tự túc và lần đầu đi lễ thì điều này càng cần phải đặc biệt chú ý.

Chi phí khi đến chùa Ba Vàng

Chi phí sẽ bao gồm chi phí đi lại, ăn uống, sắm lễ, mua quà, thuê phòng (nếu bạn dự định đi 2 hay 3 ngày). Tùy theo kế hoạch, mục đích tham quan mà chi phí cũng sẽ khác nhau.

chùa ba vàng

Tour hành hương đi chùa Ba Vàng

Trên đây là những chia sẻ về những thông tin về chùa Ba Vàng cũng như việc sắm lễ đi chùa Ba Vàng thế nào cho đúng. Hy vọng qua bài viết này, du khách đã có thêm cho mình những thông tin hữu ích để có chuyến du lịch tâm linh ý nghĩa đầu Xuân.

Có thể bạn muốn xem