Chỗ ngồi nào an toàn nhất và làm sao để tăng cơ hội sống sót trên máy bay?

Vị trí cuối máy bay là an toàn nhất? Alison Duquette, phát ngôn viên của Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) cho biết: "Mỗi sự cố hoặc vụ tai nạn đều có tính độc nhất. Nó có thể là sự giảm độ cao đột ngột, hạ cánh dưới nước hoặc va chạm đường băng. Vì thế, hhông có chỗ nào là an toàn nhất". Không có chồ ngồi nào thật sự an toàn trên máy bay? Ngoài ra, Ủy ban an toàn giao thông quốc gia Mỹ (NTSB) cũng chưa có số liệu thông kê cũng như chưa từng thực hiện nghiên cứu nào về chỗ ngồi an toàn nhất. Tuy nhiên, theo khảo sát của một số cơ

Vị trí cuối máy bay là an toàn nhất?

Alison Duquette, phát ngôn viên của Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) cho biết: "Mỗi sự cố hoặc vụ tai nạn đều có tính độc nhất. Nó có thể là sự giảm độ cao đột ngột, hạ cánh dưới nước hoặc va chạm đường băng. Vì thế, hhông có chỗ nào là an toàn nhất".

Không có chồ ngồi nào thật sự an toàn trên máy bay?

Ngoài ra, Ủy ban an toàn giao thông quốc gia Mỹ (NTSB) cũng chưa có số liệu thông kê cũng như chưa từng thực hiện nghiên cứu nào về chỗ ngồi an toàn nhất.

Tuy nhiên, theo khảo sát của một số cơ quan thông tấn, trên máy bay thực sự có những ghế “vàng”.

Trong phim tài liệu "The Crash" của Channel 4 năm 2013, các nhà sản xuất gắn cảm biến và hình nộm lên máy bay Boeing 727. Sau đó, họ cho máy bay đâm xuống sa mạc Sonoran, Mexico.

Sau khi đâm xuống đất, mũi máy bay và 11 hàng ghế đầu tiên của hành khách (gồm hạng nhất, hạng thương gia hoặc phổ thông đặc biệt) bị hư hỏng hoàn toàn. Họ cũng đo được lực tác động lên tới 12G (một lực ảo dạng quán tính dùng để giải thích gia tốc tương đối của một vật khi đổi hướng hoặc tốc độ so với khi rơi tự do) ở phần này của máy bay, trong khi lực phía đuôi chỉ bằng một nửa.

Sau thử nghiệm, các chuyên gia kết luận rằng không hành khách nào ngồi ở 11 hàng đầu tiên có khả năng sống sót. Trái lại, những người ngồi ghế phổ thông phía sau có tỷ lệ thoát chết lên đến 78%. Vị trí càng ngồi cuối đuôi máy bay, cơ hội sống sót càng cao.

Năm 2015, Time cũng đã tiến hành một phân tích trong đó nghiên cứu dữ liệu trong 17 vụ tai nạn hàng không xảy ra từ năm 1985 trở lại đây của FAA và đưa ra kết luận rằng chỗ ngồi vị trí ngang cánh máy bay có tỷ lệ tử vong thấp nhất (32%) trong khi con số đó tại vị trí khác thì cao hơn hẳn, với 39% ở ghế ngồi ở đầu và 38% ở ghế ngồi cuối máy bay.

Thống kê của tạp chí Time về tỷ lệ tử vong đối với các vị trí trên khoang máy bay, trong đó cho thấy tỉ lệ thấp nhất là ở phần đuôi máy bay (đặc biệt là ở hành lang), sau đó đến phần thân giữa máy bay và phần đầu có tỷ lệ tử vong cao hơn cả. Ảnh: Time

Đáng lưu ý, ghế hành lang ở đuôi máy bay được coi là an toàn nhất, với tỷ lệ tử vong chỉ 28%. Trong khi đó, ghế ít an toàn nhất là ghế hành lang của phần giữa máy bay với tỷ lệ tử vong 44%.

Các nhà nghiên cứu của Time cũng nhấn mạnh rằng mỗi tai nạn cụ thể đều có những đặc điểm khác nhau, do đó con số trung bình trong khảo sát có thể không hoàn toàn chính xác.

Nhưng nhìn chung, đuôi máy bay nơi có ghế ngồi tốt hơn những vị trí khác trong trường hợp rủi ro.

Trong nhiều nghiên cứu khác, các tiếp viên hàng không cũng chỉ ra rằng vị trí cuối máy bay là nơi được họ phục vụ tốt hơn cả. Tại chỗ ngồi này, bạn có thể dễ dàng xin thêm rượu, đồ ăn nhẹ hơn các vị trí giữa hay đầu máy bay. 

Tuy nhiên, các hãng sản xuất máy bay lớn trên thế giới lại có khẳng định trái ngược. Họ cho biết chưa có bằng chứng xác thực để kết luận và "ghế ngồi nào cũng an toàn như nhau, chỉ cần bạn thắt đai an toàn".

Vậy, làm thế nào để sống sót trong tai nạn máy bay?

Không chỉ vị trí ghế ngồi, có rất nhiều yếu tố khác để tăng cơ hội sống sót nếu không may gặp tai nạn hàng không. Luôn luôn chú ý đến thiết bị đảm bảo an toàn, thắt đai an toàn khi cất/hạ cánh và khi được phi hành đoàn nhắc nhở khi máy bay đi qua những nơi có thời tiết xấu, nắm được vị trí cửa thoát hiểm gần nhất… là những điều cần làm để cứu sống bản thân.

Các nhà khoa học ở đại học Greenwich (Anh) đã nghiên cứu dựa vào khoảng 2.000 người may mắn sống sót trong 105 vụ tai nạn máy bay trên toàn thế giới và phát hiện ra 1/3 những người thiệt mạng do máy bay rơi (chủ yếu là do ngạt khói và cháy) đáng lẽ có thể sống sót nếu thực hiện đúng các chỉ dẫn đề phòng.

Luôn thắt đai an toàn khi cất/hạ cánh để đảm bảo an toàn

Sau vụ tai nạn Boeing 737 bị cháy trên đường băng tại sân bay Manchester (Anh) hồi năm 1985 khiến 55 người thiệt mạng, tất cả các máy bay phải trải qua cuộc thử nghiệm về sơ tán hành khách và phải bảo đảm rằng tất cả mọi người có thể thoát khỏi máy bay trong vòng 90 giây với một nửa số cửa thoát hiểm.

Mọi người thường nghĩ rằng, lửa là nguyên nhân chính gây chết người trong các tai nạn máy bay nhưng khói còn nghiêm trọng hơn rất nhiều. Chỉ cần hít phải khói trong giây lát cũng có thể khiến hành khách bị bất tỉnh và tử vong. Do đó, trong tình huống khẩn cấp, phải tìm mọi thứ có thể làm ướt để che mũi và miệng, như khăn mù xoa hoặc miếng vải lót ghế phía sau đầu. Nếu không có sẵn nước, thậm chí, hãy dùng nước tiểu để làm ướt chúng.

Một trong những việc tối kỵ khi các tai nạn máy bay xảy ra đó là cố gắng vơ lấy tất cả tư trang. Tuy nhiên, điều tối quan trọng là hãy từ bỏ tư trang, hành lý vì bạn sẽ không có đủ thời gian để lấy chúng. Việc mang theo tư trang sẽ làm bạn và người khác bị chậm khi thoát ra ngoài. Ngoài ra, cần để hai tay không phải vướng bận gì để có thể rảnh tay dỡ bỏ chướng ngại vật khi chạy hoặc che mũi và miệng tránh ngạt khói.

Đặc biệt, dựa vào các nghiên cứu thực tế, "Thời gian vàng" để thoát thân với hy vọng sống sót trong một vụ tai nạn máy bay thường chỉ kéo dài tối đa khoảng 2 phút. Do đó, điều đầu tiên là, cần phải lắng nghe chỉ dẫn của các tiếp viên và tiến tới cửa thoát hiểm một cách nhanh nhất, đồng thời thoát ra ngoài máy bay trong thời gian tối thiểu nhất.

Nhưng dù sao bạn cũng đừng nên quá lo lắng, bởi tỷ lệ một vụ máy bay rơi là cực cực hiếm, và hàng không vẫn là hình thức vận chuyển an toàn nhất.

(Triptoday tổng hợp)

Có thể bạn muốn xem